TU ES PETRUS (43): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (18.02-24.02.2013)
+ NHỮNG GƯƠNG MẶT CÓ KHẢ NĂNG KẾ NHIỆM ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI
1) Đức Hồng Y người Canada Marc Ouellet, pss., 68 tuổi, bảo thủ, Vị từng nói việc trở thành Giáo Hoàng là một cơn ác mộng. Nay được coi là ứng viên Bắc Mỹ. Ngài được xếp ngay sau ĐHY Turkson,Ghana,chủ tịch HĐ Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình(kế nhiệm ĐHY FX Nguyễn-văn-Thuận) và ĐHY TGM Manila Luis Antonio Tagle,54 tuổi,vừa được phong Hồng Y. Được giới truyền thông Canada gọi là “hồng y sắt” (iron Cardinal) vì những quan điểm bảo thủ cứng nhắc.Theo Gilles Routhier,khoa thần học đại học Laval,Quebec: Ngài có thể nới rộng rạn nứt giữa những người bảo thủ và cải cách. Sinh 08/07/1944 trong gia đình 8 anh chị em;thụ phong LM năm 1968.Được Đức Gioan-Phaolô II phong Hồng Y 21/10/2003. Đức Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục và là chủ tịch Uỷ ban Giáo hoàng về Nam Mỹ.Tiến sĩ Thần học Tín Lý. Là thành viên của : Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích – Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo – Thánh Bộ Giáo Sĩ – HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá – Uỷ Ban Giáo Hoàng Các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế – Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin [tư cách thành viên có nhiệm kỳ 5 năm.ND]. Ngày 05/01/2011 được bổ nhiệm làm thành viên HĐ giáo hoàng về Xúc Tiến Tân Phúc Âm Hoá. Ngày 29/11/2011, được bổ nhiệm làm thành viên Quốc Vụ Phủ. Ngày 06/04/2011, được bổ nhiệm làm thành viên HĐ Giáo hoàng về Văn Bản Luật. Ngày 07/03/2012,được bổ nhiệm làm thành viên Thánh bộ các Giáo Hội Đông phương.Nếu các hồng y muốn có một Đức tân Giáo Tông để tiếp nối, thì ĐHY Ouellet là một cố vấn đáng tin cậy và chính thống.
2) Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Vị đang giảng phòng Mùa Chay năm nay ở Vatican.John Allem của tờ NCR nhận định việc Ngài thực hiện các linh thao kéo dài cả tuần sẽ để lại ấn tượng cho các giáo phẩm Giáo Triều. Là chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá, ĐHY Ravasi là một học giả Kinh Thánh có những quan tâm trí tuệ sâu rộng. Sinh 18/10/1942 ở Ý,trong gia đình có 3 người con (Ngài là trưởng nam).Thụ phong LM ngày 28/06/1966. Được Đức Biển Đức phong Hồng Y ngày 20/11/2010.Được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá. Chủ tịch Uỷ ban giáo hoàng về Di Sản Văn Hoá Giáo Hội và Uỷ Ban Giáo Hoàng về Khảo Cổ Thánh.Ngày 11/12/2010,được bổ nhiệm làm thành viên Thánh Bộ Giáo Dục. Ngày 29/12/2011,được bổ nhiệm làm thành viên HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Tân Phúc Âm Hoá.
3) Đức Hồng Y Dolan chế diễu ý tưởng Ngài có thể là Vị Giáo Hoàng người Mỹ tiên khởi. Nói với các phóng viên sau thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính toà Thánh Patrick, ĐHY Dolan cười vui giải toả các phóng viên rằng một số người đã gọi Ngài là một người có khả năng làm Giáo Hoàng. Ngài nói :”Tôi muốn nói những người đó chỉ có từ những người hút cần sa”. Sinh 06/02/1950,con trưởng trong gia đình có 5 người con.Thụ phong LM ngày 19/06/1976.Nhận tước Đức Ông do Đức Gioan Phaolô II năm 1994.Ngày 19/06/2001,được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm GM phụ tá Gp St Louis.Ngày 25/06/2002, được bổ nhiệm làm TGM Gp Milkauwee (Wisconsin);Ngày 23/02/2009,được Đức Biển Đức XVI bổ nhiệm làm TGM New York. Ngày 18/02/ 2012, được phong hồng y. ngày 05/06/2011,được bổ nhiệm làm một trong những thành viên đầu tiên củc HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Tân Phúc Âm Hoá. Ngày 29/12/2011, được bổ nhiệm làm thành viên HĐ Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Ngày 11/04/2011, được bổ nhiệm làm thành viên Thánh Bộ Các Giáo Hội Đông phương. Hiện Ngài là Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ.
4) Đức Hồng Y Petre Turkson,người Ghana. Sinh 11/10/1948. Chủ tịch HĐ Giáo Hoàng Công Lý Hoà Bình.Được Đức Gioan Phaolô II phong hồng y năm 2003. Được coi là ứng viên số 1 ngôi Giáo Hoàng,kế nhiệm Đức Biển Đức XVI. Con thứ 4 trong gia đình 10 người con. Mẹ là tín đồ Tin Lành Hội Giám Lý,cha là Công giáo.Thụ phong LM ngày 20/07/1975. Tiến sĩ Kinh Thánh 1992. Thành viên của :Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Các Dân – Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Các Bí Tích – HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô Hữu – Uỷ Ban Giáo Hoàng về Di Sản Văn Hoá Giáo Hội – Uỷ Ban Giáo Hoàng về Các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế. Ngày 12/06/2012,được bổ nhiệm làm thành viên Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo. Ngày 16/10/ 2010, được bổ nhiệm làm thành viên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngài sử dụng thành thạo tiếng Anh,Pháp,Ý,Đức và Do Thái. Hiểu tiếng La tinh và Hy Lạp.
(*) Nếu Ngài được bầu làm Giáo Hoàng, chắn chắc hồ sơ phong Chân Phước cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn-Văn-Thuận sẽ được xúc tiến mau chóng,vì không chỉ kế nhiệm Cố hồng y FX Thuận, Ngài còn rất yêu mến và kính phục vị Hồng y người Việt Nam.
5) Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle,Phi Luật Tân. Sinh 21/06/1957. Được phong Hồng Y ngày 24/11/2012.Tiến sĩ thẩn học Thánh năm 1991.Thụ phong LM ngày 27/02/1982.Đức Gioan Phaolô bổ nhiệm Ngài làm thành viên Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế ( do ĐHY Joseph Ratzinger làm chủ tịch).Ngày 22/10/2001, được bổ nhiệm làm GM.Ngày 12/06/2012,được bổ nhiệm làm thành viên Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo.Ngày 31/01/2013,được bổ nhiệm làm thành viên HĐ Giáo Hoàng về Gia Đình và HĐ Gíao Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân và Lữ Hành. Hiện Ngài là Chủ tịch HĐGM Phi Luật Tân.
(*) Năm nay 56 tuổi, trẻ thứ nhì trong Cơ Mật Viện. Đó là thế mạnh và cũng là điểm yếu của ĐHY Tagle. Mới được phong hồng y 3 tháng, “kinh nghiệm” về Giáo Triều chưa có. Theo xu hướng chung, nhất là sau triều đại Giáo Hoàng Giaon-Phaolô II (kéo dài gần 3 thập kỷ – 1978 – 2005), các hồng y nói riêng và hàng giáo phẩm Công giáo nói chung “ngán” một triều đại Giáo Hoàng quá dài, NẾU bầu một Vị Giáo Tông quá trẻ.
6. Đức Hồng Y Angelo Scola. Sinh 07/11/1941.Trong gia đình có 2 con trai – anh ngài qua đời năm 1983.Triết gia và thần học gia. Được Đức Biển Đức bổ nhiệm làm Thượng phụ Milan ngày 28/06/2011. Làm thượng phụ Venice từ 2002. Được phong hồng y năm 2003. Tiến sĩ triết học năm 1967. Tiến sĩ thần học. Tu muộn. Thụ phong LM ngày 18/07/1970. Từ 1986 đến 1991,cố vấn Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.năm 1995, làm thành viên Thánh Bộ Giáo Sĩ. Năm 1996,làm thành viên HĐ Giáo Hoàng về Gia Đình. Ngày 17/01/2009, làm thành viên HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá. Ngày 05/01/2011,làm thành viên HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Tân Phúc Âm hoá. Ngài cũng là thành viên Thánh Bộ Phượng Tự. Ngày 07/03/2012, làm thành viên Thánh Bộ các Giáo Hội Đông phương. Ngày 21/04/2012, làm thành viên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
+ (CathNews 15/02) Cơ Mật Nghị có thể được tổ chức vào giữa tháng Ba.
Hãng tin Catholic News đưa tin: theo giám đốc văn phòng báo chí Toà Thán,Cha F. Lombardi, Cơ Mật Nghị để bầu tân Giám Mục Roma có thể khởi đầu giữa 15 và 19 tháng Ba.”Nếu mọi sự diễn ra bình thường,thì có thể hình dung Cơ Mật Nghị sẽ bắt đầu giữa các ngày 15 và 19 tháng Ba”. Giáo Phận Roma sẽ “trống ngai” vào 8 giờ tối ngày 28/02,khi sự từ nhiệm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có hiệu lực. Các luật chi phối các Cơ Mật Viện đã được tuyên bố năm 1996 trong Tông Hiến “Universi Dominici Gregis” của Đức Gioan Phaolô II và đã được Đức Thanh Cha Biển Đức XVI sửa đổi. Theo luật hện hành, Cơ Mật Viện không thể bắt đâu cho tới 15 ngày sau khi Chức Giáo Hoàng trống ngôi,để cho phép tất cả các Hồng Y có quyền bầu cử có đủ thời giờ để đến Roma. Các luận hiện hành cũng tuyên bố rằng Cơ Mật Nghị phải bắt đầu trong vòng 20 ngày kể từ ngày Giáo Hoàng từ nhiệm. Khoảng thời gian 15 – 20 ngày nầy tương ứng với Cơ Mật Nghị khởi đầu sớm nhất là ngày 15 và trễ nhất là ngày 20 tháng Ba. Vào ngày 28/02,ngày trống ngôi Giáo Hoàng, 117 Hồng y sẽ đủ tư cách để bầu Vị kế nhiệm cho Toà Thánh. Tất cả các Hồng Y dưới 80 tuổi sẽ về Roma để tham gia vào Cơ Mật Viện. Đa số các Hồng Y nầy – 67 trên tổng số 117 – đều do Đức Thánh Cha Biển Đức phong..
+ BỔ NHIỆM MỚI
– (VIS 15/02) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bổ nhiệm Chs Friedrich Bechins,FOS, làm phó thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo.
– (VIS 18/02) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bổ nhiệm ĐGM Aldo Cavalli làm Sứ Thần Toà Thánh ở Malta. Hiện Ngài làm sứ thần ở Colombia.
+ (VIS 15/02) Tân chủ tịch “IOR”
Văn phòng báo chí Toà Thánh ra thông cáo rằng Uỷ ban hồng y kiểm soát Viện các Công trình Tôn giáo (IOR) đã ổ nhiệm ngài Ernst von Freyberg làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Bốn thành viên khác tái lưu dụng :”Sự lựa chọn nầy là kết quả của một sự đánh giá sâu về tình hình và những kiểm tra sổ sách do Uỷy ban nầy thực hiện,có sự trợ giúp của các thành viên Hội đồng. Với sự giúp đỡ của một cơ quan quốc tế chuyên ngành,đã có thể định giá trong những tháng nầy nhiều gương mặt có phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức cao. Sau khi đã theo dõi tiến trình tuyển lựa, Đức Thánh Cha đã xác nhận đề nghị của Uỷ ban hồng y”.
(*) Là người Đức,sinh năm 1958,Ernst von Freyberg đã hoàn tất việc đào tạo luật đại học ở Munich,Bonn,Spire,Ulm và Stuttgart từ 1978 đến 1988. Sự nghiệp của ông diễn ra ở TCR Limited và Viện Nghiên cứu Ba Thành Phó. Là sáng lập viên năm 1991 của Daiwa Corporate Advisory (Văn phòng cố vấn liên hiệp Daiwa) và từ 2012 là chủ tịcg Tập Đoàn Blohm+ Voss. Là luật sư,ông tích cực hoạt động trong Hội Malta và đồng phụ trách các cuộc hành hương Lộ Đức của giáo phận Berlin. Ông là thành viên sáng lập từ 2009 của Quỹ Freyberg,nâng đỡ ba cơ sở Công giáo ở Pháp,Đức và Áo bằng những học bổng. Thành viên HĐ quản trị của Flossbach von Storch AG,một công ty quản trị vốn, ông còn là thành viên điều hành Manpower Đức.
+ (Zenit 15/02) Đức Biển-Đức XVI tiếp kiến tổng thống Rumani,Traian Basecu
Đức Biển Đức XVI đã tiếp kiến ngài Traian Basecu,tổng thồng nước Rumani hôm 15/02/2013 ở Vatican. Các trao đổi đã đặc biệt nêu bật vai trò của Giao Hội về sự hoà nhập của di dân Rumani. Ngài Traian Basecu cũng đã gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone và ĐGM Bộ trưởng ngoại giao Dominique Mamberti. Các cuộc trao đổi diễn ra trong bầu khí thân mật,đã nhấn mạnh đến các mối quan hệ tốt đẹp giữa Rumani và Toà Thánh. Hai bên đã nêu bật “sự cộng tác có lợi” của họ trên mức độ Châu Âu,vì sự bảo toàn những giá trị chung” và gợi lên một số viễn cảnh hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước Rumani “trong lãnh vực giáo dục”. Các thảo luận cũng nêu ra ‘sự cống hiến của Giáo hội Công giáo đối với sự hoà nhập của các cộng đồng rumani ở nước ngoài’.Cuối cùng là những vấn đề liên quan đến các cộng đoàn Công giáo ở Rumani. Theo thống kê của tổ chức Giúp đỡ Giáo Hội đang lầm than, thì Kitô hữu chiếm 98,5% trong dân số hơn 21 triệu người. Đa số là chính thống (86,2%),trong khi Công giáo chỉ có 5,6%.
+ (Zenit 15/02) UNESCO : Hội nghị chuyên đề về tư tưởng của Đức Gioan Phalô II
“ Con người chiếm một vị trí đặc biệt” trong tư tưởng của Đức Gioan-Phaolô II, vốn đưa ra “những chỉ dẫn chắc chắn để định hướng chúng ta,trong thời đại những biến động văn hoá sâu xa nầy”. Đó là đánh giá của ĐHY Stanislaw Rylko,chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Giáo dân và Quỹ Gioan Phaolo II. ĐHY Rylko giới thiệu hội nghị chuyên đề “Gioan Phhaolô II : một tư tưởng hiện nay cho con người”, giáo dục và văn hoá”, được tổ chư tại trụ sở UNESCO ở Paris, do Phái Bộ Quan Sát thường trực của Toà Thánh bên cạnh UNESCO và Quỹ Gioan Phaolô, dưới sự bảo trợ của UNESCO,ngày 13/02.2013. ĐHY Rylko hiện diện nhân danh Quỹ Gioan Phaolô II,bày tỏ “niềm vui lớn lao được tổ chức sụ kiện nây để làm cho tư tưởng của Vị Giáo Hoàng vĩ đai nầy ngày được biết đến hơn. ĐHY vui mừng rằng Hội nghị chuyên đề nầy “ đã gặp được một sự quan tâm từ một công chúng rộng rãi và chuyên môn như thế”, nhắc lại rằng Đức Gioan Phaolô II đã biểu lộ “một cách đặc biệt” sự quan tâm lớn lao của Người đối với văn hoá, trong bài diễn văn ở UESCO năm 1980 […]. Dứng trước những triệu chứng đáng lo ngại của cuộc khủng hoảng của nền văn hoá Phương Tây, Đức Gioan Phaolô II nói thêm : “Đức tin cho một cái nhìn sâu xa về con người mà văn hoá cần đến. Hơn thế nữa, chỉ có nó [đức tin] mới mag lại được cho văn hoá nền tảng tối hậu và triệt để. Trong đức tin Kitô giáo, văn hoá có thể tìm ths61y một lương thực và một nguồn cảm hứng quyết định”. F9HY kết luận :” Lời giáo huấn của Chân Phước Gioan Phaolô II về văn hoá thật dự là một cái mỏ không đáy trong đó người ta không ngửng đào sâu. Nó cho chúng ta khả năng tìm được ở đó những chỉ dẫn chắc chắn để định hướng chúng ta,trong thời đại bir61n động văn hoá sâu xa vốn làm nảy sinh – một đàng – rất nhiều hy vọng,nhưng mặt khác cũng làm phát sinh rất nhiều nỗi âu lo.[…] Trong số các thuyết trình viên,có ĐHY André Vingt-Trois,TGM Paris; Bà Irina Bokova,tổng giám đốc UNESCO; ĐGM Francesco Follo,quan sát viên thường trực cùa Toà Tha nh ở UNESCO; Cha Jozef Z. Kijas, OFM Viện Tu, thuộc Viện Công Giáo Paris; Bà Rossana Reguillo Cruz; Thomas Hong-Soon Han, Đại học Hankuk về các Nghiên Cứu Nươc Ngoài ở Seoul và Fabrice Hadjadj, giám đốc Viện Philntropos,Thuỵ Sĩ.
+ (CWN 15/02) ĐGM Sample ban hành thư mục vụ về Thánh Nhạc.
ĐGM Alexander Sample đã ban hành thư mục vụ về thánh nhạc trong đó ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của nhạc bình ca (Grêgôriêng), đàn ống và tiếng hát lễ thường và lễ trọng.”Dựa vào tất cả giáo huấn mạnh mẽ nầy từ các Giáo Hoàng, Công Đồng Vatican II và các GM Hoa Kỳ, làm thế nào mà lý tưởng nầy liên quan đến nhạc bình ca lại hông được thực hiện trong Giáo Hội? Chẳng những không được hưởng một vị trí cao quý trong phụng vụ thánh của Giáo Hội, người ta còn hiếm khi được nghe bình ca. Đó là một tình trạng cần [hải điều chỉnh lại. Nó sẽ đòi hỏi nỗ lực to lớn và bài dạy giáo lý nghiêm túc cho hàng giáo sĩ và giáo dân, nhưng nhạc bình ca phải được đưa vào rộng rãi hơn như một phần bình thường của Thánh Lễ”. Mỗi giáo xứ và điểm truyền giáo trong Giáo phận nên vận dụng hết khả năng để lập ra ít nhất một kho tài liệu nhạc bình ca tối thiểu để dân chúng hát tiếng La tinh. Thánh Lễ VIII (De Angelis) và XVIII (Deus Genitor alme) là phổ biến nhất và đễ tiếp cận nhất. Các giáo xứ có khả năng hơn thế được khuyr61n khích xây dựng một kho nhạc vượt qua cái tối thiểu nầy. [ ĐGM Sample – được tấn phong GM Gp Marquette,Mivhigan – ban hành thư nầy vào 12/02, tám ngày trước khi ngài được bổ nhiệm làm TGM Gp Portland, Oregon]
+ (CWN 16/02) Nghiên cứu cẩn thận phép lạ có thể dẫn tới việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II
Theo Anrea Tornielli của tờ La Stampa, Thánh bộ Phong Thánh đã yêu cầu các chuyên gia uỷ ban y khoa điều tra một phép lạ được báo cáo,vốn có thể dẫn tới việc tôn vinh hiển thánh cho Chân phước Gioan Phaolô II. Chứng cứ về phép lạ nầy được đệ trình lên Thánh Bộ Vatican đã nhiều tuần qua và nay đã được thông qua cùng với những người thẩm tra về y khoa. Nếu Thánh Bộ cuối cùng kết luận rằng việc chữa lành không thể giải thích được nầy là một phép lạ, có thể gán cho nhờ lời cầu bầu của Cố Giáo Hoàng, thì sẽ hoàn tất đòi hỏi để phong thánh cho Người.
+ ( APIC 16/02) GM Fellay không mong Roma lên án Vatican II
“Chúng tôi đã không thành công trong việc thống nhất với nhau”. GM Bernard Fellay nói bề việc nối lại quan hệ với của SSPX với Roma. Trả lời phỏng vấn trên mạn “Tin Tức Nước Pháp”,vị GM duy truyền thống nầy hé lộ “đã có một lúc nghĩ rằng với việc thoái nhiệm của Người, Đức Biển Đức XVI có lẽ là một cử chỉ cuối cùng đối với chúng tôi trong tư cách là Giáo Hoàng”. Vị môn đệ nầy vủa GM Lefebvre tuy vậy nhìn thấy điều đó khó có thể có được dường nào. “Hẳn phải chờ vi Giáo Hoàng sắp tới.Tôi cũng sẽ nói với các bạn và có thể làm các bạn ngạc nhiên, rằng còn có nhiều vấn đề quan trọng với Giáo Hội hơn là vấn đề SSPX và một cách nào đó, khi giải quyết chúng rồi,thì vấn đề SSPX sẽ được giải quyết”. GM Fellay cho biết “rất ý thức’ rằng khó lòng mà yêu cầu các thẩm quyền GH Công Giáo La Mã lên án “thánh lễ mới”. Thực tế, nếu những gì cần được sửa đổi đã được sửa đổi, thì sẽ đã là một bước lớn”. Ý thức rằng những yêu sách của mỉnh sẽ không được thoả mãn ngày một ngày hai, ông nghĩ rằng chúng sẽ dần dà được đáp ứng. Đối với GM Fellay, hành vi quan trọng nhất không thể chối cãi được của triều đại Giáo Hoàng Biển Đức XVI là “việc ban hành Tự Sắc Summorum Pontificum cho phép các LM trên khắp thế giới được tự do cử hành thánh lễ truyền thống. Phải nói là Người đã làm điều đó với lòng dũng cảm,vì đã có những chống đối”. Và GM Fellay kết luận rằng “điều đó về lâu về dài sẽ mang nhiều hoa trái tích cực”.
(*) Nhưng những thư của Uỷ Ban “Ecclesia Dei” đã gửi cho GM Fellay và SSPX đòi phải có câu trả lời dứt khoát muộn nhất vào ngày 22/02/2013. Tình thương và lòng kiên nhẫn của Đức Thánh Cha và của GH Công Giáo dường như bị lạm dụng quá đáng. Cái gì cũng có giới hạn.
+ (Radio Vatican 16/02) Đức Thánh Cha tiếp kiến tổng thống Guatemala
Sáng 16/02/2013,Đức Biển Đức XVI đã tiếp kiến tổng thống Guatemala,Otto Fernando Prez Molina,một trong những nguyên thủ quốc gia cuối cùng mà Người gặp với yư cách Giáo Hoàng.Người cuối cùng sẽ là tổng thống Ý Giorgio Napolitano vào thứ bảy 23/02/2013. Cuộc trao đổi riêng giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Guatemala kéo dài 25 phút. Tháp tùng tổng thống có gia đình ông và nhiều thành viên chính phủ. Ông đã gặp một Giáo Hoàng thanh thản,tươi cười và thư giãn đón tiếp khách với câu “Bienvenido presidente” trong sảnh Ngai Vàng Nhỏ. Đức Thánh Cha đã tuyên bố kế đó rằng Người theo dõi tình hình ở Guatemala và Người biết vấn nạn ma tuý nghiêm trọng trong quốc gia nầy,đồng thời hoan nghênh các nỗ lực của chính phủ để chiến đấu chống lại tai ương nầy. Sau cuộc hội kiến, gia đình tổng thống đã được giới thiệu với Đức Thánh Cha với 4 con từ 9 đến 15 tuổi,sau đó là số còn lại của phái đoàn. Trong các cuộc trao đổi quà truyền thống, ngài Perez Molina đã tặng Đức Thánh Cha một tượng Đức Trinh Nữ Mân Côi,bổn mạng Guatemala, bằng bạc và đồng, cùng một bộ sách về Tuần Thánh trong nước ông và bề các tục lệ dân gian,cuối cùng là một tràng chuỗi bằng đá xanh,một vật liệu được chế tác vào thời người Maya. Đưc Thánh Cha đã tặng một mề đay Triều đại Giáo Hoàng và một bức chạm Quảng trường Thánh Phêrô. Cá thành viên của phái đoàn được tặng những chuỗi hạt.
+ (EWTN 16/02) Nữ giáo dân người Tây Ban nha có thể được phong thánh
Một nữ giáo dân người Tây Ban nha sinh cách nay hơn một trăm năm có thể được phong thánh sau một cuộc điều tra để đề nghị phong chân phước được đệ trình ngày 15/02 tại Vatican. Pina Milana,giám đốc Viện Các Công Việc Đời Parroquiales Magdalena Aulina nói :” Bà quan trọng vì Bà là một phụ nữ,một nữ giáo dân và là một người đi tiên phong trong bậc giáo dân tận hiến”, người đã đi trước “lời kêu gọi nên thánh của Công Đồng Vatican II”. ĐHY Lluis Martinez Sistach Gp Barcelona khép tiến trình giáo phận cho án phong thánh Magdalena Aulina – khởi đầu cách nay 6 năm.vào ngày 03/11/2006 – vào ngày 09/02. Ngày 15/02,các tài liệu từ giai đoạn giáo phận được đệ trình Thánh Bộ phong thánh Vatican. Magdalena Aulina Saurina sinh năm 1897 tại Banolas,một tỉnh vùng Catalan phíc Bắc Tây Ban Nha,trong một gia đình có cha là người buôn bán len và than và mẹ là một người đạo đức. Khi lên 15,Ngài đọc tiểu sử Thánh Gemma Galgani,nổi tiếng vì noi gương cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và được nhận năm dấu thánh và được linh hứng theo cách Sống của thánh nhân. Năm 1916,Magdalena tổ chức một tháng dâng kính Đức Maria cùng với trẻ em ở Banolas. Ngài cảm thấy có ơn gọi tu trì,nhưng cũng muốn sống như Thánh Gemma,ở bộ đời. Năm 1921,ngài thấy có vấn đề ở tim và đàu và bệnh tình xấu đi hai năm sau đó. Ngài làm tuần cửu nhật cầu xin Thánh Gemma cầu bầu và đã được lành bệnh. Các bác sĩ nói việc lành bệnh nầy không thể giải thích. Sau đó Magdalena có những thị kiến của Vị Thánh đã thúc đẩy Ngài tôn sùng và xây một cái giếng ở Banolas dâng kính Vị Thánh nầy,khi ấy đã được phong Chân Phước. Ngài lập một hội ở Banolas năm 1922 phối hợp việc xúc tiến đời sống tu trì với giáo dục Kiyô giáo cho trẻ em. Ngài chuyển nhiệm vụ năm 1931 và khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục. Magdalena Aulina qua đời tại Barcelona ngày 15/05/1956.
+ (Fides 18/02) Thành lập Hội Đồng Các Giáo Hội
Các đại diện quan trọng nhất của các tuyên tín kitô giáo ở Ai Cập – Chính Thống Côp; Công Giáo; Chính Thống Hy Lạp; Anh Giáo và Phái Phúc Âm – họp nhau sáng hôm nay tại nhà thờ chính toà Chính thống Côp Thánh Mac-cô ở Cairo, để ký kết những quy chế của Hội Đồng Quốc Gia Các GH Kitô giáo. Đặc biệt có sự hiện diện của Thượng phụ Chính thống Côp Tawadros II; Thượng phụ Công giáo Côp,ĐGM Ibrahim Isaac Sidrak và Thượng phụ chính thống Hy Lạp ở Alexandria,Theodoros II. ĐGM Kiryllos William Công giáo Côp giải thích :” Tổ chức mới nầy nhằm cùng tiến bước trên con đường [phong trào] đại kết và bày tỏ một lập trường chung về những gì liên quan đến đối thoại và sống chung với những anh em ngoài Kitô giáo. Nó chắn chắn sẽ có cơ hội xúc tiến những sáng kiến chung về các bình diện xã hội và văn hoá”. Theo Ngài, HĐ mới nầy “sẽ không có dung mạo hoàn toàn chính trị và hẳn sẽ không thể thực hiện thẩm quyền cưỡng bách trong cuộc sống bên trong mỗi Giáo hội”. Nhưng không vì thế mà mất đi tầm quan trọng đối với tương lai củc các CĐ. Kitô giáo ở Ai Cập.
+ (Zenit 18/02) Ngày càng có nhiều người Châu Âu bảo vệ thai nhi
Con số các chữ ký trực tuyến nhận được trong khuôn khổ sáng kiến Châu Âu được nhiều người biết “một người trong chúng ta’ đã vượt quá mốc 70.000. Hữu thể mà người ta gọi tên ‘một người trong chúng ta’ là ai. Đó là phôi nhi,con người trong giai đoạn trước khi sinh,hữu thể bé nhỏ nhất trong các sinh linh. Sáng kiến nầy được phát động vào mùa xuân 2012 phải tập hợp 1 triệu chữ ký trước 01/11/2-13. Được dân biểu Âu Châu Carlo Casini,chủ tịch phong trào Ý vì Sự Sống đưa ra, nó đề ra mục tiêu làm cho Liên Minh Châu Âu ngừng tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho nạo phá thai và mọi thực hành khoa học hoặc kỹ thuật nhằm huỷ diệt các phôi thai người. Đức Biển Đức XVI đã bày tỏ sự ủng hộ của Người đối với sáng kiến nầy,nhất là vào ngày phát động chính thức,20/05/2012. Mới gần đây nữa, giờ đọc Kinh Truyền Tin ngày 03/02/2013, Ngày vì Sự Sống,Đức Thánh Cha đã tuyên bố ….Cha liên kết với các giám mục Ý,vốn trong thông điệp của các ngài, mời gọi đầu tư vào sự sống và gia đình, bao gồm cả như một câu đáp hữu hiệu cho cuộc khủng hoảng hiện tại. Cha chào mừng phong trào vì sự sống nầy và cầu chúc nó thành công, hầu Châu Âu luôn là chỗ mà mỗi sinh linh được bảo vệ trong phẩm giá của nó’.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?