TU ES PETRUS (45): TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
“Nếu cho tới bây giờ các bạn đã giữ khoảng cách với Người, thì hãy bước tới…Người sẽ mở rộng vòng tay đón các bạn. Nếu các bạn đã hững hờ lãnh đạm, thì hãy thử liều một lần đi. Các bạn sẽ không phải thất vọng đâu”. (Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong đêm Vọng Phục Sinh và với hàng ngàn người tụ họp tại Vatican ngày 30/03).
“Hãy để chúng ta được Lòng Chúa Xót Thương đổi mới. Hãy để cho Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Hãy để cho sức mạnh Tình Yêu của Người biến đổi cuộc sống chúng ta. Và hãy để chúng ta trở nên tác nhân của Lòng Chúa Xót Thương nầy, nên những kênh qua đó Thiên Chúa có thể tưới gội trái đất, bảo vệ mọi tạo vật và làm cho Công Lý và Hoà Bình triển nở”. (Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi dâng Thánh Lễ Phục Sinh 31/03)
TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
+ (CWN 28/03) Bằng chứng mới xác nhận niên đại của Khăn Liệm ở Turin
Những thí nghiệm mới được thực hiện tại Đại học Pađua đã xác nhận ằng Khăn Liệm ở Turin có niên đại thời Chúa Kitô. Giilio Fanti,giáo sư về đo lường cơ nhiệt,hợp tác với Saverio Gaeta,cho ra một cuốn sách mới, Il Misterio della Sindone (Mầu nhiệm Khăn Liệm),kể ra bằng chứng về những xét nghiệm mới,được thực hiện trên các thớ vải lấy từ Khăn Liệm. Những thí nghiệm gần đây nhất thêm vào toàn bộ chứng cứ cho thấy rằng Khăn Liệm nầy quả thật là tấm vải liệm của Chúa Giêsu Kitô. Một nhóm các nhà nghiên cứu, sau khi làm các xét nghiệm Các-bon 14, đã khẳnng định rằng tấm vải đã được sản xuất vào những thời xa xưa. Nhiều câu hỏi đã được nêu ra về tính chính xác của nghiên cứu các-bon 14 ấy,thì nay các xét nghiệm mới nầy cung cấp xác nhận riêng về một niên đại còn sớm hơn cả thời gian mong đợi.
+ (CWN 28/03) Trước Cơ Mật Nghị, Đức Thánh Cha thách thức Giáo Hội không được quá chú ý về mình
Theo ĐHY người Cuba, Jaime Ortega TGP Havana : Trong thời gian các cuộc họp chung trước khi bầu Người làm Giáo Hoàng, ĐHY Jorge Mario Bergoglio đã thách thức các hồng y đồng sự hãy nhìn ra bên ngoài hơn là sa đà vào việc quá chú tâm săn sóc vẻ đẹp chinh mình. ĐHY nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho Ngài một bản viết tay những nhận xét của Người và cho phép Ngài tiết lộ nội dung. Vị Giáo Hoàng tương lai nầy nói : ” Giáo Hội được kêu gọi ra khỏi chính mình và di chuyển hướng tới những khu vực bên ngoài,không chỉ xét về địa lý,mà cả về những gì liên quan đến hiện sinh : tội lỗi, đau khổ, bất công, lơ là và kiêng dè tôn giáo, tư duy và mọi nỗi khốn khổ”. Khi Giáo Hội không nỗi lên khỏi chính mình để rao giàng Phúc Âm, thì nó trở thành chỉ liên quan đến bản thân và do vậy trở nên ốm o bệnh hoạn. Những điều sai trái,vốn theo thời gian xảy đến trong các cơ chế giáo hội,đã có cội rẽ trong sự tự quy chiếu, một loại tính tự yêu mình (narcissism) thần học”. Chỉ trích “một Giáo Hội trần tục vốn sống bên trong chính mình và vì chính mình”,ĐHY Bergoglio được cho là đã nói rằng Tân Giáo Hoàng phải giúp “Giáo Hội ra khỏi chính mình hướng tới những khu vực và lãnh vực bên ngoài liên quan đến hiện sinh”.
+ (CBNNews 28/03) Có phải Kinh Thánh đang đánh mất ảnh hưởng của nó ở Mỹ không?
Hội Kinh Thánh Mỹ đã đưa ra báo cáo thường niên về Tình Trạng Kinh Thánh,với câu hỏi : Liệu có phải Kinh Thánh đang đánh mất ảnh hưởng của nó ở Mỹ? Trong những khám phá chủ chốt : 77 % những người được điều tra tin các giá trị và đạo đức ở Hoa Kỳ đang sa sút. Một phần ba trong đó nói điều đó là vì người Mỹ không đọc Kinh Thánh đủ. Tiến sĩ Cornelius Bekker,chủ tịch các nghiên cứu Kinh Thánh và thừa tác vụ Kitô giao tại Đại học Regent, nói về những khám phá của nghiên cứu nầy. Cuộc điều tra cũng cho thấy một khoảng trống giữa những điều tin và hành động. Ví dụ,66% nói họ tin Kinh Thánh có mọi thứ mà một con người cần để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nhưng 58% nói họ không muốn sự khôn ngoan và lời khuyên bảo mà Kinh Thánh phải đưa ra. Trong khi đó 57% nói họ đọc Sách Thánh chưa đến 5 lần mỗi năm.
+ (VIS 28/03) Công bố các sắc lệnh
Ngày 27/03, Đức Thánh Cha đã triều yết ĐHY Angelo Amato,SDB,Tởng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, và đã cho phép công bố các sắc lệnh sau đây:
1). Các phép lạ được gán cho lời chuyển cầu của:
– Maria Teresa Bonzel,nũ tu người Đức và sáng lập Dòng Các nữ tu Phan Sinh Nghèo khó tôn thờ Thánh Thể vĩnh viễn (1830 – 1905)
2) Công nhận phúc tử vì đạo của :
– Manuel Basulto Jimenez,giám mục người Tây Ban Nha và 5 bạn, bị giết vì đức tin vào năm 1936 và 1937
– Giuseppe Massimo Moro Briz và 4 bạn, các linh mục người Tây Ban Nha, bị giết năm 1936
– Vladimir Ghika,linh mục người Thở Nhĩ Kỳ, bị giết năm 1954
– Joaquin Jovani Marin và 14 ban, linh mục thợ thuyền,bị giết từ năm 1936 đến 1938.
– Andrea da Palazuelo, linh mục người Tây Ban Nha,Dòng Các tiểu đệ hèn mọn và 31 ban,bị giết năm 1936
– Giisppe Girotti,linh mục người Ý, O.P.bị giết ở Dachau ,đức,năm 1945
– Stefan Sandor,giáo dân Hung Gia Lợi,Hội Thánh Phaolô de Sales, bị giết năm 1953
– Rolando Rivi, chủng sinh người Ý,bị giết năm 1945
3). Công nhận nhân đức anh hùnh của:
– Eladio MozasSantamera,linh mục người Tây Ban Nha, sáng lập Dòng Nữ Tu Thánh Giuse Chúa Ba Ngôi (1837 – 1897)
– Manuel A[arici Navarro,linh mục người Tây Ban Nha (1902 – 1964)
– Moses Lira Serafin, linh mục người Mễ tây Cơ, Dòng Thừa Sai Thánh Linh, sáng lập Dòng Thùa Sai Bác Ái Đức Maria Vô Nhiễm (1893 – 1950).
– Generoso del Ss.mo Crocifisso, linh mục người Ý,Dòng Khổ Nạn Chúa Giêsu Kitô (1881 – 1966)
– Olinto Marella, linh mục người Ý (1882 – 1969)
– Antoine Kowalcsyk, trợ sĩ giáo dân người Ba Lan Dòng Thừa Sai Obalt Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Maria (1866 – 1950)
– Silvia Cardoso Ferreira da Silva, giáo dân người Bồ Đào Nha (1882 – 1950)
+ BỔ NHIỆM MỚI.
– Vụ bổ nhiệm đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: Vị kế nhiệm của Người ở TGP Buenos Aires.
(VIS 28/03) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Mario Aurelio Poli, làm TGM TGP Buenos Aires. Inh năm 1947,thụ phong linh mục năm 1978,hiện là chủ tịch uỷ ban giám mục về Giáo Lý và Mục Vụ Kinh Thánh. Đã làm bề trên đại chủng viện,Giám đốc Viện Ơn Gọi San Jose,Uỷ viên Hội đồng Cố Vấn và Hội đồng linh mục, giáo sư Giáo sử ở phân khoa thần học tại đại học Công giáo Giáo Hoàng Á Căn Đình. Năm 2002, được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá Bienos Aires. Rong HĐGM Á Căn Đình,Ngài là uỷ viên Uỷ ban giám mục về giáo dục Công giáo và uỷ ban giám mục về các thừa tác vụ.
+ (APIC 28/03) Đức Thánh Cha cũng rửa chân cho hai cô gái.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh trước khoảng 50 thiếu niên phạm pháp trong nhà tù dành cho trẻ vị thành niên Casl del Marmo,ngoai ô Roma. Trong nghi lễ nầy, Đức Giáo Tông đã rửa chân cho 12 thiếu niên thuộc quốc tịch và tôn giáo khác nhau, trong đó có 2 thiếu nữ. Một điều đặc biệt chưa từng có trong lịch sử ngôi Giáo Hoàng. Trong bài giảng lễ ngắn ứng khẩu,Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa đoạn Phúc Âm mà Chúa Giêsu rửa chân cho 12 môn đệ,một cử chỉ mang ý nghĩa rằng “ai là người cao trọng nhất,thì phải phục vụ người khác”. Đức Giáo Tông bày tỏ tâm sự việc rửa chân đối với Người là một nghi thức quan trọng biết bao :”Cha rất vui lòng làm việc nầy,vì đó là bổn phận của Cha: với tư cách là linh mục và giám mục, Cha phải phục vụ các con”. Đức Thánh Cha cũng so sánh cử chỉ nầy với “một cái vuốt ve ấu yếm của Chúa Giêsu”. Theo các nguồn tin Ý, có thể hai thiếu nữ đó một là người Ý Công giáo, còn một là người Serbia Hồi giáo. Thánh lễ có sự đồng tế của ĐHY Đại diện Gp Roma,Agostino Vallini và Cha tuyên uý trại giam. Các kinh Thươgn Xót,Vinh Danh và Thánh Thánh được đệm đàn ghi-ta. Các bài đọc được giao cho các tù nhân. Khi trao cử chỉ bình an,Đức Thánh Cha đã thực hiện cử chỉ nầy với 12 thiếu niên mà Người vừa rửa chân cho.
+ (Radio Vatican 29/03 ) Giáo Hội theo lòng Đức Thánh Cha Phanxicô
“Yêu thương – Phục vụ – Khiêm nhường”: Đó là tựa đề cuốn sách được xuất bản ở Pháp do NXB Magnificat, hôm 29/03 và có chứa đựng một văn bạn chính yếu của Đức Thánh Ca Phanxicô, nói về linh thao được giảng cho các Giám Mục Tây Ban Nha năm 2006,khi Người là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio,TGM Buenos Aires. Sách do ĐHY Barbarin,TGM Lyon, viết lời tựa,mang đến một số lượng lớn những câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra ỏ cuộc bầu Vị Giáo Hoàng ”đến từ tận cùng thế giới” nầy. Đức Thánh Cha Phanxicô suy gẫm về những thách đố và những nhập cuộc của ơn gọi giám mục và đưa ra cái nhìn của Người về Giáo Hội. Người sáng lập NXB Magnificat, Pierre-Marie Varennes, nói với chúng ta về tác phẩm nầy, vốn hé lộ cho công chúng nói tiếng Pháp một mảng tư duy của Đấng kế nhiệm Đức Biển Đức XVI trên Ngai Toà Phêrô.
+ (APIC 30/03) Sự sinh sôi nảy nở các giáo phái Kitô giáo mới.
Sự gia tăng nhanh chóng các giáo phái tôn giáo bất hợp pháp ở Angola làm nhà cầm quyền đất nước nầy lo ngại.Ngày 28/03/2013, Simao Helena, thư ký của tổng thống nước Cộng Hoà Angola, đặc trách Xã Hội và Tôn giáo,đã chỉ ra : Trong khoảng 900 ‘giáo hội” mới được thiết lập ở Angola, chỉ có 83 được bộ văn hoá chính thức công nhận và được phép tiến hành các hoạt động.
+ (CWN 01/04) Hãy giữ các nhà thờ mở cửa,hãy giải tội
Theo một linh mục có mặt tại cuộc gặp mặt nầy : Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng ăn trưa với một giới chức hàng đầu Vatican và bảy linh mục ngày Thứ Năm Tuần Thánh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải tội. Đức TGM Giovanni Becciu có thói quen từ lâu mời các linh mục cùng dùng bữa trưa với Ngài vào thứ Năm Tuần Thánh – một thói quen xảy ra trước khi Ngài được bổ nhiệm làm người thay thế [sostituto – substitut],phó quốc vụ khanh đặc trách nội vụ của Giáo Triều,vào năm 2011. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô nghe nói về bữa ăn cùng với các linh mục nầy, mà đa số làm việc với người nghèo, thì Người nói Người muốn tham dự. Đức Thánh Cha nói ‘ hãy mở cửa Giáo Hội và dân chúng sẽ đi vào…Nếu anh em giữ ánh sáng trong toà giải tội,thì anh em sẽ thấy loại phạm vi nào có cho việc giải tội”. Đức Thánh Cha nói ngài tin chắc nhu cầu của Dân Chúa đối với các linh mục là mở cửa và để cho dân chúng gặp được Chúa”.
+ (UcaNews 01/04) Đức Thánh Cha kêu gọi hoà bình ở Triều Tiên
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho một “giải pháp chính trị” ở Syria và cho “sự hoà giải” trên bán đảo Triều Tiên trong thông điệp Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên của Người trước một đám đông khoảng 250.000 người ở quảng trường thánh Phêrô. Đức Giáo Tông Nam Mỹ tiên khởi cũng đưa ra lời kêu gọi đối với việc các chiến binh ở Nigeria bắt giữ con tin và lên án việc buôn bán người như là “hình thức nô lệ bao quát nhất ở thế kỷ 21 nầy”. Đức Thánh Cha cũng đi một vòng quảng trường Thánh Phêrô trong chiếc xe dành cho Giáo Hoàng để mui trần, hôn các cháu bé,vẫy tay chào mừng đám đông vẫy đủ thứ cờ trên thế giới,kể cả cờ Á Căn Đình. Vị Giáo Hoàng 76 tuổi nầy đã nói Người muốn “một Giáo Hội ngèo cho người nghèo” và đã chọn một phong cách ít hình thức hơn vị tiền nhiệm Biển Đức XVI. Là một người bảo thủ ôn hoà về giáo lý Công giáo, Người nổi tiếng khi còn ở Á Căn Đình về lối sống khiêm nhường, việc đi đến các vùng ngoại ô nghèo và sự vận động xã hội mạnh mẽ trong thời gian khủng hoảng kinh tế tàn phá quê hương Người. Nhưng Người đang phải đương đầu với những thách thức từ cải tổ chế độ quan liêu đầy tai tiếng để giải quyết nhiều thập niên sự lạm dụng trẻ em do các giáo sĩ ấu dâm.
+ ( CathNews 01/04) Úc : Con số nữ tu thấp nhất kể từ 1901.
Con số nữ tu Công giáo ở Úc đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1901,với rất ít người khấn dòng và tuổi trung bình của những người đang phục vụ Giáo Hội trọn đời vào khoảng 70. Các nữ tu Lòng Thương Xót Judith Redden,71, người xin thôi giữ chức hiệu trưởng trường Cao đẳng Thánh Lu-y ở Adelaide trong 2 tuần tới, nhận thức có ít phụ nữ khấn dòng và rất ít nữ tu trong các trường học. “ Nếu tôi nói về trường nầy, trong 10 năm tới hẳn sẽ không còn nữ tu nào còn lại”. Những điều tra tu sĩ Công giáo Úc cho thấy con số nữ tu đã giảm 63% kể từ giữa thập niên 1970 và gần 70% kể từ khi đạt đỉnh giữa thập niên 1960. Việc thiếu nữ giới huấn luyện để trở thành nữ tu đã đặt ra những vấn nạn với các dòng xem xét việc giáo dục dựa trên tu viện toàn quốc thay vì địa phương với hàng năm chỉ có một ứng viên. Năm ngoái ở Úc có 4.765 nữ tu so với 12.619 và0 năm 1976 và 14.622 khi đạt đỉnh vào năm 1966. Năm 1901, có 3.622. Giữa các năm 1997 và 2008, chỉ có 266 phụ nữ trở thành nữ tu và 42 xin từ chức năm 2009. Trung bình 160 nữ tu từ trần trong mỗi một măm trong các năm đó. Tuổi bình quân của họ là 74 và 94% là trên 50.
+ (CathNews 01/04) Một “Tân Ước” mới?
Trong một động thái có thể có vẻ dị giáo đối với một số Kitô hữu, một nhóm những học giả và nhà lãnh đạo tôn giáo đã thêm vào quy chuẩn [Kinh Thánh] 10 văn bản mới. Công trình nầy, “Một Tân Ước Mới”, được đưa ra khắp cả nước vào tháng ba,như một nỗ lực thêm một bối cảnh lịch sử và tinh thần khác cho Kinh Thánh Kitô giáo. Một số trong 10 văn bản được thêm vào – vốn đã lộ ra trong thế kỷ trước – có niên đại những thời kỳ sớm nhất của Kitô giáo và gồm cả một số tác phẩm đã bị Giáo Hội ban đầu loại bỏ. Hội đồng 19 thành viên sưu tập các bản văn nầy gồm những học giả Kinh Thánh,những nhà lãnh đạo trong nhiều giáo phái kitô giáo – Giáo hội Anh giáo ở Mỹ, Công giáo La Mã, Giám Lý Thống Nhất, giáo Hội Chúa Kitô và Luther Thống nhất – hai giáo sĩ Do Thái và một chuyên gia về các tôn giáo Đông phương và Yoga. TRÍCH ĐOẠN: Chúa Giêsu nói: Hãy nhận ra những gì trong tầm nhìn của ngươi và những gì được giấu khỏi ngươi sẽ trở nên giản dị dễ hiểu với ngươi.Vì không có gì giấu kín mà sẽ không trở nên rõ ràng”. Phúc Âm Thánh Tôma (60 – 175 sau CN) Hal Taussig, một học giả Kinh Thánh và là mục sư chủ toạ hội đồng nầy,nói: “Các văn bản dường như nuôi dưỡng và linh ứng cho những hành trình thiêng liêng của dân chúng. Cũng quan trọng đối với công chúng khi nhìn thấy một hình ảnh khái quát hơn về Kitô giáo ban đầu”. Taussig,một thành viên của Jesus Seminar,- là Hội tìm cách để ráp lại với nhau một bản mô tả lịch sử chính xác về cuộc đời Chúa Giêsu giảm nhẹ Thiên tính của Người – nói ông hy vọng dự án nầy sẽ đem cho các băn bản cổ một sức sống mới vượt trên thế giới tinh vi và tế nhị của sự uyên bác Kinh thánh.
+ ( CWN 01/04 ) “Tái cơ cấu” Giáo Hội để tập chú vào sứ điệp của Chúa Kitô.
Đức TGM Diarmud Martin ở Ái Nhĩ Lan nói rằng Giáo Hội phải được tái cấu trúc nhằm làm chứng hiệu quả hơn cho Phúc Âm. Một sự phục hồi đức tin “sẽ không thoát ra khỏi một Giáo Hội vốn vẫn cứ muốn chăm bẳm nhìn chính mình như là một cơ chế quyền lực”. Ngài nói thật sự cần “một cơ chế được canh tân” và nói thêm rằng vấn nạn nầy không thể được giải quyết bởi “một Giáo Hội chỉ đơn thuần là một điểm tập trung của cuộc cải tổ xã hội hoặc làm việc thiện có tổ chức.”Muốn thật sự được canh tân, Giáo Hội phải để sang một bên những vấn đề thứ yếu và làm chứng cách cụ thể hơn cho sứ điệp của Chúa Giêsu”.. Đức TGM Martin nói rằng một Giáo Hội được canh tân phải “bảo vệ sự sống trong ý nghĩa tròn đầy nhất của từ nầy”. Ngài giải thích :” Chúng ta phải bênh vực bảo vệ quyền được sống và chúng ta phải đồng thời luôn kèm theo việc bênh vực bảo vệ nầy với một cam kết bảo đảm rằng tất cả mọi người có thể sống cuộc sống của họ với một mức độ phẩm giá xứng với Chúa của sự sống,mà họ được dựng nên theo hình ảnh Người”.
+ (CWN 02/04) Giáo Hội Chính Thống Nga thúc giục tín đồ Anh giáo không ủng hộ các nữ giám mục và hôn nhân đồng tính.
TGM Hilarion,giới chức đại kết lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga,đã thúc giục Tân TGM Canterbury không ủng hộ các nữ giám mục hoặc hôn nhân đồng tính. Ngài nói trong một cuộc gặp gỡ với TGM Justin Welby :”Chúng tôi biết rằng Giáo Hội Anh giáo sắp trải qua một thời kỳ khó khăn và những quan điểm,lập trường khác nhau, cùng vơi những phe nhóm cùng tồn tại trong nó; tuy nhiên chúng tôi thật sự hy vọng rằng sự hiểu biết truyền thống các chuẩn mực đạo đức Kitô giáo vá hệ thống giáo hội sẽ chiếm ưu thế trong cuộc tranh luận nầy”. Vị TGM Hilarion bày tỏ hy vọng rằng TGM Welby sẽ “ngăn cản xã hội thế tục khỏi việc gây sức ép lên Giáo Hội Anh giáo nhìn nhận một số hình thức sống chung, vốn không bao giờ được các giáo hội Kitô giáo coi là hôn nhân”.
+ (CAN 02/04) Các thiếu niên trong nhà tù Los Angeles cám ơn Đức Thánh Cha vì gương yêu thương.
Sau khi nghe về chuyện Đức Thánh Cha Phanxicô rửa chân cho các tù nhân vị thành niên, các tù nhân trẻ ở Los Angeles đã viết những lá thư gửi Đức Giáo Tông cám ơn vì đã cho họ hy vọng.” Cám ơn Người đã rửa chân cho những bạn trẻ giống như chúng con ở Ý. Chúng con cũng còn trẻ và phạm những lỗi lầm. Xã hội đã từ bỏ chúng con. Cám ơn Người vì Người đã không từ bỏ chúng con”.. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vơi các thiếu niên :”Đó là những gì Chúa Giêsu dạy chúng ta. Đó là những gì Cha đang làm. Và Cha làm điều đó với tấm lòng của Cha. Cha thực tâm muốn làm điều nầy, vì đó la bổn phận của Cha,với tư ca`ch một linh mục và giám mục, Cha phải phục vụ các con”. Trong một hành vi liên đới với Đức Thánh Cha,các thành viên của một tổ chức tẫn tâm cho thừa tác vụ với giới trè bị tù – Sáng Kiến Phục Hồi Công Lý Dòng Tên – đã rửa chân cho các trẻ vị thành niên ở Los Angeles trong cùng ngày và đã đọc những lá thư từ các thiếu niên gửi Đức Thánh Cha,đáp lại cử chỉ của Người.
+ ( VIS 03/04) Khoá họp khoáng đại uỷ ban giáo hoàng Kinh Thánh.
Uỷ ban Giáo Hoàng Kinh Thánh sẽ họp khoa khoáng đại thường niên từ ngày 08 đến 12/04 tại Nhà Thánh Nữ Mac-ta,dưới sự chủ toạ của ĐGM Gerhard Ludwig Muller. Cha Klemens Stock,SJ, tổng thư ký, sẽ điều hành các công việc của hội ngộ nầy. Cuộc họp nầy sẽ đúc kết chủ đề nghiên cứu : Linh ứng và sự thật trong Kinh Thánh. “Từ một ít năm nay, uỷ ban nầy đã quyết định tập trung các nỗ lực để xác minh làm cách nào chủ đề linh ứng và sự thật xuất hiện trong các quyển khác nhau của Sách Thánh. Mục tiêu của suy tư nầy là để có một đóng góp tích cực để,trong một hiểu biết được đào sâu về các khái niệm linh ứng vá sự thật, Lời Chúa được mọi tin hữu đón nhận một cách luôn thoả đáng”.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?