TUẦN CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT KITÔ HỮU : NHỮNG SUY TƯ CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
Ngày thứ Ba 18/1 bắt đầu Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu với sự quan tâm đặc biệt dành cho các Kitô hữu Đông Phương. Các bài suy niệm năm nay được giao phó cho Hội đồng các Giáo hội ở Trung Đông, có chủ đề : « Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người ». Ở trung tâm của những suy tư này, hoàn cảnh của các Kitô hữu ngày nay ở Đông Phương, và sự cần thiết ngày càng lớn hơn để hành động vì sự hiệp nhất của mình.
Các Kitô hữu ở vùng Cận Đông nằm ở trung tâm của những suy tư của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu. Trong suốt tám ngày này, Hội đồng các Giáo hội Trung Đông (CEMO), có trụ sở ở Beyrouth, Libăng, được Hội đồng Tòa Thánh Thăng tiến sự Hiệp nhất Kitô hữu và Hội đồng đại kết các Giáo hội giao phó soạn thảo các bài suy niệm này. CEMO đã nhấn mạnh nhu cầu về một ánh sáng chiếu soi trong những thời điểm khó khăn này, được ghi dấu bởi sự quản lý kém ở hầu hết các nước trong khu vực và bởi đại dịch covid-19.
« Khi sự dữ vây quanh chúng ta, thì chúng ta khát khao sự thiện », sáu tác giả của các bài suy niệm đã viết như thế. « Bất chấp những thăng trầm của lịch sử và những hoàn cảnh không còn như xưa, nhưng Đấng Phục Sinh vẫn tiếp tục tỏa sáng, xuất hiện trong dòng chảy lịch sử như một ngọn hải đăng hướng dẫn tất cả chúng ta trong ánh sáng hoàn hảo này, chiến thắng bóng tối đang ngăn cách chúng ta với nhau », các tác giả nói lên niềm xác tín trong bài suy niệm của ngày đầu tiên.
Cần có những nhà lãnh đạo tốt lành/tài giỏi
Đối với CEMO, « thế giới chúng ta cần những nhà lãnh đạo tốt lành/tài giỏi và liên lỉ tìm kiếm một người có thể đáp ứng được mong đợi này ». Một nhu cầu càng lớn hơn nữa ngày nay, « một phần cư dân của Trung Đông bó buộc phải lưu đày vì công lý và lẽ phải đã trở nên hiếm hoi, không chỉ trong khu vực này nhưng còn trên toàn thế giới ». « Bị mắc kẹt trong bất ổn chính trị, trong một nền văn hóa ngày càng tham lam và lạm dụng quyền lực trên thế giới này, các Kitô hữu, cũng như những người khác ở Trung Đông, là nạn nhân của những bách hại và cảm thấy mình bị đẩy ra bên lề xã hội, sống trong nỗi sợ hãi bạo lực và bất công ». « Tuy nhiên, niềm hy vọng của chúng ta vẫn vững vàng, cho dù xung quanh chúng ta, các quốc gia gầm thét và các vương quốc rung chuyển ».
Các tác giả cũng nhắc lại rằng « các nhà lãnh đạo, cả trên thế giới và trong Giáo hội, đều có trách nhiệm tập hợp hơn là phân tán hay chia rẽ dân Thiên Chúa ». Trách nhiệm này, các Kitô hữu chia sẻ nó vì họ càng bắt chước Chúa Kitô tôi tớ, thì « những chia rẽ trên thế giới và trong Giáo hội sẽ càng được vượt qua. Khi hoạt động vì công bình, công lý và hòa bình vì lợi ích của mọi người, chúng ta đang khiêm tốn làm chứng cho Đức Vua mục tử và dẫn đưa người khác đến chỗ sống trước sự hiện diện của Ngài ».
Các Kitô hữu được mời gọi tập hợp lại cách xây dựng « để tình yêu và công lý trở thành hiện thực trên thế giới ». Sự dấn thân của họ sẽ chỉ có sức mạnh hơn nếu họ hành động cùng nhau. « Qua lời nói và việc làm của chúng ta, chúng ta có thể mang lại ánh sáng của niềm hy vọng cho biết bao người đang còn sống trong bóng tối của sự bất ổn chính trị, của nghèo đói và của những phân biệt kỳ thị có tính cách cơ cấu. »
Một con đường không phải luôn luôn thẳng
Nếu Chúa bước đi với dân Ngài, « thì con đường không phải luôn luôn thẳng : khi thì chúng ta quay trở lại với những bước đi của mình, khi thì quay trở về bằng một con đường khác ». Con đường hướng đến sự hiệp nhất không phải luôn luôn « rõ rệt », và thật dễ dàng « quên đi sứ điệp nền tảng của Thánh Kinh ».
Quả thế, « trong cái nhìn hẹp hòi của chúng ta, quá thường chúng ta chỉ nhận ra những bất đồng lờ mờ của mình, mà quên rằng chỉ một Chúa duy nhất đã ban cho mọi người ân sủng cứu độ của Ngài và chúng ta thông phần vào cùng một Thánh Thần duy nhất, Đấng dẫn dắt chúng ta đến sự hiệp nhất. Thường xuyên trở nên điếc lác do thói kiêu ngạo của chúng ta, chúng ta vâng phục các luật lệ và truyền thống người phàm của mình và chúng ta coi thường tình yêu mà chúng ta được mời gọi chia sẻ với tư cách là dân được máu Chúa Kitô công chính hóa ». Một nguyên nhân bất hòa khác : « Sự in trí mù quáng của chúng ta về các quy tắc và các nghi lễ, và mối quan tâm của chúng ta đối với những sự đời ». Thế nhưng, các tác giả của các bài suy niệm nhấn mạnh, « Chúa mong ước rằng trái tim chúng ta đập nhịp yêu thương ; những trái tim đầy yêu thương đối với Ngài và đối với anh chị em trong Chúa Kitô mà chúng ta bị ngăn cách ; những trái tim tràn ngập những hành vi của lòng thương xót ; những trái tìm thực sự sám hối và ao ước thay đổi ».
Đối với CEMO, « một khởi đầu mới là luôn khả thi ». « Quá khứ của các Giáo hội có thể giúp soi sáng và chúng ta hướng nhìn về tương lai bằng cách tìm kiếm những con đường mới ». « Các Kitô hữu được mời gọi bước đi cùng nhau và trở nên những người bạn đồng hành trong cuộc hành hương ».
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 16/1/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu này. Ngài nói : « Chúng ta cũng thế, là những Kitô hữu, trong sự đa dạng niềm tin và truyền thống, chúng ta đều là những người hành hương trên con đường hướng đến sự hiệp nhất trọn vẹn, và chúng ta xích lại gần mục đích của chúng ta khi chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, Chúa duy nhất của chúng ta. Trong Tuần cầu nguyện này, chúng ta cũng hãy dâng những nỗi đau thương và khổ cực của chúng ta vì sự hiệp nhất Kitô hữu ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Hiệp-nhất, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG