TUỔI GIÀ, THỜI GIAN ÂN SỦNG

Written by xbvn on Tháng Chín 29th, 2014. Posted in Gia đình, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Đức Phanxicô  khẳng định : tuổi già là « một thời gian ân sủng, thời gian mà Chúa tiếp tục mời gọi gìn giữ và thông truyền đức tin, mời gọi cầu nguyện, cách đặc biệt cầu thay nguyện giúp, và gần gũi với những ai cần đến điều đó ».

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua suốt buổi sáng Chúa Nhật 28/9/2014 với hàng ngàn người cao tuổi đến từ khắp thế giới, tại quảng trường thánh Phêrô, theo sáng kiến của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình.

Cuộc gặp gỡ, có tựa đề « Phúc lành của tuổi thọ », đã khai mạc lúc 8g30 với một cái nhìn về tuổi già theo Thánh Kinh. Rồi khoảng 9g20, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các tham dự viên để nói chuyện với họ.

Ngài đã cám ơn sự hiện diện của Đức Bênêđictô XVI và tuyên bố : « Tôi đã thường nói rằng tôi rất cảm kích khi ngài ở Vatican, đối với tôi đó như là có một người ông khôn ngoan ở trong nhà ».

Bạo lực đối với người cao tuổi là phi nhân

Đức Thánh Cha đã chào mừng các Kitô hữu I-rắc tỵ nạn đến từ Karrakosh, đã làm chứng cho những đau khổ của những người thiểu số trong đất nước.

Đảm bảo « sự gần gũi, lời cầu nguyện và sự trợ giúp cụ thể » của Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói thêm : « Bạo lực đối với người cao tuổi là phi nhân, cũng như bạo lực đối với trẻ em. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi anh chị em, Ngài ở với anh chị em ».

Đức Thánh Cha bày tỏ lòng kính trọng đối với các Kitô hữu I-rắc cao tuổi, « ký ức cho dân tộc của họ và cho Giáo Hội » : « Những người anh em này làm chứng rằng ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất, người cao tuổi có đức tin đều như là những cây tiếp tục sinh hoa trái ».

Tuổi già, một thời gian ân sủng, một thời gian để cầu thay nguyện giúp

Đối với Đức Thánh Cha, « điều này cũng có giá trị nơi những hoàn cảnh bình thường hơn, trong đó có thể có những cám dỗ khác và những hình thức phân biệt khác » : quả thế, tuổi gia « đặc biệt là một thời gian ân sủng, thời gian mà Thiên Chúa tiếp tục mời gọi gìn giữ và thông truyền đức tin, mời gọi cầu nguyện, cách đặc biệt cầu thay nguyện giúp, và gần gũi những ai đang cần đến điều đó ».

Người cao tuổi và các ông bà có một khả năng « hiểu những hoàn cảnh khó khăn nhất : một khả năng to lớn ! Và khi họ cầu nguyện cho các hoàn cảnh này, thì lời cầu nguyện của họ là mạnh mẽ, nó sâu sắc ! »

Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Việc đi gặp một người lớn tuổi sẽ giúp ích rất nhiều ». Ngay cả một người trẻ « hết hào hứng và buồn chán » có thể tìm lại niềm vui sau khi viếng thăm một người cao tuổi.

Phúc cho những gia đình gần gũi những người lớn tuổi của họ !

Công bậc ông bà, vốn đã lãnh nhận phúc lành nhìn thấy cháu chắt (x. Tv 128,6), đều có bổn phận « thông truyền kinh nghiệm sống, lịch sử của một gia đình, một cộng đoàn, một dân tộc » và « gia sản cao quý nhất : đức tin ».

Về mặt thiêng liêng, « ông là cha hai lần và bà là mẹ hai lần » : Đức Thánh Cha lấy nước Albania làm ví dụ, nơi đó bậc ông bà « đã kín đáo rửa tội cho cháu của mình », rồi  tiếp đến thông truyền đức tin cho chúng, dưới chế độ cộng sản.

« Phúc cho các gia đình gần gũi những người lớn tuổi của họ ! », Đức Thánh Cha thốt lên như thế và đồng thời nhấn mạnh rằng những người cao tuổi này có « trách nhiệm gìn giữ cội nguồn sống động của họ nơi chính họ », bằng « việc cầu nguyện, đọc Tin Mừng, những việc thương xót ».

Các nhà hưu : những ngôi nhà chứ không phải nhà tù

Nhưng người cao tuổi không luôn có gia đình để đón nhận họ, từ đó tính chất đúng luật của các ngôi nhà hưu, « liệu chúng thực sự là những ngôi nhà chứ không phải nhà tù » và liệu chúng phục vụ cho lợi ích « của người cao tuổi chứ không của một ai khác ».

Đức Thánh Cha đã bảy tỏ sự gần gũi đối với người cao tuổi đang sống trong các viện và lòng biết ơn của ngài đối với những ai đến thăm viếng và săn sóc họ : « không được tồn tại những viện trong đó người cao tuổi bị quên lãng, che giấu, chểnh mảng ».

Trái lại, nhà hưu phải là « những ‘là phổi’ nhân đạo trong một đất nước, một khu phố, một giáo xứ ; chúng phải là « những cung thánh » nhân đạo trong đó người già và yếu đuối được săn sóc như người anh cả hay người chị cả ».

Bỏ rơi người già, một cái giết êm dịu được che giấu

Đức Thánh Cha đã tố giác « việc bỏ rơi người già » mà theo ngài là « một cái giết chết êm dịu thực sự được che giấu : « nếu người già thường bị loại trừ » do « nền văn hóa vứt bỏ » được xây dựng trên « thần tài », mà vứt bỏ một số loại người vì một « hệ thống kinh tế gọi là ‘quân bình’ ».

Kitô hữu được mời gọi « đối lập với nền văn hóa độc hại này », vì « một dân tộc không bảo vệ người cao tuổi và không đối xử họ tử tế là một dân tộc không có tương lai » : « nó mất đi ký ức và tự cắt đứt khỏi cội nguồn của mình ».

Đức Thánh Cha kết luận : « Một trong những điều đẹp nhất của đời sống gia đình là ôm ấp một trẻ em và để cho mình được ôm ấp bởi một cụ ông hay cụ bà ».

Các tham dự viên cuộc gặp gỡ này sẽ nhận được một món quà kỷ niệm : một cuốn Tin Mừng theo thánh Marcô, được in bằng chữ lớn.

Tý Linh

theo ZENIT

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31