TUYÊN NGÔN “FIDUCIA SUPPLICANS” MỞ ĐƯỜNG CHO VIỆC CHÚC LÀNH CHO CÁC ĐÔI BẠN BẤT QUY TẮC
Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” của Bộ Giáo lý Đức tin, được Đức Giáo hoàng phê chuẩn, mang lại khả năng chúc lành cho các đôi bạn được hình thành bởi những người cùng giới tính, tuy nhiên, bên ngoài mọi nghi thức và bắt chước hôn nhân. Giáo lý về hôn nhân không thay đổi và việc chúc lành không có nghĩa là chấp thuận sự kết hợp.
Đứng trước yêu cầu chúc lành từ hai người, ngay cả khi tình trạng cặp đôi của họ là “bất quy tắc”, thì thừa tác vụ chức thánh sẽ có thể đồng ý. Nhưng cử chỉ gần gũi mục vụ này không được chứa đựng những yếu tố có nét giống gần hay xa với một nghi thức hôn nhân. Đây là những gì được khẳng định trong tuyên ngôn “Fiducia supplicans” (Sự tin tưởng cầu xin*) về ý nghĩa mục vụ của việc chúc lành, được Bộ Giáo lý Đức tin công bố và được Đức Thánh Cha phê chuẩn. Một tài liệu đào sâu chủ đề chúc lành, bằng cách phân biệt các chúc lành theo nghi lễ và phụng vụ với các chúc lành tự phát, gần giống với các cử chỉ sùng kính bình dân hơn: chính trong phạm trù thứ hai này mà khả năng đón tiếp các đôi bạn không sống theo các chuẩn mực của học thuyết luân lý Kitô giáo, nhưng khiêm tốn cầu xin được chúc lành. Từ 23 năm qua Bộ Giáo lý Đức tin đã chưa công bố tuyên ngôn nào (tuyên ngôn cuối cùng có từ năm 2000, “Dominus Jesus”), một tài liệu có giá trị học thuyết to lớn.
Ý nghĩa mục vụ của các chúc lành
Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” bắt đầu bằng lời giới thiệu từ vị Tổng trưởng, Đức Hồng y Victor Fernandez, người giải thích rằng Tuyên ngôn này đào sâu “ý nghĩa mục vụ của các chúc lành”, cho phép “mở rộng và làm phong phú thêm sự hiểu biết cổ điển” của nó thông qua một suy tư thần học “được xây dựng trên tầm nhìn mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô”. Một suy tư “ngụ ý một sự phát triển thực sự so với những gì đã được nói về các cuộc chúc lành” cho đến nay, đi đến chỗ bao gồm khả năng “chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc và các cặp đồng giới, mà không chính thức hợp thức hóa quy chế của họ cũng như không sửa đổi dưới bất kỳ hình thức nào giáo huấn lâu đời của Giáo Hội về hôn nhân.”
Sau những đoạn đầu tiên nhắc lại một tài liệu trước đó từ năm 2021, ngày nay được đào sâu và lỗi thời, Tuyên ngôn trình bày việc chúc lành trong Bí tích Hôn nhân bằng cách tuyên bố “không thể chấp nhận những nghi thức và lời cầu nguyện có thể tạo ra sự nhầm lẫn giữa những gì cấu thành nên hôn nhân” và “những gì mâu thuẫn với nó”, để tránh việc thừa nhận một cách nào đó “những gì vốn không phải là hôn nhân”. Tuyên ngôn nhắc lại rằng, theo “học thuyết Công giáo lâu đời”, chỉ những quan hệ tình dục trong khuôn khổ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mới được coi là hợp pháp.
Chương chi tiết thứ hai của tài liệu phân tích ý nghĩa của các cuộc chúc lành khác nhau, dành cho con người, đồ vật sùng kính, nơi chốn của cuộc sống. Nó nhắc lại rằng “theo quan điểm phụng vụ chặt chẽ”, việc chúc lành đòi hỏi những gì được chúc lành “phải phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa được bày tỏ trong giáo huấn của Giáo hội”. Khi, qua một nghi thức phụng vụ cụ thể, “một chúc lành được cầu xin trên một số mối quan hệ con người”, điều cần thiết là “những gì được chúc lành phải phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa đã được ghi khắc trong Công trình tạo dựng”. Do đó, Giáo hội không có quyền ban phép lành phụng vụ cho các đôi bạn bất quy tắc hay đồng giới. Nhưng cần phải tránh nguy cơ giảm thiểu ý nghĩa của các chúc lành theo quan điểm duy nhất này, bằng cách đòi hỏi cho một chúc lành đơn giản “những điều kiện luân lý giống như những điều kiện được đòi hỏi để lãnh nhận các bí tích”.
Những hành vi sùng kính
Sau khi phân tích các cuộc chúc lành trong Thánh Kinh, Tuyên ngôn này đề nghị một sự hiểu biết thuộc thần học-mục vụ. Người xin chúc lành “cho thấy rằng họ cần sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử của mình”, bởi vì họ bày tỏ “một lời cầu xin giúp đỡ dâng lên Thiên Chúa, một lời cầu nguyện để có thể sống tốt hơn”. Lời cầu xin này phải được hoan nghênh và trân trọng “bên ngoài khuôn khổ phụng vụ”, khi chúng ta thấy mình “ở trong một lĩnh vực có tính tự phát và tự do nhiều hơn”. Từ quan điểm của lòng đạo đức bình dân, “những cuộc chúc lành phải được đánh giá như những hành vi sùng kính”. Do đó, để ban chúng, không nhất thiết phải đòi hỏi một “sự hoàn thiện về mặt luân lý trước”.
Sự phân biệt được đào sây này, dựa trên câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với những nghi vấn (dubia) của các Hồng y được công bố vào tháng 10 vừa qua, vốn mời gọi phân định về khả năng có “các hình thức chúc lành, được yêu cầu bởi một hoặc nhiều người, vốn không chuyển tải một quan niệm sai lầm về hôn nhân”, tài liệu khẳng định rằng loại chúc lành này “được ban cho tất cả mọi người mà không yêu cầu bất cứ điều gì”, nhằm “làm cho những người này cảm thấy rằng họ vẫn được chúc lành bất chấp những lỗi lầm nghiêm trọng của họ”, và “Cha Trên Trời tiếp tục mong muốn những điều tốt lành cho họ và tiếp tục hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ mở ra cho sự tốt lành”.
Có “nhiều dịp người ta tự phát đến xin chúc lành, dù là khi hành hương, tại các đền thánh, hay thậm chí trên đường phố khi gặp một linh mục,” và những chúc lành như vậy “được gửi đến tất cả mọi người, không ai bị loại trừ”. Do đó, trong khi kiềm chế không áp dụng “các thủ tục hoặc quy tắc” trong những trường hợp này, thừa tác viên chức thánh có thể tham gia cầu nguyện với những người, “mặc dù đang sống một cuộc kết hợp không thể nào được so sánh với hôn nhân, vẫn mong muốn phó thác mình cho Chúa và cho lòng thương xót của Ngài, cầu xin sự giúp đỡ của Ngài và được hướng dẫn tới sự hiểu biết sâu sắc hơn về kế hoạch tình yêu và sự thật của Ngài.”
Lãnh nhận sự trợ giúp của Thiên Chúa
Do đó, chương thứ ba của Tuyên ngôn mở ra khả năng nhận được những chúc lành này, vốn thể hiện một cử chỉ hướng tới những người “nhận ra mình là người nghèo nàn và cần sự giúp đỡ của Ngài, mà không đòi hỏi tính hợp pháp của quy chế của mình, nhưng yêu cầu tất cả những gì là chân thật, là thiện hảo và có giá trị nhân bản trong đời sống và trong các mối quan hệ của họ được đầu tư, chữa lành và nâng cao nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần”. Những chúc lành như vậy không phải được tiêu chuẩn hóa, nhưng được giao phó cho “sự phân định thực tế khi đối mặt với một tình huống cụ thể”. Nếu thực sự đó là đôi bạn được chúc phúc, chứ không phải cuộc kết hợp, thì Tuyên ngôn bao gồm, trong những gì được chúc phúc, các mối quan hệ hợp pháp giữa hai người: trong “lời cầu nguyện ngắn vốn có thể diễn ra trước phép lành tự phát này, thừa tác viên chức thánh có thể cầu xin cho họ sự bình an cho họ, sức khỏe, tinh thần kiên nhẫn, đối thoại và tương trợ, nhưng còn cả ánh sáng và sức mạnh của Thiên Chúa để có thể hoàn thành trọn vẹn ý muốn của Ngài”.
Tuyên ngôn cũng nêu rõ rằng để tránh “bất kỳ hình thức nhầm lẫn và tai tiếng nào”, khi một đôi bạn bất quy tắc hoặc đồng giới cầu xin một chúc lành, thì việc chúc lành này “sẽ không bao giờ được thực hiện cùng lúc với các nghi thức kết hợp dân sự, thậm chí không liên quan đến chúng. Cũng không phải với quần áo, cử chỉ hay lời nói dành riêng cho hôn nhân”. Trái lại, loại chúc lành này “có thể tìm thấy vị trí của nó trong những bối cảnh khác, chẳng hạn như viếng thăm một đền thánh, cuộc gặp gỡ với một linh mục, một lời cầu nguyện được đọc trong một nhóm hoặc trong một cuộc hành hương”.
Cuối cùng, chương thứ tư nhắc nhở chúng ta rằng “ngay cả khi mối quan hệ với Thiên Chúa bị tội lỗi che mờ, vẫn luôn có thể cầu xin một chúc lành, bằng cách đưa tay ra cho Ngài” và mong muốn chúc lành này “có thể là điều tốt trong một số trường hợp”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
———————————-
* Tựa đề của tuyên ngôn “Fiducia supplicans” (Sự tin tưởng cầu xin) lấy lại những chữ đầu tiên của số 1 trong phần dẫn nhập: “Sự tin tưởng cầu xin của dân trung tín của Thiên Chúa nhận được hồng ân chúc lành tuôn chảy từ trái tim Chúa Kitô qua Giáo hội của Người” (ctcnd).
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG