UCRAINA : ĐHY PAROLIN HƯỚNG ĐẾN « VỊ THÁNH CỦA NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ »
Hôm 22/5/2022 tại Ombrie, cử hành lễ thánh nữ Rita, ĐHY Parolin đã gợi lên sự can thiệp của người bầu chữa cho những trường hợp bất khả để chấm dứt chiến tranh ở Ucraina. Thánh nữ Rita de Cascia là một trong những vị thánh phổ biến nhất mà Giáo hội cậy nhờ.
« Tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán ở Ucraina sẽ bắt đầu sớm hết sức có thể và chúng ta sẽ có thể đạt được hòa bình » được bao nhiêu người ước mong. Đó là ước nguyện từ vùng đất Ombrie được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh bày tỏ trong bài giảng thánh lễ được cử hành ở Cascia, kính nhớ thánh nữ Ria. ĐHY gợi lên nhà thần bí người Ý này như là « vị thánh của những điều không thể và là người bầu chữa cho những sự nghiệp vô vọng », và do đó đã hướng đến thánh nữ, phó thác cho lời cầu bầu của ngài về một giải pháp ở Ucraina.
Những ý hướng của Đức Thánh Cha được phó thác cho thánh nữ Rita
ĐHY cho thấy, thánh Rita là biểu tượng của « nhân đức tha thứ, hòa bình, bác ái », chúng ta đặt vào tay ngài sự yếu đuối của con người, phó thác cho sự cầu bầu của ngài « nhiều ý hướng của Đức Thánh Cha », người không ngừng lên tiếng « hằng ngày » để « vòng xoáy chết chóc ở Ucraina bị phá vỡ càng sớm càng tốt ».
Bạo lực không bao giờ là câu trả lời, và các sự kiện của vị thánh khiêm tốn ở ngôi là nhỏ bé Rocca Porena của Ý vào thế kỷ XV dạy chúng ta rằng bạo lực « không bao giờ giải quyết được xung đột, nhưng chỉ là gia tăng những hậu quả thê thảm ». « Chúng ta đang trải qua điều đó hằng ngày và tôi tự họi tại sao chúng ta không thể hiểu được từ lịch sử, từ những biến cố hiện tại rằng sử dụng bạo lực là phương thế làm tồi tệ hơn các vấn đề ».
Nhà thần bí
Trước tiên là người mẹ bình thường ở làng Ombrie, thánh Rita chứng kiến chồng mình bị sát hại, và mất đi hai người con vì bệnh dịch. Sau đó, ngài gia nhập đan viện Augustin. Chính ở đó mà ngài trải qua sự tiến triển thần bí, kèm theo nhiều ân sủng khác nhau, trong đó đáng kinh ngạc nhất là cái gai nhận được từ Chúa Kitô và cắm vào trán mình, để ngài được thông phần vào những đau khổ của Chúa Kitô. Ngài được phong chân phước vào thế kỷ 17 và được tôn phong hiển thánh vào ngày 24/5/1900 bởi Đức Lêo XIII. Thi thể của ngài vẫn còn nguyên vẹn ở trong nhà nguyện của vương cung thánh đường thánh Rita, một địa điểm hành hương rất phổ biến.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS