ỦY BAN CHÂU ÂU SẼ VIẾT LẠI BẢN VĂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN BIỆT KỲ THỊ

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 1st, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Sau nhiều tranh cãi, văn kiện của Ủy ban Châu Âu mời gọi đấu tranh chống phân biệt kỳ thị sẽ được viết lại. Nó đã chủ trương không sử dụng những từ và danh xưng nào không bảo đảm « quyền của mỗi người được đối xử cách bình đẳng ». Đặc biệt gợi lên ám chỉ đến việc biến mất của các đề cập đến từ Noël , ĐHY Parolin đã bày tỏ sự phản đối của mình : « Đó không phải là cách đấu tranh chống lại sự phân biệt kỳ thị », bởi vì nó có nguy cơ “hủy hoại con người” và chối bỏ “thực tại”.

Cuốn sách truyền thông của Liên hiệp Châu Âu vốn đã kêu gọi đến sự bao gồm và gợi ý tránh một số từ như Cô (Mlle) và Bà (Mme), nhưng cả từ « Noël  » và những tên gọi như Maria hay Gioan đã được rút lại. « Chúng tôi đang xem xét những quan ngại này để trả lời trong một phiên bản cập nhật », Helena Dalli, ủy viên của Ủy ban Châu Âu về bình đẳng, giải thích. ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã lên tiếng hôm 30/11/2021 về vấn đề này. Ngài lấy làm tiếc về khuynh hướng đồng nhất hóa mọi sự, không biết tôn trọng sự khác biệt chính đáng, có nguy cơ hủy hoại con người.

Vatican News : Thưa Đức Hồng y, ĐHY nghĩ gì về vấn đề này ? Tại sao điều này đang xảy ra ?

ĐHY Parolin : Tôi nghĩ rằng mối ưu tư xóa bỏ mọi sự phân biệt kỳ thị là chính đáng. Đó là con đường mà chúng ta càng ngày càng ý thức hơn, và dĩ nhiên phải được thể hiện trong thực tế. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, chắc chắn đó không phải là phương thế đạt tới mục tiêu này. Bởi vì cuối cùng, nó có nguy cơ hủy hoại, triệt hạ con người, theo hai hướng chính. Hướng đầu tiên là sự khác biệt vốn đặc trưng của thế giới chúng ta, không may là khuynh hướng là đồng nhất mọi thứ, không biết tôn trọng ngay cả những khác biệt chính đáng, vốn dĩ không trở thành đối lập hay nguồn gốc phân biệt kỳ thị, nhưng phải được hội nhập để xây dựng một nhân loại tròn đầy và toàn vẹn.

Hướng thứ hai là quên đi những gì là một thực tại. Và người nào đi ngược với thực tại sẽ đặt mình vào mối nguy hiểm to lớn. Và rồi có sự hủy bỏ nguồn cội của chúng ta, đặc biệt những gì liên quan đến các ngày lễ Kitô giáo, chiều kích Kitô giáo của Châu Âu nữa. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng Châu Âu nhờ có nhiều sự đóng góp để  có được cuộc sống và căn tính của mình, nhưng chúng ta chắc chắn không thể quên rằng một trong nhưng đóng góp chính yếu, nếu không muốn nói là chính, đã là chính Kitô giáo. Do đó, hủy hoại sự khác biệt và hủy hoại cội nguồn có nghĩa là hủy hoại con người.

Vatican News : Đức Giáo hoàng chuẩn bị lên đường tông du Châu Âu nơi mà văn hóa, truyền thống và các giá trị chắc chắn ghi dấu một con đường đón tiếp. Tuy nhiên, có những người tiếp tục xây dựng một Châu Âu mà xóa bỏ cội nguồn của nó…

ĐHY Parolin : Vâng, tôi nghĩ rằng Đức Giáo hoàng, đặc biệt trong thông điệp video mà ngài gởi cách đây vài ngày cho Hy Lạp và Síp trước khi khởi hành, đã nhấn mạnh chính chiều kích Châu Âu này : tức là đi đến nguồn gốc của Châu Âu, do đó tái khám phá những yếu tố cấu thành nó. Nền văn hóa Hy Lạp chắc chắn là một trong những yếu tố này.

Tiếp đến, Đức Giáo hoàng cũng đề cập đến Síp như là một trong những nhánh Châu Âu của Đất Thánh. Vì thế, tôi nghĩ rằng chuyến tông du này đã đến đúng lúc, đó là một chuyến tông du nhắc cho chúng ta chính những chiều kích nền tảng này, vốn không thể bị xóa bỏ. Chúng ta phải tái khám phá khả năng hội nhập tất cả các thực tại này mà không phớt lờ chúng, không chống lại chúng, không loại trừ chúng và không gạt chúng ra bên lề.

————————————

Tý Linh chuyển ngữ

(theo Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31