VẠ TUYỆT THÔNG, THEO GIÁO LUẬT
“Những ai đã chọn một con đường xấu xa gian ác, như những tay mafia, đều không ở trong sự hiệp thông với Thiên Chúa nhưng bị tuyệt thông”: chính bằng những lời này, rất nghiêm khắc, mà Đức Phanxicô đã đả kích băng đảng mafia, một băng đảng “tôn thờ sự xấu xa gian ác và coi khinh công ích”. Những lời này của Đức Thánh Cha được thốt lên trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Calabre, một vùng đất bị bại hoại bởi những hành vi gian ác của băng đảng N’Drangheta, một mạng lưới mafia với nhiều phân nhánh.
Đây cũng là cơ hội để chúng ta tìm hiểu vạ tuyệt thông theo Giáo luật, vớiBernard Callebat, chuyên viên Giáo luật đang giảng dạy tại Học viện Công giáo Toulouse.
Vạ tuyệt thông là một biện pháp kỷ luật, tức là một trong những hình phạt nghiêm trọng nhất buộc một tín hữu phải chịu. Và vạ tuyệt thông được coi như là một tội nghiệm trọng nhất. Người ta thường có thói quen nói đến việc loại trừ khỏi cộng đoàn Giáo Hội. Vả lại, chính trong ý nghĩa đó mà Đức Phanxicô đã bày tỏ để tuyên bố ý định của mình tiến hành việc loại trừ khỏi cộng đoàn Giáo Hội những ai đang có những hoạt động trái ngược với đạo đức kinh tế và xã hội.
Một vạ tuyệt thông kéo theo điều gì ? Ông nói đến một sự loại trừ khỏi cộng đoàn Giáo Hội nhưng đâu là những hệ quả cụ thể đối với một tín hữu ?
Cần phải lưu tâm rằng luật hình sự của Giáo Hội, vì nó hệ tại luật hình sự trong trường hợp vạ tuyệt thông, chủ yếu nhắm đến những thiện ích tinh thần chứ không phải những thiện ích vật chất, vì Giáo Hội không có phương tiện cưỡng bức. Hệ tại những thiện ích tinh thần, điều đó muốn nói, chẳng hạn, việc cấm rước lễ, cả nghĩa vụ đối với phạm nhân xưng thú tội phạm của mình. Và cho dầu nói có vẻ hơi xa xôi một chút nhưng điều này cũng quan trọng, đó là việc không thể được các ân xa khi chúng được Giáo Hội đưa ra. Và rồi, tôi muốn nói thêm, có lẽ chính trong sự cung cấp thông thường nhất của cuộc sống người Kitô hữu mà người ta cảm nhận những hệ quả của vạ tuyệt thông, cách riêng qua sự kiện rằng những người bị vạ tuyệt thông, chẳng hạn, không thể được hưởng tang lễ tôn giáo. Và đó, người ta đụng vào cuộc sống cụ thể của người tín hữu, mà khi thấy mình bị tước đi tang lễ, thì trước mặt các tin hữu bị coi như là những phạm nhân thực sự. Tôi nghĩ rằng đó là mục đích mà Đức Thánh Cha theo đuổi.
Đâu là những nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến một vạ tuyệt thông tức khắc ?
Ở đây, tôi nghĩ rằng cần phải thận trọng hơn một chút vì vạ tuyệt thông, như anh nói, tức khắc, liên quan đến nhiều hành vi tội phạm và chắc chắn đó không phải là những hành vi được vi phạm bởi các thành viên của mafia mà được nhắm đến cách trực tiếp. Vạ tuyệt thông tức khắc (de facto), tức là những gì chúng ta gọi theo thuật ngữ chuyên môn, là vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae), tức là do chỉ sự kiện phạm một tội và rồi vạ tuyệt thông ập xuống ngay. Cần phải biết rằng sự kiện thuộc về mafia không nằm trong danh sách các vạ tuyệt thông. Vì thế, đó là một vạ tuyệt thông cần được công bố. Hoặc là, cần phải nghĩ rằng Đức Thánh Cha nhắm sửa đổi một phần của luật hình sự để bao hàm sự kiện thuộc về mafia như là một nguyên nhân vạ tuyệt thông tức khắc. Nhưng vào giờ này lúc anh hỏi tôi, vạ tuyệt thông này không thể được coi như là có thể được áp dụng tức khắc. Nhất thiết cần phải có một tòa án hay một thẩm quyền tôn giáo tuyên bố để bắt đương sự (intuitu personae) phải chịu sự chế tài này, tức là một người được xác định rõ.
Vậy thì, đâu là những tội phạm dẫn đến vạ tuyệt thông tức khắc ?
Có một loạt tội phạm được Giáo Hội đưa ra và tức khắc bao hàm vạ tuyệt thông. Đó là những tội vốn cổ điển trong lịch sử Giáo Hội : tội bội giáo, lạc giáo, ly giáo, xúc phạm Mình Thánh Chúa, hành hung Đức Thánh Cha, giải tội cho đồng phạm đối với điều răn thứ sáu, việc phong chức Giám mục không có ủy nhiệm của Tòa Thánh, vi phạm trực tiếp bí mật tòa giải tội và việc phá thai. Đối với các trường hợp khác, có thể có vạ tuyệt thông và ta có thể hình dung rằng trong trường hợp mà Đức Thánh Cha nhắm đến, ý định của Tòa Thánh rõ ràng là áp đặt vạ tuyệt thông. Như thế, điều đó có thể được thể hiện tức thời bằng việc không cho rước lễ, tức là không cho lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Không bao giờ, vạ tuyệt thông được hiểu theo nghĩa hình sự của từ ngữ có thể dẫn đến tức khắc trường hợp mà Đức Thánh Cha nhắm đến tuần vừa rồi.
Tý Linh
theo Radio Vatican
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO