VẮCXIN CHỐNG COVID : LÀM THẾ NÀO ĐỨC PHANXICÔ BIỆN HỘ CHO VIỆC TẠM NGỪNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Từ nhiều tháng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết bỏ đi bằng sáng chế để có thể sản xuất thêm vắcxin chống covid-19. Đây là một lập trường mà ngoại giao Vatican ủng hộ mạnh mẽ.
Thông báo được đưa ra tạo ấn tượng như một quả bom. Quả thế, vào ngày 5/5/2021, khi tuyên bố ủng hộ dỡ bỏ bằng sáng chế vắcxin chống covid-19, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã khơi lên một làn sóng gây sốc trên thế giới, buộc mỗi người phải đưa ra lập trường, và khởi đầu một suy tư chưa hề có. Nhưng ông không phải là người đầu tiên đưa ra lập trường như thế. Vì ở Rôma, từ nhiều tháng qua, Đức Phanxicô đã ủng hộ sự chọn lựa này.
Nguồn tin trong ngành ngoại giao Vatican nhận xét : « Ngài đã là người đầu tiên nói về vấn đề này, ngay cả trước khi vắcxin được đưa ra thị trường ». Về vấn đề « trọng tâm » này, « tiếng nói của Đức Giáo hoàng có một tầm quan trọng to lớn », cũng chính nguồn tin nói thêm. Trên thực tế, cuộc đấu tranh chống lại những bất công trong việc phân phối vắcxin là một trong những bận tâm lớn của Đức Thánh Cha Phanxicô.
« Một thiện ích chung » (công ích)
Chủ đề về bằng sáng chế đã được khai triển từ cuối năm 2020 bởi ủy ban covid của Vatican, được giao nhiệm vụ kể từ tháng 3/2020 để nghiên cứu về các hậu quả của đại dịch và về « thế giới hôm sau », tức thế giới hậu covid-19. « Nó hệ tại nêu rõ làm thế nào vắcxin có thể, trên thực tế, trở thành một ‘thiện ích chung’ », các chuyên gia đã viết như thế trong một văn kiên có tựa đề « Một vắcxin bình đẳng cho mọi người » và được phổ biến với sự cộng tác của Viện Hàn lâm Tòa Thánh về sự sống.
« Do chức năng của nó, thật rất thích hợp để xem vắcxin như là một thiện ích mà mọi người đều có thể tiếp cận, không phân biệt kỳ thị, theo nguyên tắc mục đích phổ quát của của cải », văn kiện nói thêm và đồng thời nhấn mạnh rằng cũng phải « trả công cho những chi phí nghiên cứu và cho rủi ro mà các doanh nghiệp phải gánh chịu ».
« Biden có vẻ nói rằng điều đó đã được coi trọng đối với ông »
Trên thực địa, đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc, ở Genève và New York, kể từ đó, các phái đoàn ngoại giao của Vatican đã tiếp tục nhắc lại lập trường này, dù là trong các diễn văn trước công chúng hay trong các cuộc trao đổi song phương giữa các nhà ngoại giao của Giáo hội và các nhà ngoại giao của các nước khác.
« Chúng ta không thể nói rằng điều đó đã có một ảnh hưởng trực tiếp đến nước nay hay nước kia, nhưng điều chắc chắn là nó đã gây áp lực và đặt chủ đề lên bàn ăn », một nhà ngoại giao của Vatican giải thích. « Biden có vẻ nói rằng điều đó đã được coi trọng đối với ông », một trong những vị hữu trách của một Bộ giải thích. Quả thật, Tổng thống Mỹ, người treo sau lưng mình một bức ảnh về cuộc gặp gỡ của ông với Đức Phanxicô, hẳn sẽ không thờ ơ với lập trường của tác giả của thông điệp « Fratelli Tutti ».
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cơ hội lặp lại lập trường của mình về việc dỡ bỏ bằng sáng chế. Đó là trường hợp ngày 8/5/2021, trong một sứ điệp video gởi cho buổi hòa nhạc từ thiện Vax Live, được tổ chức ở Los Angeles để quyên góp cho vắc xin chống covid. Đức Phanxicô lúc đó kêu gọi đến một « tinh thần công bằng » để « đảm bảo sự tiếp cận phổ quát đối với việc tiêm chủng và tạm thời dỡ bỏ bằng sáng chế ».
Các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia
Chủ đề cũng nằm ở trung tâm các cuộc trao đổi giữa Vatican và các nhà chức trách chính trị nước ngoài đến thăm Rôma, như với bà Ursula Van der Leyen ngày 22/5/2021. Bà chủ tịch của Ủy ban Châu Âu nằm trong số những người, như bà Thủ tướng Angela Merkel, cho rằng giải pháp để phổ biến vắcxin rộng rãi đúng hơn hệ tại khuyến khích việc sản xuất hiện có rồi xuất khẩu, hơn là chạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các nhà công nghiệp.
« Đức Giáo hoàng được xem như là một tác nhân có khả năng đưa những người khác nhau đến bàn ăn, một cách vô vị lợi, và giúp thúc đẩy cuộc tranh luận. Ngài được coi như là một tác nhân cao quý », nữ tu Carol Keehan nhận định. Sơ đã từng là chủ tịch Hiệp hội Y tế Công giáo của Hoa Kỳ từ năm 2005 đến 2019. Sơ là người đã có một ảnh hưởng thực sự trong cuộc tranh luận trước công chúng Hoa Kỳ, và vẫn duy trì mối liên hệ đều đăn với ngành công nghiệp dược phẩm.
Sơ nói : « Chắc chắn rằng lập trường của Đức Phanxicô về bằng sáng chế đã được coi trọng, nhưng không được giảm thiểu cuộc tranh luận thành chủ đề này. Chúng ta có ít thời gian. Điều ưu tiên là cung cấp vắcxin cho những người không có, để tất cả mọi người muốn đều có thể được tiêm ».
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: covid, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’