VAI TRÒ CỦA ĐẠI HỌC KHI ĐỐI DIỆN VỚI CÁC THÁCH THỨC HIỆN ĐẠI THEO ĐỨC PHANXICÔ
Hôm 16/5/2022, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các hiệu trưởng của các đại học công lập của Lazio, một vùng của Rôma. Ngài nhắc nhở họ về việc phục vụ « quan trọng » mà đại học phải thực hiện trong xã hội cũng như đối với các sinh viên trẻ được mời gọi đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng. Ngài cũng cầu chúc mối liên hệ giữa Giáo hội và tổ chức đại học được củng cố.
Đại dịch, chiến tranh, biến đổi khí hậu, gia tăng bất bình đẳng : biết bao thách thức của thời đại chúng ta đặt ra cho các đại học « một bổn phận trách nhiệm cao cả », Đức Thánh Cha tuyên bố vào đầu buổi tiếp kiến các hiệu trưởng của 13 đại học công lập của vùng Lazio.
Các bạn trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các vấn đề này, « có nguy cơ tạo ra một bầu khi chán nản và hoang mang, mất tự tin, thậm chí tệ hơn là nghiện ngập ». Để tránh điều đó, « cần phải có sự đầu tư lớn cho giáo dục », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời đề cập đến Hiệp ước giáo dục toàn cầu mà ngài đã khởi động vào tháng 9/2019. Ngài nói thêm, « chúng ta đang sống trong sự khủng hoảng » và các bạn trẻ phải học biết « làm thế nào sống cuộc khủng hoảng và vượt lên khủng hoảng, để nó không biết thành xung đột ».
Đặt con người ở trung tâm
Cần phải nhắm đến “chân trời của hòa bình” và một “sự phát triển đích thực và toàn diện”, “những gì chỉ có thể được xây dựng với ý thức phê bình, tự do, sự đương đầu lành mạnh và đối thoại”, bén rễ trong “cụ thể”. Đó là những nguyên tắc của đại học và “của vai trò mà tổ chức này chỉ có thể có, vượt trên những rào cản và các biên giới”. Điều đó cho thấy “giá trị trung tâm của nhân vị”, vốn phải ưu tiên nếu chúng ta suy nghĩ lại “các mô hình kinh tế, văn hóa và xã hội của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Chính thuật ngữ đại học cũng chỉ một cộng đồng, nhưng còn một ý tưởng về sự hội tụ tri thức, trong việc tìm kiếm chân lý và ý nghĩa cho việc đối thoại giữa tất cả mọi người nam và người nữ trên thế giới”.
Đó là lý do tại sao việc phục vụ mà đại học có thể mang lại ngày nay là “thực sự quan trọng”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, để tập hợp “các năng lượng trí thức và luân lý tốt nhất”.
Lắng nghe và đào tạo về sự tôn trọng
Đức Thánh Cha tiếp đến gợi lên các sinh viên, vốn “không bằng lòng với sự tầm thường, (…) với sự lặp đi lặp lại đơn giản các dữ kiện, thậm chí là một sự đào tạo chuyên nghiệp mà không có chân trời”. Chẳng hạn trong lãnh vực kinh tế, đòi hỏi của họ thúc đẩy họ “xây dựng những câu trả lời mới và hữu hiệu, vượt qua những rào cản cũ gắn liền với một nền văn hóa vô bổ của sự cạnh tranh quyền lực”.
Bên cạnh họ, các giáo viên phải chứng tỏ sự lắng nghe và cởi mở tâm trí, vì “đại học không có biên giới: sự hiểu biết, nghiên cứu, đối thoại, sự đương đầu chỉ có thể vượt qua mọi rào cản và trở nên “phổ quát””, Đức Phanxicô nhấn mạnh và đồng thời mời gọi đào tạo các sinh viên biết “tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng tha nhân, tôn trọng công trình tạo dựng và tôn trọng Đấng Tạo Hóa”.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích việc đón tiếp “các sinh viện, các nhà nghiên cứu và các giáo viên nạn nhân của những cuộc bách hại, chiến tranh và phân biệt kỳ thị nơi các nước khác nhau trên thế giới”, và quan tâm đến “sự nghèo khổ và những vùng ngoại vi hiện sinh và xã hội”
“Ước gì anh chị em có thể đọc và đối mặt với sự thay đổi thời đại này với suy tư và phân định, mà không có thành kiến ý thức hệ, không sợ hãi hoặc chạy trốn, hay tệ hơn, không theo chủ nghĩa tuân thủ”.
Đào sâu tương quan với Giáo hội
Đức Thánh Cha đặc biệt cảnh giác các ý thức hệ “đóng lại bức tranh toàn cảnh phổ quát” và “phá hủy nhân tính của một con người”. “Trong Giáo hội, chúng ta cũng có như thế, nhiều ý thức hệ, đôi khi, không mang lại lợi ích”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói về Năm Thánh 2025. Đó là cơ hội nhắc nhớ rằng vào năm 1303, ba năm sau khi cử hành Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300, một sắc lệnh của Đức Boniface VIII đã được tạo nên, Studium Urbis – hay đại học Rôma, ngày nay là La Sapienza -, “như để cho thấy trên thực tế và tái khẳng định mối tương quan tự nhiên giữa Giáo hội và tổ chức đại học, một trong những biểu hiện lâu và mang tính mô hình nhất của văn minh Châu Âu, vốn tiếp đến được phát triển trên toàn thế giới”. Vấn đề bây giờ là duy trì và củng cố mối tương quan này, “trong sự xây dựng có trách nhiệm và bền vững các con đường phát triển”.
“Những người lữ hành của Hy vọng”, khẩu hiệu của Năm Thánh sắp đến, tóm tắt sự dấn thân này “hướng đến các mục tiêu chung về cuộc sống, sự tốt lành và tình huynh đệ”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Giáo-dục, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY