“VATICAN ĐÃ CHƯA BAO GIỜ LÊN TIẾNG CÁCH CHÍNH THỨC VỀ VIỆC BÁCH HẠI NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ “
Ý kiến của Emmanuel Lincot, nhà Hán học, về mối tương quan giữa Vatican và Trung Quốc
“VATICAN ĐÃ CHƯA BAO GIỜ LÊN TIẾNG CÁCH CHÍNH THỨC VỀ VIỆC BÁCH HẠI NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ “
Ngày 8/7/2020, hơn 70 vị lãnh đạo các tôn giáo – Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo – đã công bố một bản tuyên ngôn lên án việc Trung Quốc bách hại dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Trong số những người ký bản tuyên ngôn này có hai Hồng y của Châu Á, mà việc ký công khai này xem ra tương phản với sự thinh lặng của Vatican về vấn đề này. Emmanuel Lincot, nhà Hán học, phân tích tình hình.
La Croix : Hai Hồng y Công giáo nằm trong số các vị lãnh đạo tôn giáo lên án việc bách hại ngươi Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Việc ủng hộ này có đặt Vatican – vốn rất kín tiếng về vấn đề – vào tình trạng khó khăn không ?
Emmanuel Lincot : Theo tôi, các vị Hồng y Công giáo đã ký bản tuyên bố này sẽ không gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao trong Giáo hội Công giáo. Không được nhìn xem ở đó một sự đối đầu luân lý giữa một Vatican hèn nhát và thinh lặng và những vị hữu trách Công giáo nổi loạn và can đảm. Khi gánh lấy một sự dấn thân luân lý, ở đây Đức Tổng Giám mục Jakarta và Đức Tổng Giám mục Rangoun diễn tả những sự phản đối bản xứ đối với Trung Quốc. Đức Tổng Giám mục Rangoun, Đức cha Charles Maung Bo, là một người Miến Điện vốn đối lập cách mạnh mẽ trước sự ảnh hưởng kinh tế của cường quốc láng giềng Trung Quốc trong đất nước của mình. Về phần mình, Đức Tổng Giám mục Jakarta muốn bảo vệ việc đối thaoị giữa cộng đồng Công giáo và chính phủ Inđônêxia, rất mong manh. Vậy mà mỗi tương quan giữa Inđônêxia và Trung Quốc, vốn trước đây tốt đẹp, lại đang càng ngày càng xấu đi và cuối cùng chính phủ bắt đầu lo lắng về số phận của người Duy Ngô Nhĩ.
La Croix : Làm thế nào giải thích sự thinh lặng của Vatican về vấn đề này ?
E. Lincot : Cần phải nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô là vị Giáo hoàng dòng Tên đầu tiên, và sứ mạng loan báo Tin Mừng ở Châu Á được ghi khắc trong ADN tôn giáo của ngài. Do đó, Đức Giáo hoàng tìm cách, về mọi phương diện, tái lập mối quan hệ rất căng thẳng giữa Giáo hội và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn mới được khá hơn. Sự thinh lặng của ngài về người Duy Ngô Nhĩ, cho dầu nó làm tổn hại đến uy tín luân lý của ngài, xem ra như là cái giá phải trả để không làm phật lòng Trung Quốc. Vì thế, Vatican đã chưa bao giờ lên tiếng cách chính thức về việc bách hại người Duy Ngô Nhĩ, đang khi thực tế là chính phủ Trung Quốc càng ngày càng gây hấn trong ba mươi năm qua. Nhưng Vatican cũng không tố giác các phong trào phản đối ở Hong Kong, và không bảo vệ quy chế dân chủ của hòn đảo Đài Loan, nơi mà Vatican có một tòa khâm sứ Tòa Thánh. Thậm chí Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chưa bao giờ gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
La Croix : Nơi các nước phương Tây, từ nhiều tháng nay, có một phong trào phản đối nổi lên chống lại Trung Quốc về số phận của người Duy Ngô Nhĩ. Phải chăng áp lực này cuối cùng sẽ đẩy Vatican đến chỗ phản ứng ?
E. Lincot : Trái lại, phong trào phản đối ở phương Tây này giữ Đức Giáo hoàng trong sự thinh lặng vì Hòa Kỹ rõ ràng tỏ ra như là lãnh đạo đường hướng phản đối này. Vậy mà, Đức Phanxicô đã giữ khoảng cách với chính quyền Trump và ngài không bị lừa bởi trò chơi của ông ấy. Bằng việc tham gia cuộc thập tự chinh chống lại Trung Quốc, Hoa Kỳ nhận thấy nơi số phận bi thảm của người Duy Ngô Nhĩ một cái cớ luân lý để theo đuổi cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đức Giáo hoàng cũng là một giáo sĩ người Áchentina, ngài đến từ « Thế giới thứ ba », và có lẽ qua đó tìm cách không theo chiến lược của các cường quốc phương Tây, được thôi thúc bởi lợi ích kinh tế hơn là dấn thân luân lý. Thế nhưng, thật khó để thấy lập trường này sẽ tiến triển như thế nào, vì nền ngoại giao của Vatican cũng khó hiểu và bí nhiệm như nền ngoại giao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa !
Tý Linh chuyển ngữ
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »