VATICAN ĐIỀU CHỈNH VỀ VIỆC TIẾP CẬN CÁC BÍ TÍCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN
Được chất vấn vào ngày 13/7/2023 bởi Đức Hồng y Dominik Duka, OP, nhân danh Hội đồng Giám mục Séc, Đức tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng y Victor Manuel Fernández, đưa ra một loạt câu trả lời về việc ban các bí tích cho người ly dị tái hôn.
Tông huấn Amoris Laetitia có thể chế hóa khả năng rước lễ không? Ai cần phải đánh giá hoàn cảnh của các cặp vợ chồng? Một giáo phận có thể đưa ra quyết định một cách tự trị không? Làm thế nào thiết lập sự thống nhất về những vấn đề này mà không làm xáo trộn Huấn quyền thông thường của Giáo hội? Tháng Bảy vừa qua, nguyên Tổng Giám mục của Praha đã làm thông ngôn cho hàng giám mục Séc. Nhân danh HĐGM Séc, ngài đã yêu cầu Bộ Giáo lý Đức tin làm sáng tỏ, sau khi xuất hiện một bản văn từ các giám mục giáo phận Buenos Aires và một lá thư của Đức Thánh Cha gửi đến bộ phận mục vụ của giáo phận này.
Trong câu trả lời được nêu ra trong mười điểm, Bộ Giáo lý Đức tin xác nhận rằng Tông huấn Amoris laetitia của Đức Thánh Cha Phanxicô – “một tài liệu của Huấn quyền thông thường của Đức Giáo hoàng mà tất cả mọi người được mời gọi thể hiện sự vâng phục của trí tuệ và ý chí” – mở ra khả năng tiếp cận các bí tích Hòa giải và Thánh Thể khi, trong một trường hợp cụ thể, “có những hạn chế làm giảm nhẹ trách nhiệm và tội lỗi” (AL 301.302).
Bộ nhắc lại : là thành quả “của công việc và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo hội, với sự trung gian của hai Thượng hội đồng và của Đức Thánh Cha”, Tông huấn của Đức Thánh Cha dựa trên “huấn quyền của các vị Giáo hoàng tiền nhiệm, những người đã công nhận khả năng tiếp cận Bí tích Thánh Thể cho những người ly dị với những cuộc kết hôn mới “, với điều kiện họ phải “cam kết sống tiết dục hoàn toàn, nghĩa là tránh những hành vi đặc thù của vợ chồng” như Đức Gioan Phaolô II đã đề xuất, hoặc “cam kết sống mối quan hệ của họ.. như những người bạn” như Đức Bênêđíctô XVI đã đề xuất. Đức Phanxicô, nếu ngài duy trì “đề nghị về việc tiết dục hoàn toàn cho những người ly dị và tái hôn trong một cuộc kết hợp mới, nhưng thừa nhận rằng có thể có những khó khăn trong việc thực hành nó và do đó cho phép, trong một số trường hợp, sau khi có sự phân định thích đáng, việc ban bí tích hòa giải ngay cả khi người ta không thể trung thành với việc tiết dục do Giáo hội đề xuất”.
Sự phân định cá nhân và mục vụ
Đây không phải là “giấy phép” do Amoris Laetitia thiết lập. Việc tiếp cận các bí tích của những người đã ly dị đang tham gia vào một cuộc kết hợp mới là kết quả của một “tiến trình phân định cá nhân và mục vụ”.
Trong tiến trình này, mỗi người được mời gọi đặt mình cách cá nhân trước Thiên Chúa để trình bày lương tâm của mình trước Ngài. Trong Amoris Laetitia, cũng được viết (số 300) rằng những người ly dị và tái hôn phải tự hỏi mình đã cư xử như thế nào đối với con cái khi sự kết hợp hôn nhân rơi vào khủng hoảng; liệu đã có những nỗ lực hòa giải hay chưa; đâu là hoàn cảnh của đối tác bị bỏ rơi; mối quan hệ mới có những hậu quả gì đối với phần còn lại của gia đình và cộng đồng tín hữu; nó nêu gương nào cho những người trẻ đang phải chuẩn bị cho hôn nhân. “Suy tư chân thành có thể củng cố niềm tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, điều không được khước từ đối với bất cứ ai”.
Linh mục được kêu gọi thể hiện khuôn mặt hiền mẫu của Giáo hội
Nhưng hiển nhiên, Bộ nhấn mạnh, cuộc hành trình cá nhân này phải nhận được sự hỗ trợ của một linh mục. Chính linh mục phải là người đánh giá hoàn cảnh hiện tại của các cặp vợ chồng có liên quan. Trên thực tế, chính linh mục là người “đón tiếp mọi người, chăm chú lắng nghe và cho họ thấy khuôn mặt hiền mẫu của Giáo hội, bằng cách đón nhận ý hướng ngay thẳng và thiện ý của họ muốn đặt cả cuộc đời họ dưới ánh sáng Tin Mừng và thực hành bác ái”. Đây là việc đồng hành mục vụ như một việc thực thi “con đường đức ái” (via caritastis) vốn không gì khác hơn là “một lời mời đi theo con đường của Chúa Giêsu, con đường của lòng thương xót và hội nhập”.
Nói tóm lại, ý thức cá nhân này, được linh mục đồng hành và được soi sáng bởi các định hướng của Giáo hội, “được mời gọi tự đào tạo để đánh giá và đưa ra phán đoán đầy đủ để phân định khả năng tiếp nhận các bí tích”. Khi được hỏi về tính khả thi của việc giao phó những vụ việc này cho tòa án giáo hội có thẩm quyền, Đức cha Victor Manuel Fernández nói rõ rằng trong những hoàn cảnh có thể đưa ra tuyên bố (hôn nhân) vô hiệu, việc nhờ đến tòa án giáo hội sẽ là một phần của quá trình phân định. Bộ lưu ý rằng vấn đề “được đặt ra trong những hoàn cảnh phức tạp hơn khi không thể đạt được tuyên bố vô hiệu”.
Sự giúp đỡ kịp thời của Giám mục và hàng giám mục
Nếu linh mục có trách nhiệm đồng hành với những người liên quan, thì họ phải được giúp đỡ. Đức cha Fernández viết: “Có thể và thậm chí đáng mong muốn Đấng bản quyền của một giáo phận thiết lập một số tiêu chí mà, phù hợp với giáo huấn của Giáo hội, có thể giúp họ”. Và nếu thẩm quyền hợp pháp của mỗi Giám mục vẫn nằm trong giáo phận của mình, thì Đức Cha Fernández cũng cho rằng việc Hội đồng Giám mục đồng ý, nhằm đến sự hiệp nhất của Giáo hội, về các tiêu chí tối thiểu để cập nhật các đề xuất của Amoris Laetitia, là điều thích hợp.
Cuối cùng, Đức Hồng y Tổng trưởng khẳng định rằng tiến trình đồng hành không nhằm “nhất thiết phải kết thúc” bằng các bí tích. Nó có thể hướng tới các hình thức hội nhập khác vào đời sống của Giáo hội, với “sự hiện diện nhiều hơn trong cộng đoàn, tham gia vào các nhóm cầu nguyện hoặc suy tư hoặc tham gia vào các việc phục vụ khác nhau trong Giáo hội”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG