CÔNG ĐỒNG VATICAN II: LUÔN MANG TÍNH THỜI SỰ ĐẾN MỨC KHÔNG CẦN PHẢI CÓ MỘT VATICAN III

Written by xbvn on Tháng Một 11th, 2013. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

Có ba phản ứng trước Công Đồng Vatican II : bảo thủ (sợ hãi, không bắt kịp, hoài cổ), cấp tiến (phấn khích, lạm dụng, sa đà) và những người hiểu thông điệp của Vatican II. Những người “bảo thủ” – như SSPX – chối bỏ CĐ Vatican II và các thành quả của CĐ, trong khi những người “cấp tiến” lại xuyên tạc, bóp méo Vatican II vơi lối giải thích, suy diễn và – đáng ngại nhất – áp dụng chúng vào nhiều khía cạnh muc vụ như Phụng Vụ, thần học,…dẫn tới những hệ quả tiêu cực có ảnh hưởng lâu dài và không ít trong số nầy – nổi bật như Hans Kung – “mơ” tới một Vatican III ! Đức TGM Mullor Garcia đã khôn khéo trả lời những lập luận và hiểu biết sai lệch về CĐ Vatican II. Nhân Năm Đức Tin và Kỷ Niệm 50 năm CĐ. Vatican II, TU ES PETRUS xin  gửi tóm lược bài nói chuyện của Đức TGM Mullor Garcia.

CÔNG ĐỒNG VATICAN II:

LUÔN MANG TÍNH THỜI SỰ ĐẾN MỨC KHÔNG CẦN PHẢI CÓ MỘT VATICAN III

Công  Đồng Vatican II có tính chất thời sự đến mức khó mà hiểu được “vì sao một số người cả gan gợi ý một CĐ Vatican III để bổ sung nó” : Đó là lời của Đức TGM người Tây Ban Nha,Justo Mullor Garcia,chủ tịch Viện Hàn Lâm giáo hoàng thuộc Giáo hội tại một hội nghị tổ chức tại toà đại sứ Tây Ban Nha cạnh Toà Thánh. Đức TGM nói thêm rằng giá như ngày nào đó người ta phải tổ chức một công đồng khác, thì Vatican II sẽ không bao giờ là một ‘công đồng lỗi thời’,nhưng là một cái gì đó “thời sự và cởi mở”.

Trong các hoa trái của CĐ nầy, Đức TGM đã kể ra sự biến đổi nền ngoại giao [Toà Thánh.ND] thành công cụ đối thoại và những phong trào thuộc Giáo Hội vốn đã chứng minh rằng họ hiểu sứ điệp toàn bộ của CĐ Vatican II “ngoài những lược đồ bảo thủ hoặc cấp tiến, thích hợp với những nền chính trị ngẫu nhiên hơn là với thực tại liên kết với đời sống đạo”. Đức TGM Mullor Garcia sau đó đã gợi lại nhiều kỷ niệm : “đối với tôi và với những người khác”, CĐ nầy đã làm thành “một ân sủng hết sức đặc biệt và rõ ràng”, vì trong những năm thập niên 50, nhiều giáo sĩ và giáo dân “chờ đợi từ Giáo Hội những động thái cải tổ và gần gũi với Phúc Âm hơn là một số truyền thống lịch sử và xã hội xưa cũ”. Đã có ước ao một Giáo Hội được tinh luyện, vì quyền lực trần tục đã luôn là một cám dỗ : còn hơn cám dỗ xác thịt, đó là cám dỗ kiêu ngạo. Ngài nhắc lại những thách đố đã nỗi lên,nêu tên Đức TGM Gp Milan thời bấy giờ, ĐHY Montini [ Giáo Hoàng Phaolo VI 1963 – 1978.ND],người công khai hỏi phải chăng một số trong các cơ chế như là ngành ngoại giao – với sự biến mất quyền lực trần tục của các giáo hoàng, sắp trở thành lỗi thời. Câu trả lời của CĐ Vatican II :” Ngành ngoại giao của GH, chẳng những không hãm tự do, mà sẽ luôn có thể mở những cánh cửa cho đối thoại với mọi xã hội dân sự tôn trọng nhân quyền”. Đức TGM Mullor Garcia đã xác định rằng “ nhiều nhà bình luận đã quên rằng hai Hiến chế tín lý của CĐ Vatican II đã chiếu toả một ánh sáng giúp làm sáng tỏ tất cả mọi văn bản chính thức khác”.  Vì lý do đó, CĐ của thế kỷ XX không chỉ là về mục vụ. Kết luận các nhận định cá nhân nầy, Đức TGM Garcia đã đưa ra ánh sáng hai thái độ tồn tại : một của hàng giáo sĩ và một của hàng giáo dân.

Thái độ của hàng giáo sĩ đã tạo một sức đẩy cho những thực tại mục vụ mới trong Giáo Hội,như chức giáo sĩ cá nhân của Opus Dei, phong trào Focolari, Hiệp Thông va Giải Phóng hoặc Con Đường Tân Dự Tòng. Tất cả những thực tại nầy, khai sinh trước CĐ,cho thấy họ đã hiểu thông điệp toàn diện của Vatican II “ngoài những lược đồ bảo thu hoặc cấp tiến, hiểu sứ điệp toàn bộ của CĐ Vatican II “ngoài những lược đồ bảo thủ hoặc cấp tiến, thích hợp với những nền chính trị ngẫu nhiên hơn là với thực tại liên kết với đời sống đạo”.

Thái độ của hàng giáo dân sẽ sản sinh sự gia tăng những đại diện ngoại giao bên cạnh Toà Thánh và những vị sứ thần [Toà Thánh] trong cac quốc gia khác nhau,như những  dữ liệu cho thấy điều đó và như các vị đại sứ và nguyên thủ quốc gia làm chứng điều đó : khởi phát từ 19 toà đại diện ngoại giao chính thức bbên cạnh Toà Thánh vào thời thống nhất nước Ý và sự sụp đổ các nước thuộc Giáo Hoàng, ngày nay con số đại diện ngoại giao là 178,chưa tính 18 phái bộ Giáo Hoàng và 22 phái đoàn quốc tế.

Tất cả những hiệu quả tích cực nầy của CĐ Vatican II tượng trưng với Giáo Hội “một sức đẩy để sống những giá trị căn bản được Phúc Âm đề ra” và ngày nay là một sự canh tân tích cực dưới nhiều khía cạnh, không vì thế mà chối bỏ những tình huống tiêu vực như là sự sa sút ơn gọi tu trì và sự vô cảm các nước có truyền thống Kitô giáo,vốn dù sao đi nữa cũng đã không cản trở những động năng của CĐ Vatican II. Cuộc khủng hoảng hậu Công Đồng “không con nghi ngờ gì nữa có nguyên nhân là những ảnh hưởng mạnh mẽ từ bên ngoài” và “từ những bộ phận của chính Giáo Hội vốn có thái độ hoài nghi trước những thay đổi lớn lao do Công Đồng đề ra”. Những thay đổi nầy đã được chỉ ra trong hiến chế Giáo Hội [ Lumen Gentium], với sự mở cửa rõ ràng và hai mặt: mở ra cho sự thánh thiện cá nhân, dành cho hết mọi người đã nhận phép Rửa và mở ra cho đối thoại với các tín hữu của Cựu và Tân Ước.

(Zenit 10/01/2013)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31