VATICAN PHẢN ỨNG TRƯỚC VIỆC KẾT ÁN ĐHY OUELLET Ở PHÁP
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, được một số nhà báo hỏi, đã nói về vụ việc liên quan đến bà Sabine de la Valette, nguyên là nữ tu Marie Ferréol. Ông xác nhận rằng Phủ Quốc vụ khanh đã gửi một công hàm tới Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh.
Trả lời yêu cầu của một số nhà báo, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, xác nhận rằng Phủ Quốc vụ khanh đã gửi một công hàm tới Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh, nhấn mạnh những nội dung sau:
– Tòa Thánh chỉ biết được báo chí về quyết định được cho là của Tòa án Lorient, ở Pháp, về một tranh chấp dân sự liên quan đến việc sa thải bà Sabine de la Valette (trước đây là Nữ tu Marie Ferréol) khỏi một dòng tu;
– Đức Hồng Y Marc Ouellet chưa bao giờ nhận được bất kỳ lệnh triệu tập nào từ Tòa án Lorient;
– Đức Hồng Y Marc Ouellet đã thực sự thực hiện một cuộc kinh lý đến cộng đoàn Nữ tu Đa Minh Chúa Thánh Thần, theo sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha; vào cuối chuyến kinh lý này, một loạt biện pháp giáo luật đã được áp dụng đối với bà Sabine de la Valette, bao gồm cả việc sa thải bà khỏi dòng tu này;
– Một quyết định có thể có của Tòa án Lorient không chỉ có thể khơi lên những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền miễn trừ, và trong trường hợp nó liên quan đến kỷ luật nội bộ và tư cách thành viên của một dòng tu, quyết định này có thể dẫn đến vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản đối liên quan đến tự do tôn giáo và tự do hiệp hội tín hữu Công giáo.
Vụ nữ tu Marie Ferréol
Cộng đoàn Nữ tu Đa Minh Chúa Thánh Thần đã bị tòa án dân sự Lorient kết án hôm thứ Tư ngày 3/4/2024 vì sa thải một nữ tu, được cho là “vô cớ” theo lời nữ tu này, sau khi đã sống 34 năm trong Dòng theo chủ nghĩa truyền thống này. Đức Hồng y người Canada Marc Ouellet và hai vị kinh lý của Vatican cũng bị kết tội trong vụ này. Các ngài đã tuyên bố muốn kháng cáo.
Hiệp hội công đoàn của Cộng đoàn Nữ tu Đa Minh Chúa Thánh Thần sẽ phải trả 33.622 euro cho bà Sabine Baudin de la Valette (Mẹ Marie Ferréol), như một phần của nghĩa vụ cứu trợ.
Phòng dân sự cũng kết án cộng đoàn tu trì này phải trả cho cư dân cũ của mình 182.400 euro cho những thiệt hại về vật chất và 10.000 euro cho những thiệt hại về tinh thần, liên đới với Đức Hồng Y Marc Ouellet và các vị kinh lý của Vatican, cha Jean-Charles Nault, tu viện trưởng của Saint-Wandrille, và Mẹ Emmanuelle Desjobert, tu viện trưởng Boulaur.
Mẹ Marie Ferréol, 57 tuổi, đã bị sa thải vào tháng 10 năm 2020 khỏi cộng đoàn của bà ở Berné, gần Lorient, sau chuyến kinh lý được Đức Thánh Cha Phanxicô ủy thác cho Đức Hồng y Ouellet và hai vị kinh lý khác đã lắng nghe khoảng một trăm người, theo thông lệ của các dòng tu. Chuyến kinh lý diễn ra sau nhiều năm căng thẳng trong Tu viện này.
Sơ bị buộc tội gì? (theo bài viết ngày 24/06/2021, trên nhật báo La Croix)
“Mẹ Marie Ferréol không biết tại sao mình bị đuổi đi, ngoại trừ “ma quỷ”, và không thể tự vệ. Thông thường, cần có sự kiện cụ thể,” Bà Le Gouvello, luật sư bào chữa cho nữ tu này, phản đối. Những vị kinh lý, cha Jean-Charles Nault, tu viện trưởng của Saint-Wandrille, và Mẹ Desjobert đảm bảo về phần mình rằng họ đã dành thời gian để giải thích cho bà những lời buộc tội đối với bà. “che đậy và dối trá”, “nguồn gốc của bầu không khí nghi ngờ và sợ hãi”… Dom Nault giải thích : “Mẹ Marie Ferréol muốn có những ví dụ cụ thể. Nhưng chúng sẽ bị nhận dạng ngay lập tức vì các sơ biết rất rõ về nhau. Nếu các sơ nói chuyện một cách thoải mái, đó là vì họ biết rằng họ có thể tin tưởng vào tính bảo mật của các cuộc trao đổi”.
Mẹ Marie Magdeleine, người phát ngôn của Dòng, lấy làm tiếc: “Một điều là không biết bạn đang bị buộc tội về điều gì, một điều khác là không nhận ra điều đó”. “Mẹ Marie Ferréol trong quá khứ đã bị các bề trên kế nhiệm nhiều lần trách cứ về mối quan hệ của mẹ với quyền bính và sự tuân phục. Trong những năm gần đây, mối quan hệ đã xấu đi. Không muốn xâm phạm tính bảo mật, tôi có thể nói rằng theo nhiều lời chứng, Mẹ Marie Ferréol đã chỉ trích một cách có hệ thống việc cai quản của Dòng. Mẹ ấy cố gắng kích động các chị em chống lại nhau, cũng như chống lại cấp trên của họ, thậm chí lên đến Giáo hoàng Phanxicô, người mà mẹ đã có những nhận xét rất cay độc. Về phía các nhà kinh lý, chúng tôi cảm nhận được tính nhân văn tuyệt vời và cảm giác lắng nghe tuyệt vời. Trong thời gian ở lại Pontcallec vào mùa hè năm ngoái, họ đã không buộc tội mẹ Marie Ferréol chút nào và sau đó cho ấn tượng muốn đề nghị các giải pháp cho mẹ.”
Luật sư của bà làm tiếc rằng bà đã bị sa thải mà không nhận được bất kỳ cảnh báo nào hoặc không thể đưa ra “bất kỳ lời bào chữa nào trước khi bị trừng phạt”. Những vị kinh lý khẳng định đã gửi cho bà hai lời cảnh báo trong chuyến kinh lý, một bằng lời nói, một bằng văn bản. Cha Nault đảm bảo, khi đề cập đến nhiều bài viết: “Quyết định này không đến một cách đột ngột, chúng tôi đã có cơ hội thảo luận kỹ lưỡng với mẹ Marie Ferréol.” “Một lá thư đầu tiên vào giữa tháng Tám, sau đó là một lá thư khác dài 12 trang trong đó mẹ ấy trả lời hai cáo buộc chính mà chúng tôi đã gửi cho mẹ ấy vào ngày 30 tháng Tám, và sau đó là những lá thư thông thường sau lệnh chế tài. Nói rằng mẹ ấy không có cơ hội để giải thích là sai.”
Dom Nault lưu ý: “Không có tội phạm, vì thế thủ tục tố tụng hình sự sẽ không có cơ sở. Nhưng có thể có những hành vi không phù hợp với đời sống thánh hiến. Chúng ta thực sự đang ở trong một vấn đề nội bộ về đời sống tu trì.”
Về dòng tu theo khuynh hướng truyền thống này :
Dòng Nữ tu Đa Minh Chúa Thánh Thần là một Tu hội đời sống tông đồ thuộc quyền giáo hoàng, phát sinh từ một huynh đệ , được sáp nhập vào Dòng Đa Minh vào năm 1943.
Tu viện duy truyền thống này có điểm đặc biệt là các nữ tu của nó chỉ tuyên khấn đồng trinh, bên cạnh lời hứa vâng phục và khó nghèo.
Dòng được thành lập bởi Cha Victor-Alain Berto (1900-1968), linh mục giáo phận Vannes, nhà thần học của Đức cha Lefebvre trong Công đồng Vatican II.
Công việc của Dòng chủ yếu là quản lý các cơ sở giáo dục: Pontcallec (nơi có nhà mẹ ở Morbihan), Nantes, Épinal, Draguignan và Saint-Cloud.
Tý Linh
(theo Vatican News và nhật báo La Croix)
Đọc thêm bài: Đức Phanxicô xin lỗi các nữ tu ở Pontcalec ở đây.
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS