VATICAN : TẬP CHỈ NAM VỀ NGHỆ THUẬT GIẢNG LỄ
Một tập chỉ nam về nghệ thuật giảng lễ đã được Bộ Phụng Tự giới thiệu hôm thứ Ba 10/2/2015, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh. Đây là một tập sách hơn 100 trang nhắc lại bản chất đặc thù của bài giảng trong Phụng vụ và đề nghị những đường hướng để giúp đỡ các nhà giảng thuyết trong sứ mạng rao giảng Lời Chúa.
Nguồn gốc của tập chỉ nam này là ở Thượng hội đồng năm 2008 về Lời Chúa khi các giam mục cho thấy ước muốn của cải thiện các bài giảng. Hai năm sau, trong Tông huấn Verbum Domini, đức Bênêđíctô XVI thấy “cần thiết việc xuất bản một tài liệu giúp cho các nhà giảng thuyết tìm được một sự trợ giúp quý giá để chuẩn bị cho việc thực thi thừa tác vụ của mình”.
Tập chỉ nam này gồm hai phần. Phần thứ nhất liên quan đến bản chất của bài giảng, chức năng và những đặc điểm của nó. Bài giảng là một hành vi phụng vụ, điều đó phần biệt bài giảng với tất cả các loại giảng thuyết khác. ĐHY Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự nêu rõ: bài giảng phát xuất trực tiếp từ Thánh Kinh và quy chiếu về Lời Chúa được công bố. Dành cho thừa tác viên có chức thánh là giám mục, linh mục hay phó tế, bài giảng phải phản ánh đời sống của người giảng và sống nhờ Lời Chúa.
Phần thứ hai đề cập chi tiết “nghệ thuật giảng thuyết” và đề nghị những dụng cụ để giúp đỡ vị chủ tế trong mùa thường niên hay vào những dịp lễ lớn của Phụng vụ, hay để cử hành hôn phối hay an táng. Tập chỉ nam này trích dẫn nhiều Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của đức Phanxicô. Bài giảng “phải vắn gọn và tránh giống với một cuộc hội thảo hay khóa học”. Nó không được tán rộng đến những chủ đề xa lạ với cử hành phụng vụ và cũng không trở thành một bài chú giải Thánh Kinh. Nếu văn kiện này nhìn nhận rằng không cần thiết phải là một nhà hùng biện để trở thành một nhà giảng thuyết tốt, thì nó nói rõ rằng người giảng thuyết phải tối thiểu làm chủ nghệ thuật nói trước công chúng.
“Điều quan trọng là không gây nhàm chán”, Đức cha Marc Roche, thư ký Bộ Phụng Tự, nhận xét. ĐHY Sarah nói thêm: “Bài giảng 20 phút là nhiều nơi những nước Tây phương nhưng lại ít ỏi ở Châu Phi”.
Tý Linh
theo Radio Vatican
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ