VỀ ĐẶC TÍNH CÔNG GIÁO CỦA GIÁO HỘI
Hôm Thứ tư 6-10-2013, khoảng hàng vạn tín hữu và khách hành hương bất chấp trời mưa đã tập trung tại quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần với Đức Thánh Cha. Dịp nầy Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Kinh Tin Kính. Sau đây là bài huấn từ của Đức Thánh Cha về đặc tính Công Giáo của Giáo Hội.
***
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng tốt lành!
“Tôi tin một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo…” Hôm nay chúng ta dừng lại để suy nghĩ về đặc tính nầy của Giáo Hội: tính Công Giáo của nó. Công giáo có nghĩa là gì? Nó đến từ tiếng Hy Lạp “kath’olon, nghĩa là “theo tất cả”, toàn bộ. Sự toàn bộ nầy được áp dụng cho Giáo Hội trong ý nghĩa nào ? Chúng ta nói rằng Giáo Hội là Công Giáo trong ý nghĩa nào? Tôi có thể nói trong ba ý nghĩa nền tảng.
1.Trước hết. Giáo Hội là Công Giáo bởi vì nó là không gian, là ngôi nhà mà trong đó toàn bộ đức tin được công bố, mà trong đó ơn cứu độ mà Đức Kitô mang lại cho chúng ta được tặng ban cho tất cả. Giáo Hội làm cho chúng ta gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót biến đổi chúng ta, vì Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Giáo Hội, Ngài ban cho nó sự tuyên xưng đích thực của đức tin, sự sung mãn của đời sống bí tích, sự xác thực của thừa tác vụ được truyền phong. Mỗi người trong chúng ta tìm được những gì cần thiết để tin, để sống như những Kitô hữu, để trở nên thánh thiện, để bước đi trong mọi nơi và mọi thời.
Xin đưa ra một ví dụ, chúng ta có thể nói rằng nó giống như trong đời sống của một gia đình. Trong gia đình, mỗi một người chúng ta được trao cho tất cả những gì có thể giúp cho chúng ta lớn lên, trưởng thành, sống. Chúng ta không thể phát triển cách riêng rẽ, chúng ta không thể bước đi cách riêng rẽ, cô lập chính chúng ta, nhưng chúng ta bước đi và phát triển trong một cộng đoàn, trong một gia đình. Chúng ta có thể lắng nghe Lời Chúa trong Giáo Hội, với sự chắc chắn rằng đó là sứ điệp mà Chúa đã gửi đến cho chúng ta. Trong Giáo Hội chúng ta có thể gặp gỡ Chúa trong các phép Bí tích, đó là những cửa sổ rộng mở mà qua đó chúng ta được trao ban ánh sáng của Thiên Chúa, suối nguồn mà từ đó chúng ta kín múc chính sự sống của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội chúng ta học cách sống hiệp thông, trong tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa. Hôm nay mỗi một người chúng ta có thể tự hỏi mình: Tôi sống trong Giáo Hội như thế nào? Làm sao tôi nhận được những món quà mà Giáo Hội trao tặng cho tôi để lớn lên, để trưởng thành làm người Kitô hữu? Tôi có tham gia vào đời sống cộng đoàn hay đóng kín mình trong những vấn đề của tôi?
2.Một ý nghĩa thứ hai: Giáo Hội là Công Giáo vì nó phổ quát; Giáo Hội được loan truyền khắp thế giới và loan báo tin Mừng cho mọi người nam và mọi người nữ. Giáo Hội không phải là một nhóm ưu tú; nó không chỉ liên quan đến một vài người. Giáo Hội không đóng kín; nó được sai đi đến mọi con người và toàn thể nhân loại. Và một Giáo Hội ấy cũng hiện diện trong những bộ phận nhỏ nhất của mình. Mọi người có thể nói: Giáo Hội Công Giáo đang hiện diện trong giáo xứ của tôi, vì giáo xứ ấy là một phần của Giáo Hội hoàn vũ, nó cũng là sự sung mãn của những món quà của Đức Kitô, đức tin, các Bí tích, thừa tác vụ. Nó ở trong sự hiệp thông với Giám mục, với Đức Thánh Cha và mở ra cho mọi người, không phân biệt. Giáo Hội không chỉ là cái bóng tháp chuông của chúng ta, nhưng bao quát cả một biển mênh mông con người ta, của những người tuyên xưng cùng một niềm tin, họ được nuôi dưỡng bởi cùng một Phép Thánh Thể, được phục vụ bởi cùng những vị mục tử. Chúng ta cảm nhận được hiệp thông với tất cả các Giáo hội, với tất cả các cộng đoàn Công giáo lớn nhỏ của thế giới! Và rồi chúng ta cảm nhận được rằng chúng ta tất cả đang làm nhiệm vụ, những cộng đoàn nhỏ và lớn, chúng ta phải mở tất cả các cửa ngõ của chúng ta và đi ra ngoài để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi phải làm gì để thông truyền cho người khác niềm vui được gặp gỡ Chúa, niềm vui được thuộc về Giáo Hội? Loan báo và làm chứng đức tin không chỉ liên quan đến một số ít người, nó cũng liên quan đến tôi, đến bạn, đến mỗi một người chúng ta!
3. Ý tưởng thứ ba và cuối cùng: Giáo Hội là Công Giáo vì nó là “Nhà của sự hòa hợp” ở đó sự hiệp nhất và sự khác biệt có thể được kết hợp để tạo nên sự phong phú. Chúng ta nghĩ về hình ảnh của một bản giao hưởng, nó có nghĩa là phù hợp và hài hòa, âm thanh của những nhạc cụ khác nhau cùng lên tiếng; mỗi thứ đều duy trì âm sắc không thể nhầm lẫn của mình và những đặc điểm âm thanh phù hợp với cái gì đó chung. Rồi có một người hướng dẫn, người nhạc trưởng, và trong bản giao hưởng được tất cả cùng thực hiện có một “sự hài hòa”, nhưng âm sắc của từng loại nhạc cụ, tính đặc thù của mỗi thứ không bị hủy bỏ, thay vào đó, nó được đánh giá tối đa!
Đó là một hình ảnh đẹp nói với chúng ta rằng Giáo Hội tựa như một dàn nhạc lớn, trong đó có muôn màu muôn vẻ; có sự khác biệt giữa các thành phần, nhưng không có xung đột, không có chống đối. Nó là một sự khác biệt cho phép mình được xây dựng trong sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần; Ngài là “Người Nhạc Trưởng” thật sự, chính Ngài là sự hòa hợp. Và ở đây chúng ta tự hỏi: chúng ta có sống hài hòa trong cộng đoàn của mình không? Chúng ta có chấp nhận người khác, có chấp nhận rằng có một sự khác biệt chính đáng hay chúng ta có khuynh hướng đồng nhất hóa tất cả mọi thứ? Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được trở nên “Công Giáo” hơn bao giờ hết!
XT (theo ZENIT)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC