VỀ ĐAN VIỆN ĐỨC BÀ AN NAM
Nhân đọc bản tin trên Vatican News tiếng Việt liên quan đến việc “kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam”, chúng tôi đăng lên đây, để có thêm thông tin, một đoạn trong bản báo cáo dài của Đức cha Henri Lécroart, Kinh Lý Đông Dương, nhân chuyến kinh lý đến Vùng Đại diện Tông Tòa Bắc Đàng Trong (Huế – An Nam) từ ngày 7-25/3/1923, liên quan đến “Đời sống tu sĩ trong Vùng Đại diện Huế”.
Cha Benoit Thuận (hình: internet)
Dưới đây là phần báo cáo cho Tòa Thánh, liên quan đến Đan viện Đức Bà An Nam:
Đan viện Đức Bà An Nam và Phước Sơn ở Tùng Luật, tỉnh Quảng Trị (An Nam) cách ga Đông Hà 30 cây số, được nối liền bởi một đường ôtô.
Đan viện Đức Bà An Nam nằm giữa vùng núi hoàn toàn vắng vẻ. Đất của đan viện rộng lớn và ít màu mỡ. Ngoài 10 ha đã được khai hoang, nó được bao phủ bởi những bụi rậm cao, nơi ẩn náu của lợn rừng, hươu và hổ.
Đan viện này đã được thành lập bởi hai linh mục của Hội Thừa Sai Paris: Cha Denis (Sư huynh Benoît, Bề trên) và cha Meendiboure (sư huynh Bernard). Nó gồm khoảng 15 thành viên trong đó có 7 đến 8 thành viên hợp xướng và các Sư huynh trợ sĩ. Quy luật là quy luật của thánh Biển Đức, Hiến pháp là Hiến pháp của dòng Xitô cải cách với một vài sửa đổi đặc biệt đối với An Nam.
Các Sư huynh hình thành một dòng giáo phận do Đức cha Allys nâng lên với sự chấp thuận của Tòa Thánh và Thánh Bộ Truyền bá Đức tin. Đức cha Allys muốn một cộng đoàn An Nam không liên quan đến các tu sĩ Dòng Trappe, nhưng những đề nghị sáp nhập vào Dòng Xitô cải cách đã được đưa ra bởi đan viện Xitô và bởi Dòng Trappe ở Bắc Kinh. Dòng này sẽ chỉ đồng ý nhận việc thành lập với điều kiện chuyển dời nó đến cao nguyên rất trong lành ở Trah-Ning (Lào), chẳng hạn ở Nong Het, trên đường thuộc địa số 7, đi từ Vinh đến Loung Brabang, (con đường sẵn sàng trong 2 năm). Nó rất xa với bất kỳ trung tâm nào ở An Nam.
Các Sư huynh có phép khấn đơn và con đã hân hạnh chủ sự nghi thức khấn lần đầu của 9 người biểu quyết, kể cả Bề trên, vào ngày 21 tháng Ba, lúc 5g30 sáng. Không kể 2 linh mục của Hội Thừa Sai…Con đã được giao tiến hành việc phong chức linh mục cho 2 tu sĩ bản địa, trước sự hiện diện của Đức cha Allys và ngài Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư của An Nam.
Các công trình xây dựng chưa kết thúc…, nhưng sẽ sớm hoàn thành. Chế độ sống là chế độ của người An Nam nghèo, sống bằng lao động của mình.
Con đã thẳng thắn đặt ra câu hỏi về tương lai cho Sư huynh Benoit, Bề trên, do sự kiện là chỉ có hai linh mục người châu Âu và ít có hy vọng tuyển chọn người châu Âu.
Đây là những gì Bề trên đã trả lời, trong một bức thư ngày 26 tháng Ba năm 1925, sau khi đã lấy ý kiến của đồng nghiệp của ngài, Sư huynh Benoit (Cha Meendiboure).
- Nếu, trong thời gian 3 năm ngăn cách chúng con với vĩnh khấn, Chúa Nhân Lành gởi đến cho chúng con các Sư huynh người châu Âu, thì chúng con vẫn sẽ là Dòng giáo phận trước tiên, rồi liên giáo phận nếu những cuộc thành lập khác có thể được thực hiện, rồi Dòng giáo hoàng nếu Chúa muốn.
- Nếu, trong suốt 3 năm này, không có người châu Âu nào đến gia nhập với chúng con, thì chúng con, với sự cho phép vị Đại diện Tông Tòa, sẽ thực hiện các bước để gia nhập vào đan viện Xitô, tuy nhiên với điều kiện các tu sĩ dòng Xitô sẵn lòng ở lại An Nam, Nam Kỳ, Campuchia, Bắc Kỳ. Họ không nhất thiết phải đến đây, chúng con sẽ đi theo họ đến Bắc Kỳ, đến Campuchia, và trong toàn bộ Đông Dương, và sẽ từ bỏ toàn bộ nơi ở của chúng con, nếu cần.
- Nếu các tu sĩ dòng Xitô không muốn đến với chúng con, hay chỉ muốn định cư trên một cao nguyên, xa với bất kỳ trung tâm nào ở An Nam, thì chúng con sẽ không đi theo họ. Điều đó sẽ làm mất đi mục đích của chúng con : đặt đời sống chiêm niệm trong tầm của các Kitô hữu An Nam.
Như thế, chúng con sẽ cố gắng thành lập một hội dòng thuần túy bản địa và để có cơ hội thành công nào đó, chúng con sẽ cho bầu chọn một Bề trên bản địa mà Sư huynh Benoit và con, chúng con sẽ vâng phục để củng cố việc thành lập.
Con đã trả lời cho lá thư này rằng giả thiết thứ nhất và thứ hai là tuyệt vời, nhưng giả thiết thứ ba (bầu chọn một bề trên bản địa trong ba năm) đối với con dường như ít chắc chắn hơn cho tương lai, vì không ai trong cộng đoàn đã từng sống đời tu trong một nhà dòng và người An Nam sẽ bị đặt vào chỗ dần dần để cho tu luật bị bỏ xó sau cái chết của hai người châu Âu hiện nay…Con đã nói rằng con muốn sáp nhập vào đan viện Xitô hơn, bởi vì sự sáp nhập này sẽ đảm bảo tính bền vững của việc tuân giữ tu luật được thông qua và sự an toàn của việc thành lập trong tương lai. Thiên Chúa sẽ mang lại câu trả lời bằng các biến cố.
Con nhận thấy rằng những người bản địa bất chấp sự nghiêm khắc của chế độ ăn uống vẫn mạnh khỏe. Còn về hai Cha người Pháp, sức khỏe của họ tốt, nhưng có lẽ những người châu Âu khác sẽ khó có thể quen với chế độ ăn uống : chế độ của người nghèo An Nam, sống nhờ lao động của họ. Hơn nữa, con tự hỏi liệu có cần thiết trong một cộng đoàn nhỏ như thế mà Bề trên là bề trên cả đời không ? Quy luật 18 của Hiến pháp.
Con đã được đánh động cách sâu xa bởi việc tổ chức của đan viện, bởi sự thinh lặng tu trì và bầu khí bình yên ngự trị ở đó…Một nỗ lực thành công có thể mở ra con đường đời sống chiêm niệm cho những người được chọn của Thiên Chúa, những người vốn phải là đông đảo nơi đất nước An Nam rất công giáo này !
————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(từ tư liệu của Hội Thừa Sai Paris)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- VIDEO BÀI CA QUAM PULCHRE GRADITUR (Tiếng Việt)
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO