VỀ SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO
“Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một gương xấu”. Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến chung hàng tuần tai quảng trường Thánh Phêrô hôm nay Thứ tư 22-1-2014.
***
Anh chị em thân mến, chúc buổi sáng tốt lành!
Thứ bảy vừa qua, Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo đã bắt đầu, và nó sẽ chấm dứt vào Thứ bảy tới, lễ Thánh Phaolô tông đồ trở lại. Sáng kiến tinh thần và quý giá nhất nầy lôi cuốn các cộng đoàn Kitô hữu đã hơn một trăm năm. Đây là thời gian dành để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả những người đã chịu phép rửa tội, phù hợp với ý muốn của Đức Kitô: “Xin cho họ nên một” (Ga 17,21).
Mỗi năm, theo hướng dẫn của Hội đồng Đại kết của các Giáo hội và Hội đồng Tòa thánh về Hiệp nhất Kitô giáo, một nhóm đại kết từ một khu vực cuả thế giới sẽ gợi ý một chủ đề và soạn ra những lời cầu nguyện cho Tuần lễ Cầu nguyện. Năm nay những lời nguyện nầy đến từ các Giáo hội và các Cộng đoàn giáo hội ở Canada, và họ qui về câu hỏi của Thánh Phaolô đã đặt ra cho các Kitô hữu Côrintô: “Vậy Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy sao?” (1Cor 1,13).
Chắc chắn Đức Kitô đã không bị phân chia. Tuy nhiên, với đau buồn, chúng ta phải thừa nhận cách chân thành rằng các cộng đoàn chúng ta tiếp tục sống chia rẽ mà đó là một gương xấu. Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu chúng ta là một gương xấu. Không có một từ nào khác: một gương xấu. Thánh Tông đồ nói: “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apollo, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô” (1,2). Ngay cả những người tuyên xưng Đức Kitô là đầu của họ cũng không được thánh Phaolô hoan nghênh, vì họ đã dùng danh của Đức Kitô để tách mình ra khỏi những người khác trong cộng đoàn Kitô hữu. Thế nhưng tên của Đức Kitô tạo nên sự hiệp thông và hiệp nhất, không phải là chia rẽ! Ngài đã đến để tạo ra sự hiệp thông giữa chúng ta, chứ không chia rẽ chúng ta. Bí tích Rửa tội và Thập giá là những yếu tố trung tâm của người Kitô hữu mà chúng ta vốn có chung. Ngược lại, những chia rẽ làm suy yếu sự khả tín và tính hiệu quả của việc dấn thân loan báo Tin Mừng của chúng ta và có nguy cơ đánh mất quyền năng của Thập giá (x. 1,17).
Thánh Phaolô quở trách các tín hữu Côrintô vì những tranh chấp của họ, nhưng ngài cũng đã cảm tạ Thiên Chúa “về ơn huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu. Quả vậy, trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe Lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người” (1, 4-5). Những lời nầy không là một hình thức đơn thuần, nhưng là một dấu chỉ cho thấy ngài nhìn ra trước hết –và ngài vui mừng chân thành về điều nầy—những quà tặng mà Thiên Chúa ban cho cộng đoàn. Mặc dù những đau buồn về các sự chia rẽ, mà không may là vẫn còn tồn tại, chúng ta hãy nhận lấy lời lẽ của thánh Phaolô như là một lời mời gọi hãy chân thành hoan hỉ về những ân sủng Thiên Chúa ban cho các Kitô hữu khác: chúng ta hãy nhận ra và vui mừng.
Thật tốt lành để ghi nhận những ân sủng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và, còn hơn thế, để nhận ra trong những Kitô hữu khác điều gì đó mà chúng ta đang cần, điều gì đó mà chúng ta có thể đón nhận như một quà tặng từ những anh chị em của chúng ta. Nhóm đại kết Canada soạn những lời cầu nguyện cho Tuần Cầu Nguyện nầy đã không kêu mời các cộng đoàn suy nghĩ về những gì họ có thể trao cho các cộng đoàn Kitô giáo anh em, nhưng đã khuyến khích họ gặp gỡ và hiểu biết những gì mà mọi người đôi lúc có thể đón nhận từ những người khác. Việc nầy đòi hỏi một cái gì đó nhiều hơn. Nó đòi hỏi cầu nguyện nhiều, sự khiêm tốn, suy tư và liên tục hoán cải. Chúng ta hãy tiến tới trên con đường nầy, cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu, để gương xấu nầy được chấm dứt và không còn tồn tại trong chúng ta nữa.
XT (theo ZENIT)
Tags: Hiệp-nhất
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA