VỀ VIỆC KẾT THÚC BÀI GIẢNG LỄ BẰNG TỪ AMEN
Có người bảo « được », có người bảo « không được ». Chúng tôi xin trích lại số 4 trong « Chỉ nam về bài giảng lễ » của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, năm 2014, như sau :
« Với tính cách là một thành phần của Phụng vụ, bài giảng lễ không chỉ là một hướng dẫn, mà còn là một hành vi thờ phượng. Khi đọc các bài giảng của các Giáo Phụ, chúng ta khám phá ra rằng nhiều vị đã kết thúc bài giảng của mình bằng một vinh tụng ca và từ : « Amen » : các ngài đã hiểu rằng mục đích của bài giảng không chỉ là thánh hóa dân Thiên Chúa, mà còn để tôn vinh Thiên Chúa. Bài giảng là một thánh thi tạ ơn vì những kỳ công của Thiên Chúa : nó loan báo cho các thành viên của của cộng đoàn rằng Lời Chúa được thành tựu trong việc họ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, và, hơn thế nữa, họ ca ngợi Thiên Chúa về sự thành tựu này.
Vì bản chất phụng vụ của nó, bài giảng lễ cũng có một ý nghĩa bí tích : Chúa Kitô hiện diện trong cộng đoàn tụ họp để lắng nghe Lời của Ngài, và do đó cũng trong lời rao giảng của thừa tác viên, nhờ đó chính Chúa, Đấng từng nói trong hội đường Nadarét xưa, đang giáo huấn dân Ngài. Đó là điều mà Tông huấn Verbum Domini diễn tả : « Tính bí tích của Lời Chúa do đó được hiểu bằng cách loại suy với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu được thánh hiến. Khi đến gần bàn thờ và tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta thực sự hiệp thông với Mình và Máu Chúa Kitô. Việc rao giảng Lời Chúa trong buổi cử hành ngụ ý việc nhìn nhận rằng chính Chúa Kitô đang hiện diện và nói với chúng ta để được lắng nghe » (VD, số 56) ».
Trích dẫn này cho thấy, việc kết thúc bài giảng lễ là “được”, vì nó diễn tả hành vi thờ phượng. Và nếu không muốn kết thúc bài giảng bằng “Amen” thì cũng “được”, vì không có luật nào buộc như thế. Nhưng nếu nói kết thúc bài giảng lễ bằng “Amen” là không đúng, là sai, là không được…, thì lời khẳng định như thế không có cơ sở vững chắc.
Tý Linh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”