VIỆT NAM: MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC CHA PIERRE LAMBERT DE LA MOTTE VÀ ĐỨC CHA PALLU

Written by xbvn on Tháng Một 22nd, 2024. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh, Việt Nam

Ngày 13/1/2024, án phong chân phước cho Đức Cha Pierre Lambert de La Motte đã chính thức được mở tại giáo phận Phan Thiết. Hơn 20.000 tín hữu Việt Nam đã đến cầu nguyện với vị giám mục truyền giáo người Pháp vào thế kỷ 17, một trong những người sáng lập Giáo hội tại Việt Nam và Hội Thừa sai Hải ngoại Paris cùng với Đức cha Pallu. Nhìn lại ảnh hưởng đáng kể của hai vị Giám mục này đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Vào ngày 13 tháng Giêng, gần 20.000 người Việt Nam đã tham dự thánh lễ khai mạc lễ phong chân phước cho Đức Cha Pierre Lambert de La Motte, ở miền Nam Việt Nam, gần Thành phố Hồ Chí Minh. Vài tháng trước đó, vào tháng 10 năm 2023, một cử hành tương tự khác đã diễn ra tại Nhà thờ chánh tòa Hà Nội nhân dịp mở án phong chân phước cho Đức cha François Pallu, cũng là người đồng sáng lập Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP).

Những người tiên phong của Giáo hội Việt Nam

Đức Cha Pierre Lambert de La Motte và Đức Cha Pallu được coi là cha đẻ của Giáo hội tại Việt Nam. Xuất thân từ Pháp, các ngài đều là Giám mục trong thời kỳ bị đàn áp và qua đời ở xa quê hương. Mối quan tâm đặc biệt của các ngài đối với Việt Nam đã để lại một di sản sâu sắc. Nhiều cộng đoàn mà các ngài thành lập ở đất nước này đã bảo tồn đức tin của mình bất chấp nhiều gian truân trải qua qua nhiều thế kỷ.

Trên thực tế, Đức Cha Lambert de La Motte sống ở nước láng giềng Xiêm, tức là Thái Lan ngày nay. Ở đó, với sự hỗ trợ của nhà vua địa phương, ngài đã thành lập nhà thờ Thánh Giuse ở Ayutthaya và chủng viện của nó – vốn đã trở thành điểm tham chiếu cho các nhà truyền giáo từ nhiều nước châu Á. Trong chuyến đi từ tháng 9 năm 1675 đến tháng 6 năm 1676, sau khi bí mật vào Việt Nam, ngài cũng truyền chức linh mục các các linh mục bản địa đầu tiên của đất nước.

Công việc của hai vị Giám mục truyền giáo này rất có ý nghĩa nên sự hiện diện của các ngài vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay tại Việt Nam. Ngày nay, Giáo hội Việt Nam có 27 giáo phận với hơn 50 giám mục và 4.000 linh mục. Ngoài ra còn có 10.000 nữ tu thuộc dòng Mến Thánh Giá, một hội dòng được Đức Cha Pierre Lambert thành lập năm 1670. Đây là dòng nữ tu đầu tiên ở Châu Á. Suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, các nữ tu tận tâm sống đời chiêm niệm cũng như hoạt động tông đồ và thực hiện công việc dạy giáo lý và đồng thời chăm sóc người nghèo, người đau khổ và người bệnh.

Giáo hội Công giáo Việt Nam mong muốn phong chân phước cho hai vị Giám mục thừa sai này. “Chúng tôi muốn một vị thánh truyền giáo để chúng tôi có thể noi gương truyền giáo của ngài và cầu xin ngài ban cho chúng tôi cảm hứng và niềm say mê loan báo Tin Mừng” , Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Huế và nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, tuyên bố, trong buổi lễ ngày 29 tháng 10 nhân dịp mở án phong chân phước cho Đức cha Pallu.

Ngài nói tiếp, vào ngày 13/1 : “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sẽ không thể duy trì được những gì mà Giáo hội này có được ngày hôm nay nếu không có sự đóng góp của Đức Cha Lambert”.

Một bước tiến đáng kể giữa Giáo hội và chính quyền Việt Nam

Sự xuất hiện của Đức cha Marek Zalewski, Sứ thần Tòa thánh thường trực tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2023, đã góp phần cải thiện mối quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc khai mở phong chân phước mới nhất cho Đức cha Pallu và Đức cha Pierre Lambert de La Motte xuất hiện như một giai đoạn mới trong mối quan hệ này. Quả thế, các việc khai mở này đến để thực hiện mong muốn bấy lâu nay của các Giám mục trong nước. Đây cũng là hai án phong chân phước đầu tiên cho các nhà truyền giáo nước ngoài được các giáo phận Việt Nam ủng hộ.

Cha Vincent Sénéchal, bề trên tổng quyền của MEP, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tất cả các Giám mục Việt Nam đang làm việc cho hai án phong chân phước này trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo Mondo e Missione: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ nuôi dưỡng ký ức về những cội rễ của Giáo hội của chính họ đến mức nào. Tôi thấy điều đó là can đảm. Họ có thể vượt qua sự chỉ trích của những người cho rằng Kitô giáo ở châu Á là tôn giáo của người nước ngoài. Họ nói: đây là các Giám mục của chúng tôi, đó là Giáo hội.”

Tý Linh

(theo Solenne Cortès, Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31