Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
“Chúa Giêsu đi ra”, đó là cụm từ thường được lặp lại trong các Tin Mừng. Chúa Giêsu đi ra từ đâu và đi ra đến những nơi nào? Nhà viết thời luận Martin Steffens chú tâm đến những bước chân của một vị Thiên Chúa mà chúng ta không để ý đến.
Đó gần như không phải là một cử chỉ. Tuy nhiên, đó là cử chỉ mà Chúa Giêsu thực hiện nhiều nhất trong các Tin Mừng (Mt 13, 1; Lc 5, 27; 22, 39; Ga 19, 5, v.v.). “Chúa Giêsu đã đi ra.” Không luôn cho chúng ta biết Người đi ra từ đâu, cũng như không nói rõ Người đi đâu. “Chúa Giêsu đã đi ra.” Hầu hết thời gian, chi tiết rõ ràng này tự nó có giá trị, nó không thêm bất cứ điều gì mang tính quyết định vào trình thuật: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra đến một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” (Mc 1, 35) Như thể Chúa Giêsu đã đến để đi ra.
Thiên Chúa đến gần là một vị Thiên Chúa đi xa. Cũng trong đoạn văn này, nơi Chúa Giêsu chỉ đi qua, Người trả lời các môn đệ muốn giữ Người: “Chúng ta hãy đi nơi khác.” Không phải ở đây hay ở đó. Nơi khác. Tại sao? “Thầy đã đi ra để cốt làm việc đó.” Đi ra, không phải từ nhà của Phêrô, mà người mẹ vợ của ông được Chúa Giêsu vừa chữa lành, nhưng từ nhà của Chúa Cha, Đấng Người đang ở cùng (Ga 1, 1).
Sự đi ra này là một biến cố. Nó được gọi là Nhập Thể. Nhưng trước hết, đó là bản chất của Thiên Chúa, do đó, là phong cách chúng ta nhận biết Ngài, là cách thức mà Ngài để mình được tiếp cận. Đời sống Ba Ngôi loại trừ sự đồng hóa giữa các ngôi vị. Chúa Cha, Chúa Con và ước muốn của các Ngài để cho nhau thở. Chúa Cha, Chúa Con và khả năng được ban cho Chúa Con đi vào thế gian để tiêu hao di sản. Nếu chúng ta biết điều này, và chỉ điều này, nếu chúng ta đặt việc từ chối sự kiểm soát vào chính Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta ở trong Nước Trời: “Chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy đi ra từ Thiên Chúa”. (Ga 16, 27; xem thêm: Lc 4, 43; Ga 8, 42).
Quả thật, rất thường xuyên Chúa Giêsu đi ra khỏi đền thờ, khỏi hội đường (Mc 1, 29; Mt 24, 1; Lc 4, 38, v.v.). Người thổi một luồng gió mới vào Luật Môisê. Người nghiệm thấy nó khi tiếp xúc với những người phớt lờ nó hoặc bị nó loại trừ. Tuy nhiên, khi làm như vậy, Người vẫn đặt bước chân của mình trong bước chân của dân tộc mình. Trước hết, cuộc đi ra khỏi Ai Cập là cuộc đi ra của Môise bên ngoài cung điện của Pharaôn để hiểu biết những đau khổ của dân tộc mình (Xh 2, 11-13).
Trong một bài báo có tựa đề “Và Đina đã đi ra…”, Janine Elkouby đã tách riêng hành vi rất đơn giản, hành vi duy nhất mà bà sẽ làm nổi bật, của Đina, con gái của Giacóp và Lêa. Đina đi ra “để xem các con gái xứ ấy.” (Stk 34, 1) Cô sẽ phải trả giá đắt cho việc đó. Cô sẽ bị bắt cóc và cưỡng hiếp bởi Sikhem, đầu mục của xứ ấy mà thành phố của nó, sau một thủ đoạn độc ác, sẽ bị phá hủy bởi Simêôn và Lêvi, những người anh của Đina. “Xem những cô gái trẻ khác sống như thế nào…”
Janine Elkouby cho thấy rằng ý định ngây thơ của cô gái trẻ đã là chủ đề, trong Midrash, của lối giải thích chủ yếu là buộc tội, biến cô thành tội đồ cho sự nhục nhã mà cha cô phải chịu đựng và cuộc chiến sau đó. Có lẽ lỗi của cô chỉ là sự ngây thơ này, và không biết rằng khi đi xem các con gái xứ ấy, Đina sẽ gặp phải ý muốn kiểm soát và bạo lực của đàn ông. Có lẽ việc đi ra của Chúa Kitô, và việc đi ra của chúng ta theo Người, vẫn là việc đi ra của Đina, chỉ khác ở chỗ giờ đây chúng ta đã được cảnh báo: sẽ phải rời bỏ cung điện ấm cúng, rời bỏ gia đình sở hữu, đền thờ và sự an toàn của nó để mang lại tin vui về ơn cứu rỗi của nó, cho một thế giới đang không muốn điều đó.
Chỉ có một nơi duy nhất từ đó Thiên Chúa đi ra: lòng khao khát Ngài mà Ngài khơi dậy trong tâm hồn chúng ta. Đó là lý do tại sao, để các môn đệ trên đường Emmaus giữ Người lại, Chúa Giêsu “giả vờ đi xa hơn”. Họ kháng nghị : “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” “Bấy giờ, Người mới vào và ở lại với họ.” (Lc 24, 29).
——————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Martin Steffens, La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN