« Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không có vị thánh nào đã chiếm nhiều chỗ như thế trong huấn quyền giáo hoàng như thánh Giuse, bạn trăm năm của Mẹ ». Xác tín mạnh mẽ về điều này, Đức Phanxicô đã công bố hôm 8/12/2020 một
Tông thư về thánh Giuse, dưới tựa đề « Patris corde » – « Trái tim người cha ». Nếu ngày này thường được liên kết với ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì nó cũng đánh dấu kỷ niệm việc tuyên bố người cha nuôi của Chúa Kitô là quan thầy chung của Giáo hội, đúng 150 năm trước, bởi Chân phước giáo hoàng Piô IX.
Ý tưởng của Tông thư này, như Đức Phanxicô giải thích, « đã chín mùi trong suốt những tháng của đại dịch ». Từ khởi đầu của Kitô giáo, thánh Giuse là « một người cha đã luôn luôn được yêu mến bởi các Kitô hữu », người đã biến cuộc đời của mình thành một « sự phục vụ, một sự hy sinh cho mầu nhiệm Nhập thể ».
Trong khi thế giới được đánh dấu bởi covid-19, « tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy nơi thánh Giuse con người thầm lặng, con người hiện diện hằng ngày, kín đáo và ẩn mình, một người cầu thay nguyện giúp, một người nâng đỡ và là một người hướng dẫn trong những thời điểm khó khăn ».
Sự can đảm sáng tạo của thánh Giuse
Trong suốt Tông thư “Patris corde”, Đức Phanxicô mời gọi đến trường học của thánh Giuse, đặc biệt trong thời gian khó khăn này. Trong khi « sự thất vọng » và « sự nổi loạn » có thể tồn tại, thánh Giuse mời gọi « hãy để sang một bên các lý luận của mình để nhường chỗ cho những gì đang xảy đến» và đón nhận điều đó. Vì thế, mặc dù các hoàn cảnh có thể có vẻ « không thể đảo ngược », thế nhưng cuộc sống cho thấy một « ý nghĩa ẩn giấu » : « Đời sống của mỗi người có thể khởi sự lại cách kỳ diệu nếu chúng ta tìm thấy sự can đảm để sống theo những gì Tin Mừng chỉ ra cho chúng ta ».
Đối diện với những khó khăn, thánh Giuse mời gọi có « lòng can đảm sáng tạo » – một kiểu nói thường trở lại trên môi miệng của Đức Giáo hoàng khi đối diện với những thử thách khó khăn – và mời gọi tin rằng bất chấp « sự kiêu ngạo và bạo lực của những kẻ thống trị trên trái đất, Thiên Chúa vẫn luôn tìm ra một phương thế để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài ».
Quan Thầy đặc biệt của người nghèo khổ, khó khăn
Đối diện với nạn đại dịch, là người hướng dẫn, thánh Giuse cũng là quan thầy của người đón tiếp mà « không loại trừ » và là « quan thầy đặc biệt cho tất cả những ai phải rời bỏ đất đai của mình vì chiến tranh, hận thù, bách hại và khốn khổ ».
Nếu trong Tông thư, Đức Phanxicô nhấn mạnh : «
Mỗi người túng thiếu, mỗi người nghèo, mỗi người đau khổ, mỗi người hấp hối, mỗi người ngoại kiều, mỗi tù nhân, mỗi bệnh nhân đều là « Người Con » mà thánh Giuse tiếp tục bảo vệ », thì, trong
bài giáo lý về thánh Giuse hôm 17/11/2021, Đức Thánh Cha tiếp tục nhắc nhở người Kitô hữu: “
Ngày nay, thánh Giuse dạy cho chúng ta điều này: “Đừng nhìn vào bao nhiêu thứ mà thế giới ca tụng, hãy nhìn vào những góc khuất, hãy nhìn vào những bóng tối, hãy nhìn vào những vùng ngoại vi, điều mà thế giới không muốn”. Ngài nhắc nhở mỗi người chúng ta biết quý trọng những gì mà những người khác gạt bỏ.” “
Hôm nay, tôi muốn gởi một thông điệp cho tất cả những người nam và người nữ đang sống nơi các vùng ngoại vi địa lý, những vùng bị quên lãng nhất trên thế giới, hay đang trải qua những hoàn cảnh sống bên lề xã hội. Ước gì anh chị em có thể tìm thấy nơi thánh Giuse chứng nhân và người bảo vệ mà anh chị em hướng đến. “
Quan Thầy của Giáo hội
Trong
bài giáo lý về thánh Giuse hôm 24/11/2021, Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu rằng bởi vì thánh Giuse là “
người giữ gìn Chúa Giêsu và Đức Maria.
Và vì lý do này, ngài cũng là “Người giữ gìn Giáo hội…bởi vì Giáo hội là sự nối dài Thân Thể của Chúa Kitô trong lịch sử, và đồng thời trong tình mẫu tử của Giáo hội được phát họa nên tình mẫu tử của Đức Maria””, và qua đó, “
thánh Giuse dường như muốn nói với chúng ta rằng chúng ta luôn được mời gọi cảm thấy mình là người gìn giữ anh chị em chúng ta, người gìn giữ những người thân cận với chúng ta, những người mà Chúa giao phó cho chúng ta qua mọi hoàn cảnh sống.”
Gương mẫu cho các đôi bạn
Noi gương thánh Giuse, Đức Thánh Cha, trong
bài giáo lý hôm 1/12/2021, cũng mời gọi «
các đôi bạn Kitô hữu đã đính hôn » « làm chứng cho một tình yêu … có can đảm chuyển từ lôgíc tiếng sét ái tình sang lôgíc tình yêu trưởng thành. Và đó là một chọn lựa đầy đòi hỏi, mà, thay vì giam cầm cuộc sống, có thể củng cố tình yêu để tình yêu bền vững trước những thử thách của thời gian ».
Mẫu gương đời sống dâng hiến
Thánh Giuse cũng là người truyền cảm hứng cho những ai sống đời thánh hiến qua lôgíc dâng hiến bản thân: « Hạnh phúc của thánh Giuse không nằm trong lôgíc của sự hy sinh bản thân, nhưng là trong sự dâng hiến chính mình. Người ta không bao giờ nhận thấy nơi con người này sự thất đoạt, nhưng chỉ sự tin tưởng mà thôi….Mọi ơn gọi đích thực đều nảy sinh từ sự dâng hiến chính mình, đó là sự chín chắn của sự hy sinh chân thành. Loại trưởng thành này được yêu cầu ngay cả trong chức linh mục và trong đời sống thánh hiến. Ở đâu ơn gọi hôn nhân, độc thân hay trinh khiết không đạt đến sự trưởng thành của việc dâng hiến chính mình bằng cách chỉ dừng lại ở lôgíc hy sinh, thì như thế, thay vì trở nên dấu hiệu của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, nó có nguy cơ biểu lộ sự bất hạnh, buồn chán và thất đoạt. » (Patris corde, số 7).
Trong
Thư mục vụ Noel 2021, Đức Tổng Giám mục Huế mời gọi: “
Chúng ta tạ ơn Chúa và cám ơn vị đại thánh này đã tạo cơ hội để chúng ta suy niệm và sống những nhân đức của ngài trong suốt một năm qua. Năm tôn vinh thánh Giuse khép lại không có nghĩa là chúng ta không còn quan tâm đến ngài nữa. Khép lại là mở vào một giai đoạn mới, qua đó phong cách của Thánh Cả Giuse trở thành máu thịt của chúng ta ».