AI ĐÃ PHÂN CHIA THÁNH KINH THÀNH CHƯƠNG VÀ CÂU ?
« Bản gốc » của Thánh Kinh là những khối văn bản, không có chương hoặc câu. Nhưng ai đã đưa vào sự phân chia này ?
Trong « bản gốc » của Thánh Kinh, không có bất kỳ con số nào chỉ ra các chương và câu mà chúng ta quen dùng ngày nay. Không có sự phân tách giữa các từ, thậm chí không có nguyên âm. Và không có dấu chấm câu, không có tiêu đề chương cho phép tìm thấy ở đó nơi các đoạn Thánh Kinh. Nhưng ai đã đưa các chương và câu vào trong Thánh Kinh ?
Vào thời cổ đại, và nhất là đối với việc đọc phụng vụ, người ta nhanh chóng cảm thấy nhu cầu phân chia bản văn thánh. Để phân chia các sách Tin Mừng thành 1162 phần, đã có nhiều hệ thống khác nhau, cả nơi người Do Thái (« Sedarim », « Perashiyyot », « Pesuquim ») và nơi người Kitô hữu (« Canones eusabiani », của Eusèbe de Césarée).
Ai đã thêm vào các chương ?
Chính vào thế kỷ XIII, có lẽ vào khoảng năm 1226, mà giáo sĩ người Anh Étienne Langton, Tổng Giám mục Canterbury và là đại chưởng ấn của Đại học Paris, đã phân chia Cựu Ước và Tân Ước trên bản tiếng Latinh Vulgata của thánh Giêrôm thành các chương.
Từ bản Vulgata, ngài chuyển sang bản Thánh Kinh tiếng Hy Bá, bản Tân Ước tiếng Hy Lạp và bản Cựu Ước tiếng Hy Lạp. Ngài thiết lập sự phân chia thành các chương, ít nhiều bằng nhau, rất giống với phần lớn sự phân chia của phần lớn các cuốn Thánh Kinh hiện nay.
Khoảng năm 1226, các thư viện Paris đã đưa các cuộc phân chia thành các chương này vào bản văn Thánh Kinh, tạo nên « Thánh Kinh Paris ». Từ đó, sự phân chia này được lan rộng trên khắp thế giới.
Ai đã thêm vào các câu ?
Santes Pagnino (1470-1541), tu sĩ dòng Đaminh, sinh tại Lucques (Ý), đã dành 25 năm cuộc đời cho bản dịch Thánh Kinh, được xuất bản vào năm 1527. Ngài là người đầu tiên phân chia bản văn thành các câu được đánh số, cho dù hệ thống đánh số được dùng ở đó không giống với hệ thống được dùng trong các bản Thánh Kinh hiện đại. Cuốn Thánh Kinh của ngài được in ở Lyon. Đó là một phiên bản rất đúng nghĩa đen, tạo nên một tài liệu tham chiếu cho các nhà nhân văn thời bấy giờ và được tái bản nhiều lần.
Robert Estienne, nhà nhân văn người Pháp và là thợ in nổi tiếng, đã thực hiện vào năm 1551 việc phân chia hiện nay thành các câu của Tân Ước. Vào năm 1555, ông đã xuất bản ấn bản Latinh của toàn bộ Thánh Kinh. Đối với các câu của Cựu Ước bằng tiếng Hy Bá, ông đã lấy sự phân chia của Santes Pagnino. Đối với các sách Cựu Ước khác, ông đã soạn ra sự phân chia của riêng mình và đã sử dụng cho Tân Ước sự phân chia như một vài năm trước đó mà chính ông đã thực hiện. Từ đó, việc phân chia bản văn Thánh Kinh thành chương và câu cho phép tìm thấy ngay một đoạn văn, bất kể việc lên trang nào được nhà xuất bản áp dụng. Đó là một công cụ cơ bản cho các nhà nghiên cứu, cho phép mọi người sử dụng cùng một tham chiếu.
Thánh Kinh Geneva
Cuốn Thánh Kinh đầu tiên được in với các chương và câu
Cuốn Thánh Kinh được in đầu tiên hoàn toàn bao gồm sự phân chia thành các chương và câu sẽ được gọi là Thánh Kinh Geneva, ra đời vào năm 1560 ở Thụy Sĩ. Các nhà xuất bản Thánh Kinh Geneva đã chọn các chương của Étienne Langton và các câu của Robert Estienn, ý thức được tính hữu ích to lớn của chúng để ghi nhớ, định vị và so sánh các đoạn Thánh Kinh.
Vào năm 1952, Đức Thánh Cha Clêmentê VIII đã cho xuất bản một phiên bản Thánh Kinh mới bằng tiếng Latinh để sử dụng chính thức trong Giáo hội Công giáo, bao gồm việc phân chia thành các chương và câu hiện nay. Do đó, vào cuối thế kỷ XVI, người Do Thái, Tin Lành và Công giáo đã chấp nhận việc phân chia thành chương của Étienne Langton và việc chia nhỏ thành câu của Robert Estienne. Từ đó, việc phân chia thành chương và câu này càng ngày càng được chấp nhận như là hình thức tiêu chuẩn để xác định các câu của Thánh Kinh và sẽ được áp dụng rộng rãi.
Tý Linh
(theo Javier Ordovás, Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC