AI ĐÃ PHÂN CHIA THÁNH KINH THÀNH CHƯƠNG VÀ CÂU ?
« Bản gốc » của Thánh Kinh là những khối văn bản, không có chương hoặc câu. Nhưng ai đã đưa vào sự phân chia này ?
Trong « bản gốc » của Thánh Kinh, không có bất kỳ con số nào chỉ ra các chương và câu mà chúng ta quen dùng ngày nay. Không có sự phân tách giữa các từ, thậm chí không có nguyên âm. Và không có dấu chấm câu, không có tiêu đề chương cho phép tìm thấy ở đó nơi các đoạn Thánh Kinh. Nhưng ai đã đưa các chương và câu vào trong Thánh Kinh ?
Vào thời cổ đại, và nhất là đối với việc đọc phụng vụ, người ta nhanh chóng cảm thấy nhu cầu phân chia bản văn thánh. Để phân chia các sách Tin Mừng thành 1162 phần, đã có nhiều hệ thống khác nhau, cả nơi người Do Thái (« Sedarim », « Perashiyyot », « Pesuquim ») và nơi người Kitô hữu (« Canones eusabiani », của Eusèbe de Césarée).
Ai đã thêm vào các chương ?
Chính vào thế kỷ XIII, có lẽ vào khoảng năm 1226, mà giáo sĩ người Anh Étienne Langton, Tổng Giám mục Canterbury và là đại chưởng ấn của Đại học Paris, đã phân chia Cựu Ước và Tân Ước trên bản tiếng Latinh Vulgata của thánh Giêrôm thành các chương.
Từ bản Vulgata, ngài chuyển sang bản Thánh Kinh tiếng Hy Bá, bản Tân Ước tiếng Hy Lạp và bản Cựu Ước tiếng Hy Lạp. Ngài thiết lập sự phân chia thành các chương, ít nhiều bằng nhau, rất giống với phần lớn sự phân chia của phần lớn các cuốn Thánh Kinh hiện nay.
Khoảng năm 1226, các thư viện Paris đã đưa các cuộc phân chia thành các chương này vào bản văn Thánh Kinh, tạo nên « Thánh Kinh Paris ». Từ đó, sự phân chia này được lan rộng trên khắp thế giới.
Ai đã thêm vào các câu ?
Santes Pagnino (1470-1541), tu sĩ dòng Đaminh, sinh tại Lucques (Ý), đã dành 25 năm cuộc đời cho bản dịch Thánh Kinh, được xuất bản vào năm 1527. Ngài là người đầu tiên phân chia bản văn thành các câu được đánh số, cho dù hệ thống đánh số được dùng ở đó không giống với hệ thống được dùng trong các bản Thánh Kinh hiện đại. Cuốn Thánh Kinh của ngài được in ở Lyon. Đó là một phiên bản rất đúng nghĩa đen, tạo nên một tài liệu tham chiếu cho các nhà nhân văn thời bấy giờ và được tái bản nhiều lần.
Robert Estienne, nhà nhân văn người Pháp và là thợ in nổi tiếng, đã thực hiện vào năm 1551 việc phân chia hiện nay thành các câu của Tân Ước. Vào năm 1555, ông đã xuất bản ấn bản Latinh của toàn bộ Thánh Kinh. Đối với các câu của Cựu Ước bằng tiếng Hy Bá, ông đã lấy sự phân chia của Santes Pagnino. Đối với các sách Cựu Ước khác, ông đã soạn ra sự phân chia của riêng mình và đã sử dụng cho Tân Ước sự phân chia như một vài năm trước đó mà chính ông đã thực hiện. Từ đó, việc phân chia bản văn Thánh Kinh thành chương và câu cho phép tìm thấy ngay một đoạn văn, bất kể việc lên trang nào được nhà xuất bản áp dụng. Đó là một công cụ cơ bản cho các nhà nghiên cứu, cho phép mọi người sử dụng cùng một tham chiếu.
Thánh Kinh Geneva
Cuốn Thánh Kinh đầu tiên được in với các chương và câu
Cuốn Thánh Kinh được in đầu tiên hoàn toàn bao gồm sự phân chia thành các chương và câu sẽ được gọi là Thánh Kinh Geneva, ra đời vào năm 1560 ở Thụy Sĩ. Các nhà xuất bản Thánh Kinh Geneva đã chọn các chương của Étienne Langton và các câu của Robert Estienn, ý thức được tính hữu ích to lớn của chúng để ghi nhớ, định vị và so sánh các đoạn Thánh Kinh.
Vào năm 1952, Đức Thánh Cha Clêmentê VIII đã cho xuất bản một phiên bản Thánh Kinh mới bằng tiếng Latinh để sử dụng chính thức trong Giáo hội Công giáo, bao gồm việc phân chia thành các chương và câu hiện nay. Do đó, vào cuối thế kỷ XVI, người Do Thái, Tin Lành và Công giáo đã chấp nhận việc phân chia thành chương của Étienne Langton và việc chia nhỏ thành câu của Robert Estienne. Từ đó, việc phân chia thành chương và câu này càng ngày càng được chấp nhận như là hình thức tiêu chuẩn để xác định các câu của Thánh Kinh và sẽ được áp dụng rộng rãi.
Tý Linh
(theo Javier Ordovás, Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO