Author Archive
KHÓA ĐÀO TẠO CÁC TÂN GIÁM MỤC GIỮA QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG VÀ TÍNH HIỆP HÀNH
Một thông báo từ Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, hôm 8/9/2022, chương trình và các hình thái của khóa đào tạo mà Đức Phanxicô muốn cho các tân Giám mục.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 2. MỘT VÍ DỤ : THÁNH INHAXIÔ LOYOLA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiếp tục suy tư về sự phân định với một chứng ta cụ thể, đó là về giai đoạn quyết định trong cuộc đời của thánh Inhaxiô Loyola.
ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: NGÀY TỰU TRƯỜNG 03.9.2022
Chiều ngày 03.9, sau kỳ nghỉ hè hơn 2 tháng, anh em chủng sinh từ các giáo phận Huế – Đà Nẵng – KonTum – Hưng Hoá và Hội Thừa Sai Việt Nam đã lên đường trở về mái trường Chủng viện trong ngày tựu trường để tiếp tục chương trình đào tạo linh mục. Mọi người đều cảm nhận được không khí vui tươi và phấn khởi cho một năm tu học mới bằng một tình thần mới thấm được tình gia đình.
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC GIOAN PHAOLÔ I, CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM C: VỊ MỤC TỬ HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG
« Tân Chân phước đã sống như thế : trong niềm vui của Tin Mừng, không thỏa hiệp, bằng cách yêu thương cho đến cùng. Ngài là hiện thân của sự nghèo khó của người môn đệ, vốn không chỉ siêu thoát với của cải vật chất, nhưng nhất là chiến thắng sự cám dỗ đặt cái tôi của mình ở trung tâm và tìm kiếm vinh quang của mình. Trái lại, theo gương Chúa Giêsu, ngài là một mục tử hiền lành và khiêm nhường. Ngài coi mình như cát bụi mà Thiên Chúa đã đoái thương viết nên ».
ĐỨC THÁNH CHA GIOAN-PHAOLÔ I NHẮC NHỞ CHÚNG TA VỀ BẢN CHẤT CỦA TIN MỪNG
Việc phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I là một lời mời gọi tái khám phá sự khiêm nhường vốn cho phép các nhân đức tin, cậy và mến được thể hiện cách cụ thể trong cuộc sống.
PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ I, MỘT CHÂN PHƯỚC BÁO TRƯỚC PHONG CÁCH PHANXICÔ
Vào ngày Chúa Nhật 4/9/2022, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I (1912-1978). Nếu triều đại giáo hoàng của Đức Albino Luciani chỉ kéo dài 33 ngày, thì ngài sẽ mở đầu một phong cách mới có tính mục vụ hơn trong việc thực thi chức vụ giáo hoàng.
PHỤNG VỤ : ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC TINH THẦN TRẦN TỤC CỦA VIỆC QUAY TRỞ LẠI ĐẰNG SAU
Hôm 1/9/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Hiệp hội các giáo sư và những người yêu thích Phụng vụ, một nhóm người Ý kỷ niệm 50 năm thành lập. Ngài nhắc nhở họ rằng Phụng vụ là một công việc sống động, như cây với rễ, và đồng thời cho thấy rằng ngài không chấp nhận việc thụt lùi được « ngụy trang thành truyền thống ».
ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: CHUẨN BỊ CHO NĂM TU HỌC 2022-2023
Sau những năm biến động bởi đại dịch Covid-19, năm tu học 2022 – 2023 trở lại đúng thông lệ khi được dự kiến bắt đầu vào ngày 03.9. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho năm tu học mới, một số anh em Chủng sinh đại diện đoàn đã tựu trường sớm hơn để chuẩn bị cho các công việc chung.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 1. PHÂN ĐỊNH NGHĨA LÀ GÌ ?
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới bàn về sự phân định, tiến trình đưa ra những quyết định đúng đắn về ý nghĩa và hướng đi của cuộc đời chúng ta.
NGÀY THỨ HAI CỦA CUỘC HỌP GIỮA ĐỨC THÁNH CHA VÀ CÁC HỒNG Y : NGƯỜI GIÁO DÂN Ở TRUNG TÂM
Ngày thứ hai của cuộc họp bàn về Tông hiến Praedicate Evangelium diễn ra vào ngày 30/8/2022. Việc đào tạo nhân sự, linh đạo của Giáo triều và vấn đề về người giáo dân và vai trò có thể có của họ đứng đầu một số Bộ : đó là những chủ đề được đề cập đến trong ngày họp thứ hai này.
TÒA THÁNH LÀM RÕ LỜI NÓI CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ UCRAINA
« Lời nói của Đức Thánh Cha phải được đọc như một tiếng nói nổi lên để bảo vệ sự sống con người », thông cáo của Tòa Thánh nêu rõ hôm 30/8/2022. Một cuộc luận chiến đã diễn ra sau những lời phát biểu của Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến chung hôm 24/8/2022. Đức Phanxicô đã gợi lên những nạn nhân vô tội của chiến tranh, người Ucraina cũng như người Nga.
CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ HIỆP THÔNG VÀ SỰ TỎA SÁNG CỦA GIÁO HỘI
Cuộc gặp gỡ trong hai ngày 29-30/8/2022 của các Hồng y với Đức Phanxicô giúp các ngài suy nghĩ cách sâu xa về những nguyên tắc được loan báo trong tông hiến Pradicate Evangelium. Trong ngày đầu tiên, các Hồng y đã tập trung vào tầm quan trọng của sự hiệp thông trong Giáo hội, và lời mời gọi truyền giáo làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người.
CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH VIỆT NAM TĨNH TÂM THƯỜNG NIÊN 2022
Từ ngày 26-29/8/2022, các Linh Mục Xuân Bích Việt Nam quy tụ về Đại Chủng viện Huế để tĩnh tâm thường niên. Tình hình đại dịch thời gian qua đã làm gián đoạn cuộc tĩnh tâm chung của Hội Xuân Bích Việt Nam, mà cuộc tĩnh tâm thường niên gần nhất là vào mùa Hè năm 2019. Lần quy tụ lần này gồm 14 thành viên, trong đó có Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, và cũng là người giảng phòng. Nhiều linh mục Xuân Bích Việt Nam cao tuổi, hoặc đang đau ốm, hoặc đang nghỉ hưu ở xa, nên không thể hiện diện trong cuộc tĩnh tâm này.
SỰ TỰ DO TRONG ĐƯỜNG LỐI SƯ PHẠM CỦA HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH
Hội Linh mục Xuân Bích, Tỉnh Pháp, đã phổ biến tập tài liệu liên quan đến đường lối sư phạm của mình trong việc đào tạo các linh mục tương lai. Tập tài liệu dài 54 trang, khổ B5, với tựa đề: “Une Pédagogie de la Liberté” và một phụ đề “Notes pédagogiques sur la formation des prêtres aujourd’hui ». Tập tài liệu này, một lần nữa, như là một nỗ lực thích ứng truyền thống đào tạo linh mục của Hội Xuân Bích trong hoàn cảnh hiện nay, hay nói như Cha Vidal, nó không phải là “sửa đổi mục tiêu sư phạm, tức là luôn chuẩn bị các mục tử mà Giáo hội và sứ mạng của Giáo hội cần đến và Giáo hội lãnh nhận từ Chúa, nhưng là những phương tiện của của đường lối đào tạo này” (tr. 4).
SƯ PHẠM XUÂN BÍCH VÀ NHỮNG TIỀN DỮ KIỆN THẦN HỌC
Thảo luận bàn tròn : Sư phạm Xuân Bích về việc đào tạo linh mục và những tiền dữ kiện thần học
Thảo luận, vào ngày 19/11/2008, giữa các cha Laurent Villemin, giáo sư học viện Công giáo Paris, cha Robert Scholtus, giáo sư tại học viện Công giáo Paris và cũng là bề trên của chủng viện Des Carmes, và cha Maurice Vidal, linh mục Xuân Bích, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Joseph Dorée, thuộc Hội Xuân Bích và nguyên là Giám mục của Strasbourg.
CHA JEAN-JACQUES OLIER VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI CỦA MÌNH
Dưới đây là các “nốt” ghi chép lại bài tham luận của cha Bernard Pitaud, bề trên giám tỉnh Xuân Bích Pháp, trong buổi hội thảo về cha Olier ở Học viện Công giáo Paris vào tháng 11 năm 2008. Bài tham luận có tựa đề: “Cha Jean-Jacques Olier và việc phân định ơn gọi của mình”. Các “nốt” ghi chép này được đăng trong tập san tin tức của Hội Xuân Bích, tỉnh Pháp, số Xuân-Hè 2009, trang 4-6.
CHA JEAN-JACQUES OLIER, BẬC THẦY CẦU NGUYỆN
Bài tham luận của cha Gilles Chaillot, p.s.s., tại Học viện Công giáo Paris, tháng 11 năm 2008, nhân cuộc hội thảo về cha Olier, đấng sáng lập Hội Linh Mục Xuân Bích, dịp kỷ niệm 400 năm sinh nhật của ngài.
NHỮNG TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI
Hiển nhiên tôi hiểu rõ tại sao người ta yêu cầu tôi bàn về vấn đề này. Nhưng trong lãnh vực này cũng như trong biết bao nhiêu lãnh vực khác, kinh nghiệm không luôn luôn mang lại sự chắc chắn mà người ta nghĩ; trái lại, nó có thể gia tăng sự phức tạp; dù sao, nó giúp nắm bắt tốt hơn tính phức tạp của thực tại.
CHA OLIER VÀ ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
Cha Olier, con người hoán cải và cầu nguyện
Đời sống cầu nguyện chiếm một chỗ quan trọng trong đời sống của cha Olier. Linh đạo ngài vạch ra cho Hội Linh Mục Xuân Bích là « Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô » và « Phó thác cho Chúa Thánh Thần », và dĩ nhiên, đối với ngài, một trong những phương thế để sống linh đạo này, đó là đời sống cầu nguyện.
ĐHY HOLLERICH : MỤC ĐÍCH CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ « LẮNG NGHE DÂN THIÊN CHÚA », CHỨ KHÔNG PHẢI « TẠO RA MỘT CÚ SỐC TRONG GIÁO HỘI »
Hôm 26/8/2022 ở Vatican, các vị hữu trách của Thượng hội đồng về tính hiệp hành đã đưa ra một tổng kết ban đầu về cuộc tham khảo ý kiến của người Công giáo về tương lai của Giáo hội. Các ngài cũng đã trả lời cho những phê phán.