BÁO CÁO BRONNER : « COVID-19 ĐÃ CHO THẤY NHỮNG HÌNH THỨC THUYẾT ÂM MƯU NƠI MỘT SỐ NHÓM THIỂU SỐ CÔNG GIÁO »
Được điện Élisée giao nhiệm vụ nghiên cứu sự lan truyền của các lời phát biểu của nhóm theo thuyết âm mưu, ủy ban Bronner hôm 12/1/2022 đã cung cấp báo cáo của mình. Các tác giả của cuốn « Le Nouveau Péril sectaire (*) » (Mối nguy hiểm của giáo phái mới), các phóng viên Jean-Loup Adénor và Timothée de Rauglaudre kể lại cách mà đại dịch Covid-19 và việc tiêm chủng đã đưa ra ánh sáng thuyết âm mưu nơi một số môi trường thiểu số Kitô hữu.
Biểu tình chống giấy phép thông hành y tế tại Paris, ngày 8/1/2022
La Croix : Theo ông, ai là « những người Công giáo theo thuyết âm mưu » ?
Jean-Loup Adénor : Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đưa ra ánh sáng lời phát biểu theo thuyết âm mưu của một số nhóm Công giáo thiểu số, cách riêng nơi những người theo chủ nghĩa truyền thống hay bảo thủ quá khích. Đảng Civitas là ví dụ tốt nhất, các thành viên của nó đã biểu tình trước các trung tâm tiêm chủng, và tạp chí của nó đã gợi lên một « đại dịch satan », một từ vựng đặc biệt của thuyết âm mưu. Đối với vị chủ tịch của nó, vắc-xin là để phục vụ cho một dự án toàn cầu hóa nhằm nô lệ hóa các dân tộc.
Vị tuyên úy của đảng Civitas là một tu sĩ dòng Phanxicô ở Morgon, một cộng đồng không được Giáo hội Công giáo công nhận, và ông đến từ Huynh đoàn linh mục thánh Piô X (FSSPX). Huynh đoàn này đặc biệt chống lại vắc-xin. Sự đối lập này được nuôi dưỡng bởi việc thần thánh hóa thân xác, mà mọi sự can thiệp của con người đều bị cấm. Nhiều người lớn lên trong các gia đình rất dấn thân nơi nhóm bảo thủ Lefebvristes đã nói với chúng tôi về « nỗi sợ hãi » đối với vắc-xin mà họ đã được nuôi dưỡng trong sự sợ hãi này.
La Croix : Ở FSSPX, lời phát biểu này về vắc-xin được đảm nhận cách công khai ?
Timothée de Rauglaudre : Đối với FSSPX, lời phát biểu bên ngoài có vẻ tôn trọng khoa học và vắc-xin. Huynh đoàn duy trì quan hệ ít nhiều căng thẳng với Vatican tùy từng thời kỳ nhưng muốn tỏ ra tôn trọng. Tuy nhiên, họ đã công khai kêu gọi « thay đổi vắc-xin » mà các dòng tế báo đến từ các bào thai bị phá đã được sử dụng (để chế ra chúng), chủ trương trái ngược với Rôma rằng « ai sản xuất vắc-xin hay thương mại hóa nó đều cộng tác vào tội phá thai ».
Nhưng, đằng sau lời phát biểu này, các chứng từ mà chúng tôi đã tập hợp được cho thấy rằng khi người ta lớn lên trong các gia đình gần gũi với Huynh đoàn, người ta thực sự được thúc giục đừng tiêm vắc-xin. Cũng có ý tưởng rằng người nào tuân theo các giới luật của FSSPX, nếu họ sống một cuộc sống tốt lành và đạo đức, thì sẽ không bị đau ốm.
Jean-Loup Adénor : Điều rất lý thú, đó là Covid-19 đã là cơ hội cho sự hội tụ thực sự giữa lời phát biểu của nhóm bảo thủ quá khích và lời phát biểu nơi trường phái rất khác biệt của sinh thái New Age. Trong những cuộc biểu tình gay cấn nhất, người ta có thể bắt gặp những người hành nghề y học tự nhiên bên cạnh một đoàn Civitas và những lá cờ Thánh Tâm Chúa Giêsu của họ. Vả lại, người ta cũng tìm thấy nơi một số bậc thầy tinh thần của phong trào chống vắc-xin một nền tảng Kitô giáo, như Thierry Casasnovas, một Kitô hữu thuộc phái Tin Lành Phúc Âm.
Pierre Barnérias, đạo diễn của bộ phim tài liệu Hold-up của nhóm theo thuyết âm mưu, đã thực hiện các bộ phim tài liệu khác cho kênh KTO. Trong Hold-up, ông cũng trao lời cho nhà di truyền học Alexandra Henrion-Caude, một biểu tượng thực sự của phong trào chống vắc-xin. Trước đại dịch, bà đã từng được biết đến như một nhà khoa học Kitô hữu, chẳng hạn như yêu cầu Giáo hội Công giáo công nhận sự tồn tại của linh hồn từ khi thụ thai.
La Croix : Và Giáo hội Công giáo, đâu là lời phát biểu của Giáo hội về vắc-xin ?
Timothée de Rauglaudre : Giáo hội Công giáo chưa bao giờ có văn bản huấn quyền nào lên án việc tiêm chủng, trái ngược với một truyền thuyết được duy trì vào thế kỷ XIX bởi cánh tả bài giáo sĩ, vốn coi Giáo hội như một tổ chức theo chính sách ngu dân. Trái lại, vào thời điểm các chiến dịch tiêm chủng đầu tiên, các cha sở đã ở tuyến đầu để phân phát vắc-xin. Khi Đức Giáo hoàng Phanxicô (**) nói về vắc-xin như « hành vi yêu thương », và phê bình, về vấn đề này, các Hồng y « theo não trạng phủ nhận », ngài đặt mình trong truyền thống của Giáo hội.
La Croix : Vậy, lời phát biểu của Kitô hữu chống vắc-xin này bắt nguồn từ đâu ?
Timothée de Rauglaudre : Về mặt lịch sử, nếu phải tìm kiếm nguồn gốc cho những lời phát biểu của Kitô hữu theo thuyết âm mưu về tiêm chủng này, thì đó là từ phái Thanh giáo của Tin Lành. Trong số những phê phán đầu tiên về « việc chủng ngừa », người ta nhận thấy vào thế kỷ XVIII mục sư Tin Lành Edmun Massey, người đã so sánh việc chủng ngừa bệnh đậu mùa với « một hoạt động ma quỷ vốn chiếm đoạt một thẩm quyền, không dựa trên những quy luật của tự nhiên cũng như tôn giáo ».
Các liên đoàn chống tiêm chủng đầu tiên ở Anh chủ yếu tuyển mộ từ các nhóm Tin Lành thiểu số. Thật buồn cười khi thấy nhóm Civitas có tham vọng, bằng lời phát biểu chống vắc-xin của mình, trở nên gần gũi nhất có thể với truyền thống Công giáo, đang khi trên thực tế nó chiếm lấy một di sản của Tin Lành thiểu số.
La Croix : Văn kiện chính thức của ủy ban Bronner gợi lên mối nguy hiểm của « các bong bóng » của nhóm theo thuyết âm mưu, nhưng còn cả « những lệch lạc giáo phái », hiện tượng thứ hai này có liên qua đến các Kitô hữu không ?
Jean-Loup Adénor : Cần phân biệt rõ thuyết âm mưu, vốn là một hình thức lệch lạc của tư tưởng con người, và những lệch lạc giáo phái, nơi nảy sinh các quan niệm ảnh hưởng, cộng đồng khép kín với những hình thức lạm dụng…Cả hai nhóm này nuôi dưỡng nhau nhưng phải được phân biệt rõ.
Ngày nay, các hiệp hội đấu tranh chống những lệch lạc giáo phái rất quan tâm đến sự phát triển của một số Giáo hội Tin Lành Phúc Âm đang thiết lập ở Pháp một số nhà thờ lớn. Chính những người theo phái Tin Lành Phúc Âm của CNEF cũng lo ngại về sự thành công của phong trào tân Ngũ Tuần và về phúc âm về sự thịnh vượng của nó.
Covid-19 cũng đã tiết lộ một mối tương quan rất xa với lý do. Mục sư Yves Castanou của Giáo hội Impact Centre Chrétien đã giải thích ràng không có căn bệnh nào có thể đến với ông và phương dược tốt nhất chống lại các triệu chứng của Covid-19 là việc đặt tay.
Timothée de Rauglaudre : Một chủ đề đáng lo ngại vẫn còn đó cũng liên quan đến các cộng đồng mới vốn đã trải qua những tai tiếng lạm dụng tinh thần hay tình dục. Một số cộng đồng đã bắt đầu một con đường để thiết lập sự thật về những gì đã xảy ra và thoát khỏi nó, nhưng một số khác vẫn khép kín trước bất kỳ cái nhìn phê bình nào. Có thể có việc thiếu phân định nơi một số Giám mục mà, bất chấp những chứng tá rõ ràng, vẫn tiếp tục ủng hộ các cộng đồng này, vì trước hết họ nhìn thấy vai trò mà các cộng đồng này thể hiện trong bối cảnh phi Kitô giáo hóa.
La Croix : Tuy nhiên, các Giám mục đã thành lập một ban đặc trách các lệch lạc giáo phái…
Timothée de Rauglaudre : Đúng vậy, hơn nữa, ở Pháp, Giáo hội là tổ chức đầu tiên đã quan tâm đến các phong trào giáo phái, theo lôgíc nghiên cứu các trào lưu thiểu số. Các hiệp hội đấu tranh chống lại các lệch lạc giáo phái cũng được người Công giáo đầu tư rất nhiều. Trong thập nhiên 1970, đối diện với sự gia tăng của các phong trào như Giáo hội Thống Nhất của mục sư Sun Myung Moon, người đã tuyển mộ trẻ em từ các gia đình trung lưu sau thánh lễ.
Các Hiệp hội bảo vệ gia đình và các nhân (ADFI) đầu tiên đã được thành lập bởi chính các gia đình này. ADFI vẫn còn là một trụ cột canh chừng chống lại các giáo phái ở Pháp, với Avref (trợ giúp các nạn nhân của các lệnh lạc của các phong trào tôn giáo ở Châu Âu và các gia đình của họ) chẳng hạn.
——————————–
(*) Le Nouveau Péril sectaire, Jean-Adénor et Timothée de Rauglaudre, Robert Laffont, 2021, 21,50 €.
(**) Trong một thông điệp hôm 18/8/2021, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tiêm vắc-xin là một “hành vi yêu thương”, “thăng tiến công ích”. Trước đó, ngài còn khẳng định đó là “một hành vi đạo đức”. Trong bài phát biểu với ngoại giao đoàn hôm 10/1/2022 , Đức Phanxicô đề cao việc tiêm chủng: Đó là trách nhiệm cá nhân cũng như tập thể, dựa trên việc « tôn trọng sức khỏe của người gần gũi với chúng ta. Việc chăm sóc sức khỏe là một nghĩa vụ đạo đức », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và lấy làm tiếc về « những thông tin vô căn cứ » hay « những sự kiện được dựa vào những tài liệu tồi », vốn tạo nên « những ý thức hệ » cắt đứt với « thực tại khách quan của các sự vật » . Chắc chắn, « vắc-xin không phải là công cụ chữa bệnh thần kỳ », nhưng nó là « giải pháp hợp lý nhất để phòng ngừa dịch bệnh ». Đối với các nhà chức trách, Đức Thánh Cha lấy làm tiếc về « việc thiếu kiên định trong các quyết định » và « thiếu rõ ràng trong truyền thông » vốn là những nguồn gốc của « sự lẫn lộn » và « ngờ vực » và đồng thời làm suy yếu « sự gắn kết xã hội bằng cách nuôi dưỡng những căng thẳng mới » (ctcnd).
——————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Théo Moy, nhật báo La Croix, ngày 12/1/2022)
Tags: covid, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS