ĐỨC PHANXICÔ KHÍCH LỆ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN, VỐN « KHÔNG THỂ THIẾU TRÊN THẾ GIỚI »
Hôm 7/11/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến cộng đoàn các tu sĩ dòng thánh Claret, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập viện thần học của mình. Ngài mời họ đừng để mình bị cám dỗ bởi « tinh thần bại trận », nhưng bước theo Chúa Thánh Thần, sống sự hiệp thông và thực hành đức ái đối với người nghèo và tình liên đới, tình huynh đệ không biên giới và sứ mạng đi ra luôn mãi.
ĐỨC PHANXICÔ MUỐN GIÁO HỘI ĐỨC LÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Trên chuyến bay từ Bahrain về Rôma, hôm 6/11/2022, Đức Phanxicô đã không che giấu sự phê bình của mình đối với Giáo hội Công giáo Đức, đang dấn thân vào một tiến trình công nghị từ năm 2019. Ngài cũng đảm bảo rằng Giáo hội làm sáng tỏ mọi thứ về vấn đề lạm dụng tính dục.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIỚI TRẺ : « HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI GIEO TÌNH HUYNH ĐỆ »
Chiều 5/11/2022, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các bạn trẻ của đất nước Bahrain ở trường Thánh Tâm ở thủ đô Manama. Sau khi lắng nghe nhiều chứng tá của họ, qua bài phát biểu của mình, ngài đưa ra ba lời mời gọi để họ đương đầu tốt hơn trước các thách thức của tương lai.
ĐỨC PHANXICÔ : THÁCH THỨC THỰC SỰ, ĐÓ LÀ YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
Đức Phanxicô đã cử hành thánh lễ cầu cho công lý và hòa bình vào sáng 5/11/2022 ở Bahrain trước khoảng 30.000 tín hữu Công giáo của Vùng đại diện Tông Tòa Bắc Ả-rập. Trong bài giảng của mình, ngài nhắc lại giáo huấn nền tảng của Chúa Giêsu : luôn yêu thương và yêu thương mọi người, một lời đề nghị « táo bạo », một lời mời gọi dấn thân để phá vỡ xiềng xích của sự dữ.
ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Tháng Mân Côi vừa khép lại, cũng là kết thúc kỳ tĩnh tâm năm với bao nhiêu hồng ân mà Thiên Chúa đã tuôn đổ cách riêng trên gia đình Chủng viện. Đồng thời, Đại Chủng viện Huế cũng bắt đầu bước vào tháng cầu nguyện cho các đẳng linh hồn, tháng mà Giáo hội dành riêng để cầu nguyện cho những người đã qua đời.
NGUỒN GỐC TÒA GIẢI TỘI
Tòa giải tội xuất hiện vào thế kỷ XVI. Thánh Carôlô Bôrômêô, mà Giáo hội mừng lễ vào ngày 4/11, là nguồn gốc của việc sử dụng tòa giải tội.
NHÂN QUYỀN, ÁN TỬ HÌNH, SỐ PHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG, NHỮNG PHÁT BIỂU MẠNH MẼ CỦA ĐỨC PHANXICÔ Ở BAHRAIN
Trước các nhà chức trách của Bahrain, trong ngày đầu tiên của chuyến tông du của mình, hôm 3/11/2022, Đức Phanxicô đã kêu gọi tôn trọng nhân quyền và xóa bỏ án tử hình, vốn vẫn đang còn hiệu lực ở nước này.
THƯ MỜI THAM DỰ NGÀY HỘI NGỘ XUÂN BÍCH NĂM 2022
“Trong thời gian qua, vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành, ngày Hội Ngộ truyền thống đã không được diễn ra như những năm trước. Năm nay, tình hình đã yên ổn, cuộc gặp gỡ huynh đệ sẽ bắt đầu từ 14g30 chiều thứ Hai, 21/11, và kết thúc vào trưa thứ Ba, 22/11/2022“
CHƯƠNG TRÌNH TÔNG DU BAHRAIN CỦA ĐỨC THÁNH CHA + VIDEO TRỰC TUYẾN
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Vương quốc Bahrain để đào sâu đối thoại liên tôn. Đây là chuyến tông du lần thứ 39 trong triều đại giáo hoàng của ngài.
« CHÚNG TA HÃY NGẠC NHIÊN TRƯỚC SỰ HIỆN DIỆN CỦA THIÊN CHÚA ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA GIỮA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ »
Vào ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, Đức Phanxicô đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các Hồng y và Giám mục đã qua đời trong năm qua. Trong bài giảng của mình, ngài cảnh giác chống lại « những thỏa hiệp với Tin Mừng » và mời gọi các tín hữu diễn tả đức tin của mình qua những việc làm hơn là lời nói.
KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ NĂM 2022 : HÒA BÌNH KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG CÁCH ĐÁNH BẠI AI ĐÓ
« Hòa bình không đạt được bằng cách chiến thắng hay đánh bại ai đó, nó không bao giờ là bạo lực, nó không bao giờ được trang bị vũ khí ». Đức Phanxicô tuyên bố như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 1/11/2022, Lễ Các Thánh Nam Nữ,
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM C: NGƯỜI KITÔ HỮU PHẢI CÓ CÁI NHÌN CỦA CHÚA KITÔ
“Người Kitô hữu chúng ta phải có cái nhìn của Chúa Kitô, Đấng ôm lấy từ bên dưới, Đấng tìm kiếm những ai đã hư mất, với lòng trắc ẩn. Đây là, và phải là, cái nhìn của Giáo hội, luôn luôn, cái nhìn của Chúa Kitô, không phải là cái nhìn kết án”. Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 30/10/2022,
ĐHY TAGLE LƯU Ý SỰ ẢO TƯỞNG VỀ BẢN THÂN VÀ MỜI GỌI PHÚC ÂM HÓA CÁC MẠNG XÃ HỘI
Trong bài phát biểu ở đại hội của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) hôm 29/10/2022, ĐHY Tagle lưu ý sự ảo tưởng đến từ sự khẳng định nhận được từ những bức ảnh được đăng tải và đồng thời đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đọc sách trong thời đại mạng xã hội, để phát triển tinh thần phản biện và sự đồng cảm.
NỮ TU BECQUART : CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC THÚC ĐẨY BỞI SỰ NĂNG ĐỘNG HIỆP HÀNH
Một năm trước đại hội nghị của Thượng hội đồng về tính hiệp hành, và trong khi Đức Phanxicô loan báo khóa họp thứ hai vào năm 2024, nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký của THĐ Giám mục, điểm lại tiến trình đang diễn ra trong Giáo hội hoàn vũ. Sơ đánh giá cao tính sáng tạo của các Giáo hội địa phương và nhắc lại vai trò thiết yếu của giới trẻ Công giáo, những người “đã đến đánh thức chiều kích hiệp hành của Giáo hội và đã làm sáng tỏ sự kiện rằng cách thức duy nhất truyền đạt đức tin ngày nay, đó là phong cách hiệp hành“.
ĐHY CZERNY : CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA THÁNH KINH LÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG LÝ
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về học thuyết xã hội của Giáo hội ở Học viện Newman ở Uppsala, Thụy Điển, bắt đầu vào ngày 27/10, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự phát triển con người toàn tiện đã nhắc lại rằng tình yêu là nền tảng của việc đọc Lời Chúa, chìa khóa giải thích duy nhất tạo ra một đời sống lành mạnh cho Giáo hội và xã hội. Và do đó, việc giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội của Giáo hội không phải là một hành động bên lề, nhưng chúng nằm ở chính trung tâm của việc loan báo Tin Mừng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 7. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỰ PHÂN ĐỊNH. SỰ PHIỀN MUỘN
“Không ai muốn phiền muộn, buồn phiền: đó là sự thật. Tất cả chúng ta đều muốn một cuộc sống luôn vui vẻ, phấn khởi và tròn đầy. Thế nhưng, ngoài việc không thể – bởi vì nó là không thể được – điều này cũng sẽ không tốt cho chúng ta. Quả thế, sự thay đổi từ một cuộc sống có xu hướng hướng đến tật xấu có thể bắt đầu từ một hoàn cảnh buồn phiền, hối hận về những gì mình đã làm”.
ĐỨC PHANXICÔ : « CHỨC LINH MỤC KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC SỐNG TIỆN NGHI »
Trong buổi gặp gỡ hôm 24/10/2022 với các linh mục và chủng sinh ở Rôma, Đức Phanxicô đã đề cập nhiều chủ đề : từ phong cách trắc ẩn của người linh mục, được mời gọi gần gũi dân chúng, đến việc linh hướng, từ việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật mới đến việc phân định, từ đối thoại giữa khoa học và đức tin đến vai trò của Giáo hội trong các cuộc chiến tranh.
Ở COLISÉE, ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA RA LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH
Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, hôm 25/10/2022, Đức Phanxicô đã đến tham dự nghi thức bế mạc cuộc gặp gỡ liên tôn quốc tế lần thứ 36 được tổ chức ở Rôma bởi cộng đoàn Sant’Egidio : « Tiếng kêu của hòa bình ». Dịp này, ngài kêu gọi: « Các tôn giáo không thể được sử dụng cho chiến tranh. Chỉ hòa bình là thánh thiện và không ai được sử dụng danh Thiên Chúa để chúc lành cho khủng bố và bạo lực. Nếu anh chị em thấy chiến tranh xung quanh mình, đừng cam chịu ! Người dân muốn hòa bình ».
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HỌC VIỆN GIOAN-PHAOLÔ II CHĂM SÓC GIA ĐÌNH MÀ KHÔNG CÓ « Ý THỨC HỆ »
Hôm 24/10/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Học viện thần học Gioan-Phaolô II về khoa học hôn nhân và gia đình của Tòa Thánh. Ngài đã đề cập đến sứ mạng của Học viện này do thánh Gioan-Phaolô II thiết lập, một Học viện đã trải qua cuộc canh tân cần thiết « để đáp ứng những thách thức nảy sinh vào đầu thiên niên kỷ thứ ba ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM C : HÃY CẨN THẬN VỚI THÓI SAY MÊ BẢN THÂN VÀ NÃO TRẠNG PHÔ TRƯƠNG
« Người Pharisiêu và người thu thuế liên quan chặt chẽ đến chúng ta. Nghĩ đến họ, chúng ta hãy nhìn lại chính mình : chúng ta hãy xác minh xem, trong chúng ta, như nơi người Pharisiêu, có sự xác tín về sự công chính của chính mình, điều khiến chúng ta coi thường người khác không ». Đức Phanxicô mời gọi người Kitô hữu tự chất vấn như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 23/10/2022, và đồng thời cảnh giác mọi người trước cám dỗ « say mê bản thân và não trạng phô trương dựa trên hư danh, khiến ngay cả chúng ta là những Kitô hữu, những linh mục và giám mục » luôn có cái tôi trên môi miệng chúng ta.