ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: ĐỨC TỔNG GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GẶP GỠ VÀ HUẤN ĐỨC ĐẦU NĂM
Trong tâm tình phấn khởi và vui tươi của những ngày đầu năm tu học mới, vào chiều ngày 12.11.2021, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã đến thăm và huấn đức cho quý thầy đang tu học tại Đại Chủng viện Huế.
ĐỐI VỚI RÔMA, BÍ MẬT TÒA GIẢI TỘI LÀ KHÔNG THỂ THƯƠNG LƯỢNG
Báo cáo Sauvé đòi hỏi các linh mục biết các xâm phạm tính dục trẻ vị thành niên trong khi giải tội phải tố giác sự việc cho tòa án. Tuy nhiên, đối với Rôma, bí mật tòa giải tội là bất khả thương lượng.
GIÁO PHẬN RÔMA CẤM PHONG CHỨC VÀ RỬA TỘI THEO NGHI THỨC TIỀN CÔNG ĐỒNG
Hôm 7/10/2021, giáo phận Rôma đã cấm cử hành thánh lễ thuộc công đồng Triđentinô trong Tam Nhật Vượt Qua. ĐHY Angelo De Donatis, Tổng đại diện giáo phận, đã khẳng định rằng tự sắc Traditionis Custodes cấm mọi bí tích trừ thánh lễ theo sách lễ trước năm 1970.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỞI CHO CÁC THAM DỰ VIÊN DIỄN ĐÀN PARIS LẦN THỨ IV VỀ HÒA BÌNH
«Niềm hy vọng của tôi là truyền thống Kitô giáo, cách riêng học thuyết xã hội của Giáo hội, cũng như các truyền thống tôn giáo khác, có thể đóng góp vào việc đảm bảo cho cuộc gặp gỡ của quý vị niềm hy vọng vững chắc rằng bất công và bạo lực là không thể không tránh được, chúng không phải là số phận của chúng ta. » Đức Phanxicô nói lên xác tín của mình như thế trong sứ điệp gởi cho các tham dự viên Diễn đàn Paris lần thứ IV về Hòa bình, được tổ chức trong khuôn khổ tưởng niệm cuộc đình chiến ngày 11/11/1918, diễn ra từ ngày 11-13/11/2021, với chủ đề « Giảm thiểu những rạn nứt trên thế giới ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 15: CHÚNG TA ĐỪNG TRỞ NÊN MỆT MỎI
“Chúng ta là những Kitô hữu tự do, tự do, không bám lấy quá khứ theo nghĩa xấu của từ, không bị trói buộc vào những thực hành. Sự tự do Kitô hữu là những gì làm cho chúng ta lớn lên.” Đó là lời nhắc nhở của Đức Phanxicô trong bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát và cũng là bài cuối cùng trong loạt bài về Thư này, hôm 10/11/2021.
CHÂN PHƯỚC CHARLES DE FOUCAULD SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH VÀO NGÀY 15/5/2022
Khi công nhận một phép lạ được gán cho Chân phước Charles de Foucauld, Đức Phanxicô đã mở đường cho việc phong thánh ngài. Nhân vật đặc biệt này, biểu tưởng của sự hoán cải, được gắn liền với sa mạc Sahara, với mối tương quan với Hồi giáo và người Touaregs. Cuộc sống của ngài là một tìm kiếm cho đến khi ngài chết cách bi thảm ở giữa sa mạc.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
« Đang khi Hiền Đệ trải qua cơn bão được gây nên do sự xấu hổ và bi kịch về các cuộc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong Giáo hội, Huynh khuyến khích Hiền Đệ mang gánh nặng của mình trong đức tin và hy vọng, và Huynh cùng mang nó với Hiền Đệ ». Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ công việc của các Giám mục Pháp ở Lộ Đức dịp hội nghị khoáng đại mùa Thu (2-8/11/2021), trong thư gởi cho chủ tịch HĐGM Pháp (CEF), Đức cha Eric de Moulins-Beaufort, Tổng Giám mục giáo phận Reims.
« THÁNH PHÊRÔ LÀ MỘT DẤU HIỆU HY VỌNG CHO NGƯỜI TỘI LỖI »
Là người đánh cá khiêm tốn, Phêrô là người mà Chúa Giêsu đã chọn để trở thành người đứng đầu Giáo hội. Luôn bị giằng co giữa sự dấn thân và nghi ngờ của mình, giữa khát vọng và yếu đuối, ngài là một mầu nhiệm cũng như là điều hiển nhiên. « Không có Phêrô, sẽ không có hiệp nhất », sử gia Christophe Dickès, vừa xuất bản cuốn « Thánh Phêrô, mầu nhiệm và hiển nhiên », giải thích với Aleteia.
DIETRICH BONHOEFFER: ÂN SỦNG RẺ TIỀN VÀ ÂN SỦNG TRẢ GIÁ
Thần học gia Dietrich Bonhoeffer nổi tiếng vi dám đứng lên chống lại Hitler. Từ năm 1933, trong một cuộc hổi thảo công khai, ông đã khẳng định rằng không thể nào thuộc về một Giáo hội mà lại chấp nhận việc loại trừ người Do thái, và ông đã kêu gọi đối lập với Nhà nước đang bách hại họ. Vào tháng Giêng 1938, ông bị cấm lưu trú ở Berlin.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN B: SỰ TỒI TỆ CỦA ÓC GIÁO SĨ TRỊ
« Chúa Giêsu nhìn thấy hai cảnh tượng. Và chính động từ này – « nhìn » – tóm tắt giáo huấn của Ngài : về những người sống đức tin cách hai mặt, như các kinh sư này, « cần phải tránh » đừng trở nên như họ ; đang khi bà góa, cần phải « nhìn » bà để coi bà là khuôn mẫu. Chúng ta hãy lưu ý đến điều đó : tránh những kẻ giả hình và nhìn vào bà góa nghèo. » Đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7/11/2021.
LỜI NGUYỆN XIN CHÚA THA THỨ CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
Giáo hội Pháp nhìn nhận trách nhiệm thể chế của mình liên quan đến những xâm phạm mà các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục phải chịu. Đó là những gì mà các Giám mục Pháp đã khẳng định ở hội nghị khoáng đại tại Lộ Đức. Cao điểm của ngày thứ Bảy 6/11/2021 của cuộc họp khoáng đại của các Giám mục Pháp, một thời điểm hồi tâm và sám hối được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục trong Giáo hội Pháp.
DIỄN VĂN CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI RETROUVAILLE : KHỦNG HOẢNG LÀ MỘT PHẦN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
« Khủng hoảng là một phần của lịch sử cứu độ. Và cuộc sống của con người không phải là một cuộc sống trong phòng thí nghiệm hay một cuộc sống được khử trùng », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế, hôm 6/11/2021 trong diễn văn cho các thành viên của Hiệp hội « Retrouvaille » (« Nối lại tương quan »), một phong trào ở Ý nhằm nâng đỡ tinh thần cho các đôi bạn đang gặp khó khăn.
Ở LỘ ĐỨC, MỘT THỜI GIAN TƯỞNG NIỆM VÀ SÁM HỐI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN CỦA CÁC CUỘC LẠM DỤNG TÍNH DỤC
Cao điểm của ngày thứ Bảy 6/11/2021 của cuộc họp khoáng đại của các Giám mục Pháp, một thời điểm hồi tâm và sám hối được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục trong Giáo hội Pháp.
THEO CHÂN ỦY BAN CIASE, MỘT ỦY BAN VỀ TỘI LOẠN LUÂN
Ba tuần sau khi công bố báo cáo Ciase, Ủy ban độc lập về tội loạn luân và xâm phạm tính dục trẻ em (Ciivise) đã đưa ra ba khuyến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn cho các trẻ em trong gia đình.
TRADITIONIS CUSTODES : ĐHY SARAH KHÔNG MUỐN TẠO RA LUẬN CHIẾN
Cuốn sách “From Benedict’s Peace to Francis’s War*”, đặt vấn đề về Tự sắc “Traditionis Custodes” của Đức Phanxicô, đã được xuất bản mà một số tác giả không ý thức đến các ẩn khuất thực sự của dự án biên tập.
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO PHÁP NHÌN NHẬN TRÁCH NHIỆM THỂ CHẾ CỦA MÌNH
Giáo hội Pháp nhìn nhận trách nhiệm thể chế của mình liên quan đến những xâm phạm mà các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục phải chịu. Đó là những gì mà các Giám mục Pháp đã khẳng định ở hội nghị khoáng đại tại Lộ Đức. Các ngài cũng nhìn nhận rằng trách nhiệm này dẫn theo một bổn phận công lý và đền bù.
THÔNG BÁO VỀ NGÀY HỘI NGỘ XUÂN BÍCH NĂM 2021
Năm nay, vì dịch bệnh Covid-19 chưa thực sự yên ổn, chúng ta sẽ không tổ chức mừng lễ Bổn Mạng và ngày Hội Ngộ truyền thống như trước đây được. Tuy nhiên, một cách đơn sơ nhưng vẫn ấm cúng tình gia đình, chúng ta sẽ mừng lễ Mẹ Dâng Mình trong đền thánh vào lúc 9g30, sáng thứ Hai 22/11/2021…
Ở MARSEILLE, BÀI SUY NIỆM CỦA MỘT NỮ TU INHAXIÔ TRONG THÁNH LỄ
Trong thánh lễ bế mạc cuộc họp mặt của dòng Tên ở Marseille, hôm 1/11/2021, nữ tu Christine Danel, bề trên tổng quyền của dòng Xavière, đã có một bài suy niệm về sự thánh thiện. Bài suy niệm của Sơ tiếp sau bài giảng.
SATAN, TÊN XẢO QUYỆT, BELZÉBUTH…NHỮNG CÁI TÊN CỦA MA QUỶ
Satan, Lucifer, kẻ cám dỗ…kẻ thù của con người được biết đến dưới nhiều danh xưng. Mỗi một tên đều quy chiếu đến một đặc điểm của thiên thần sa ngã.
BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG : TỪ CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN LAUDATO SI’
Từ công đồng Vatican II, ngang qua lời kêu gọi của Đức Phaolô VI đối với hội nghị Stockholm vào năm 1972, cho đến khi công bố thông điệp Laudato Si’, Tòa Thánh, bằng một lôgíc về sự phát triển toàn diện, đã là người tiên phong trong việc bảo vệ môi trường.