ĐHY PAROLIN : KHÔNG LOẠI TRỪ MỘT CHUYẾN ĐI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN KIEV
ĐHY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, bên lề một sự kiện tại trụ sở Radio Vatican, đã bình luận về tin tức gần đây đến từ Ucraina và xác nhận khả năng một chuyến đi của Đức Phanxicô đến Kiev, nhưng một đánh giá thận trọng vẫn đang tiến hành. Ngài cũng gợi lên việc chuẩn bị gặp gỡ với Đức Thượng phụ Kirill của Nga.
ĐỨC PHANXICÔ TỐ GIÁC CUỘC TÀN SÁT Ở BOUTCHA VÀ THẤT VỌNG VỀ SỰ BẤT LỰC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
Cuộc chiến tranh ở Ucraina một lần nữa được Đức Phanxicô đề cập trong buổi tiếp kiến chung ngày 6/4/2022. Ngài đã chỉ trích « những hành động tàn ác mới » được thực hiện ở thành phố Boutcha chống lại dân thường. Ngài cũng đã chỉ ra « sự bất lực » của Liên Hiệp Quốc trong cuộc xung đột hiện nay.
« LINH MỤC TRỪ TÀ LÀ GÌ ? », VIDEO CỦA INSHAPE
Sau các videos thành công về các nữ tu ở Boulaur, nữ tu André và cha Aymar, youtuber Tibo InShape tiếp tục làm video về « nghề » của một linh mục trừ tà.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 5. LÒNG TRUNG TÍN VỚI SỰ VIẾNG THĂM CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha (ngày 30/3/2022):
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về chủ đề tuổi già, bằng cách xem xét các nhân vật Simêon và bà Anna, những người chắc chắn trong niềm hy vọng của mình, đang chờ đợi Đấng Mêsia. Hai người lớn tuổi này, đầy sức sống tinh thần, dạy cho chúng ta rằng lòng trung tín trong sự chờ đợi sẽ làm tinh tế các giác quan của linh hồn. Đó là những gì chúng ta vẫn còn cầu xin Chúa Thánh Thần trong bài thánh ca Veni Creator Spiritus.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY NĂM C : GẦN GŨI VÀ VUI MỪNG ĐÓN TIẾP NHỮNG NGƯỜI ĂN NĂN SÁM HỐI
Giải thích dụ ngôn về người con hoang đàng trong bài giáo lý của Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm C, hôm 27/3/2022, Đức Thánh Cha đã suy niệm về tầm quan trọng của việc gần gũi với những ai đang trên đường hoán cải, nhưng còn về nhu cầu vui mừng về sự hoán cải của người khác, « vì điều tốt của một người khác cũng là điều tốt của tôi ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 4. VĨNH BIỆT VÀ DI SẢN : KÝ ỨC VÀ CHỨNG TÁ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/3/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già. Dựa vào trình thuật Thánh Kinh về di chúc thiêng liêng của Môisê, hay còn được gọi là « Bài ca của Môisê », ngài mời gọi các Kitô hữu suy niệm về kinh nghiệm đức tin của Môisê, vốn được truyền lại như di sản trong Giáo hội. Theo hình ảnh của Môisê, người cao tuổi ngày nay « đi vào đất hứa, mà Thiên Chúa mong muốn cho mỗi thế hệ, khi họ mang lại cho người trẻ sự khai tâm tốt đẹp của chứng tá của họ và truyền lại lịch sử đức tin ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C : SỰ DỮ KHÔNG BAO GIỜ ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
Chúng ta đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa trách nhiệm về những sự dữ của chúng ta, nhưng trái lại nhìn vào bản thân mình. Chiến tranh hay đại dịch không phải là những trừng phạt của Thiên Chúa, chính những chọn lựa sai lầm và bạo lực của chúng ta đã tạo ra sự dữ và sự dữ không bao giờ đến từ Thiên Chúa. Phần Ngài, Thiên Chúa không bao giờ mất kiên nhẫn trước những tội lỗi lặp đi lặp lại của chúng ta và Ngài luôn ban cho chúng ta « một khả năng khác » để hoán cải. Đó là hướng suy tư của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/3/2022.
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ TUỔI GIÀ- BÀI 3. TUỔI GIÀ, NGUỒN LỰC CHO TUỔI TRẺ VÔ TÂM
Tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/3/2022, Đức Phanxicô bàn về hình ảnh ông Nô-ê. Đang khi thế giới hiện nay phải chịu nhiều ràng buộc và áp lực khác nhau, nơi mà sự băng hoại đang thống trị, thì ơn gọi của Nô-ê, được Thiên Chúa chọn, rất giàu ý nghĩa.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM C : GIỮ CHO TÂM HỒN ĐƯỢC ÁNH SÁNG CỦA CHÚA KITÔ THỨC TỈNH
« Chúng ta có thể nghĩ rằng chính ánh sáng của Chúa Giêsu đã thức tỉnh họ. Giống như họ, chúng ta cũng cần đến ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng khiến chúng ta nhìn thấy mọi sự bằng một cách khác : nó thu hút chúng ta, nó đánh thức chúng ta, nó khơi lại trong chúng ta ước muốn và sức mạnh cầu nguyện, nhìn vào bên trong bản thân, và dành thời gian cho người khác. Chúng ta có thể vượt qua sự mệt mỏi của thân xác bằng sức mạnh của Thánh Thần của Thiên Chúa. » Đức Phanxicô giải thích như thế về bài Tin Mừng Chúa Giêsu Hiển Dung trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 13/3/2022, và đồng thời nhắc nhớ thời gian Mùa Chay « là một thời gian mà Thiên Chúa muốn đánh thức chúng ta khỏi sự uể oải trong tâm hồn, khỏi sự mê ngủ không để Chúa Thánh Thần được biểu lộ ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM C: “KHÔNG THỎA HIỆP VỚI CÁI ÁC” !
“Không thỏa hiệp với cái ác! Không đối thoại với quỷ!” Đó là lời khuyên của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Chay hôm 6/3/2022 khi suy niệm đoạn Tin Mừng Luca về việc Chúa Giêsu bị quỷ cám dỗ, và đồng thời mời gọi các tín hữu hãy nhìn vào Chúa Giêsu trong cuộc chiến đấu thiêng liêng này để chống lại những cám dỗ của quỷ trong cuộc sống của mình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 2. TUỔI THỌ : BIỂU TƯỢNG VÀ CƠ HỘI
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 2/3/2022, Thứ Tư Lễ Trọ, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, bàn về « Tuổi thọ : biểu tượng và cơ hội ». Ngài đề cập đến vấn đề về sự thông truyền và gặp gỡ giữa các thế hệ và đồng thời mời gọi chúng ta đừng bị lôi cuốn vào sự thái quá của tốc độ, của một lối sống vội vàng, vốn đang thịnh hành, để đặt mình vào nhịp sống chậm và lắng nghe người già. Và ngài kêu gọi cần phải chấp nhận « mất thời gian » để xây dựng mối liên kết giữa các thế hệ.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN C: THANH TẨY CÁI NHÌN VÀ LỜI NÓI CỦA CHÚNG TA
Trong bài suy niệm đoạn Tin Mừng Lc 6, 39-45, trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27/2/2022, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu suy nghĩ về cách nhìn và cách nói của mình, vốn có thể xây dựng nhưng cũng có thể gây hủy hoại.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 1. THỜI GIAN ÂN SỦNG VÀ SỰ LIÊN KẾT CÁC LỨA TUỔI CỦA CUỘC ĐỜI
« Hôm nay, chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình giáo lý tìm kiếm sự soi sáng nơi Lời Chúa về ý nghĩa và giá trị của tuổi già ». Đức Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý mới về tuổi già, « Bài 1 : Thời gian ân sủng và sự liên kết các lứa tuổi của cuộc đời », với lời mời gọi như thế trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/2/2022, và đồng thời nhắc nhớ : « Tuổi già cũng quan trọng – và rất đẹp – cũng quan trọng như tuổi trẻ. … Mối liên kết giữa các thế hệ, vốn khôi phục lại cho con người mọi lứa tuổi của cuộc đời, là món quà đã mất của chúng ta và chúng ta phải lấy lại. » Và Lời Chúa có thể soi sáng cho mối liên kết này.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN NĂM C : « ĐÁP LẠI SỰ DỮ BẰNG SỰ THIỆN »
Đâu là ý nghĩa của lời mời gọi của Chúa Giêsu « giơ má bên kia » ? Chúng ta có thể « yêu thương kẻ thù » được không ? Đó là những gì Đức Phanxicô giải thích trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/2/2022, qua đó ngài mời gọi chúng ta noi gương Chúa Giêsu « đánh bại », « đáp trả sự dữ bằng sự thiện ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 12. THÁNH GIUSE, QUAN THẦY CỦA GIÁO HỘI HOÀN VŨ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/2/2022, Đức Thánh Cha kết thúc chu kỳ các bài giáo lý về thánh Giuse bằng bài bàn về « Thánh Giuse, Quan Thầy của Giáo hội hoàn vũ », qua đó ngài cho thấy thánh Giuse canh giữ Chúa Giêsu và Đức Maria thế nào, thì ngày nay thánh nhân cũng canh giữ Giáo hội như vậy, « bởi vì Giáo hội nối dài Thân Thể của Chúa Kitô trong lịch sử, và đồng thời trong tình mẫu tử của Giáo hội được phát họa tình mẫu tử của Đức Maria ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN C : CÁC MỐI PHÚC XÁC ĐỊNH CĂN TÍNH CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 13/2/2022, Đức Phanxicô đã mời các tín hữu đào sâu mối tương quan của họ với các Mối Phúc, bằng cách « chấp nhận nghịch lý của các Mối Phúc » và đồng thời hiểu rằng chính « các Mối Phúc xác định căn tính của người môn đệ của Chúa Giêsu ». Và « đối diện với nghịch lý của các Mối Phúc », các môn đệ chấp nhận bị thách đố, với « ý thức rằng không phải Thiên Chúa phải đi vào lôgíc của chúng ta, nhưng chúng ta đi vào lôgíc của Ngài ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE : BÀI 11. THÁNH GIUSE, BỔN MẠNG CỦA SỰ CHẾT LÀNH
« Chúng ta phải đồng hành với mọi người cho đến khi chết, nhưng không được gây ra cái chết hay thúc đẩy bất cứ hình thức tự sát nào. Tôi nhắc lại rằng quyền được chăm sóc và điều trị cho mọi người phải luôn ưu tiên, để những người yếu nhất, đặc biệt là người già và bệnh tật không bao giờ bị gạt bỏ. » Đức Phanxicô kêu gọi như thế, tại buổi tiếp kiến chung ngày 9/2/2022, trong bài giáo lý về « Thánh Giuse, bổn mạng của sự chết lành », một bài suy niệm về sự chết và qua đó ngài kêu gọi tôn trọng sự sống của con người.
TRỢ TỬ, BƯỚC NGOẶT CHIẾN LƯỢC CỦA VATICAN VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC
Viện hàn lâm Tòa Thánh về Sự sống gần đây đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc Giáo hội Ý không còn phản đối đạo luật về việc trợ tử. Một bước ngoặt trong chiến lược được Rôma thông qua về các vấn đề đạo đức sinh học : như thế, Giáo hội hy vọng tiếp tục có thể làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tham dự vào « các luật bất toàn ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẤT IV THƯỜNG NIÊN NĂM C: ĐỨC TIN NGANG QUA SỰ SẴN SÀNG ỨNG TRỰC VÀ LÒNG KHIÊM TỐN
Chúa Giêsu “không được tìm thấy bởi những ai tìm kiếm phép lạ – nếu chúng ta tìm kiếm phép lạ, chúng ta sẽ không tìm thấy Chúa Giêsu – bởi những ai tìm kiếm những cảm giác mới lạ, những kinh nghiệm lạ thường, những điều lạ lùng; …. Không, họ sẽ không tìm thấy Ngài. Thay vào đó, Ngài chỉ được tìm thấy bởi những ai chấp nhận đường lối và những thách thức của Ngài, mà không phàn nàn, không nghi ngờ, không chỉ trích và với khuôn mặt buồn thườn thượt”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 9 : THÁNH GIUSE, MỘT NGƯỜI « CHIÊM BAO »
Hôm 26/1/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse, lần này, bài 9 với tựa đề « Thánh Giuse, một người « chiêm bao » », qua đó ngài cho thấy từng ý nghĩa của mỗi giấc mơ của thánh Giuse, mà trong truyền thống Thánh Kinh, như là « tượng trưng cho đời sống thiêng liêng của mỗi người trong chúng ta…, nơi Thiên Chúa biểu lộ và thường nói với chúng ta ». Và « điều quan trọng là nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa trong số những tiếng nói khác ».