CÓ MỘT VỊ MỤC TỬ NHƯ THẾ !
Giáo hội đang sống tuần cầu nguyện cho các ơn gọi, trong đó mỗi Kitô hữu, theo bậc sống của mình, được mời gọi bước theo chân Chúa Kitô, vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã đến để cho chiên được sống và sống dồi dào, qua sự quên mình phục vụ và yêu thương cho đến độ hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Đức cha Eugène – Marie – Joseph Allys (Lý) (1852-1936) là một mục tử như thế khi đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu, dâng hiến cuộc đời mình qua bậc sống giáo sĩ, để trở nên người môn đệ truyền giáo – phục vụ, cho đến độ hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên, bất chấp mọi gian truân thử thách, và qua đó đã họa lại một cách tuyệt vời hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô, Mục Tử Nhân Lành.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 22. CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH KINH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, những lời của Thánh Kinh không được viết ra để lưu giữ trên giấy, nhưng để được đón nhận và nảy mầm trong tâm hồn chúng ta.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI 2024
Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi lần thứ 61 vào ngày 21/4/2024, Đức Phanxicô mời gọi mọi người hãy gieo rắc niềm hy vọng và xây dựng hòa bình. Trong một thế giới được đánh dấu bởi “những thách thức lịch sử”, ngài giải thích rằng tất cả chúng ta đều được kêu gọi “ “hiến dâng thân xác và tâm hồn” cho niềm hy vọng của Tin Mừng”, “trở thành dấu chỉ và công cụ của tình yêu, của sự chào đón, vẻ đẹp và hòa bình, trong bối cảnh chúng ta đang sống”.
TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN “DIGNITAS INFINITA” – VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 15. NHÂN ĐỨC TIẾT ĐỘ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay bài giáo lý của chúng ta bàn về nhân đức bản lề cuối cùng là đức tiết độ. Đó là khả năng kiềm chế bản thân, là nghệ thuật không để mình bị lấn át bởi những đam mê nổi loạn và sắp đặt trật tự trong trái tim mình. Đó là nhân đức của sự đúng mực.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 4
4. Một số vi phạm nghiêm trọng đối với nhân phẩm
33. Dưới ánh sáng của những suy tư đã được đưa ra cho đến nay về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người, phần cuối cùng của Tuyên ngôn đề cập đến một số vi phạm cụ thể và nghiêm trọng đối với phẩm giá đó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 24. CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, lời cầu nguyện khởi đi từ phụng vụ và luôn quay trở lại với cuộc sống thường ngày, nơi tiếp tục cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Mọi sự đều được đảm nhận trong cuộc đối thoại này: mọi niềm vui đều trở thành lý do ca ngợi, mọi thử thách đều là cơ hội cầu xin sự giúp đỡ và mọi suy nghĩ đều có thể thấm nhuần lời cầu nguyện. Như thế, nó truyền đạt đến trái tim con người một niềm hy vọng bất khả đánh đổ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 26. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (2)
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài giáo lý, chúng ta có thể nói rằng cầu nguyện là mối tương quan với Chúa Ba Ngôi, đặc biệt với Chúa Thánh Thần, Đấng là quà tặng đầu tiên của mọi cuộc sống Kitô hữu. Chúa Thánh Thần mở lòng chúng ta ra trước sự hiện diện của Thiên Chúa và lôi kéo nó vào cơn lốc tình yêu của Ngài.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. NHÂN ĐỨC CAN ĐẢM
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, nhân đức can đảm mà chúng ta gợi lên hôm nay quả thực là nhân đức mà, trong những lúc khó khăn, đảm bảo cho chúng ta kiên trì và quyết tâm trong việc tìm kiếm sự thiện. Nó giúp chúng ta chống lại những cám dỗ và vượt qua những trở ngại, nỗi sợ hãi, những sự bắt bớ. Nó cũng cho phép chúng ta giáo dục những đam mê của mình và do đó tỏ ra như là nhân đức chiến đấu nhất trong các nhân đức.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 25. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (1)
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta sẽ thấy làm thế nào, nhờ Chúa Giêsu, cầu nguyện Kitô giáo mở rộng đến Chúa Ba Ngôi, đại dương bao la của tình yêu Thiên Chúa. Tự mình chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào cho đúng và chính Chúa Giêsu là Đấng dẫn chúng ta vào mối quan hệ với Thiên Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 27. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC MARIA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, bài giáo lý được dành bàn về cầu nguyện hiệp thông với Đức Maria, và diễn ra vào hôm trước Tễ Truyền Tin. Con đường chính yếu của cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Chúa Kitô là Đấng Trung Gian, là cây cầu chúng ta đi qua để thưa với Chúa Cha. Mọi lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và được thực hiện nhờ sự chuyển cầu của Người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 28. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI CÁC THÁNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, khi cầu nguyện, chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình. Mỗi khi chúng ta chắp tay và mở lòng ra với Chúa, chúng ta thấy mình đang ở gần với các vị thánh vô danh và các vị thánh được công nhận, những người cầu nguyện và cầu bầu cho chúng ta như những anh chị cả.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 29. GIÁO HỘI, THẦY DẠY CẦU NGUYỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, Giáo hội là một trường học cầu nguyện tuyệt vời. Nhiều người trong chúng ta học biết những kinh nguyện đầu tiên trên đầu gối của cha mẹ hoặc ông bà. Món quà mà chúng ta đã nhận được trong thời thơ ấu một cách đơn sơ là một di sản rất phong phú, và kinh nghiệm cầu nguyện xứng đáng được đào sâu hơn bao giờ hết.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 30. KHẨU NGUYỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, mỗi thụ tạo đều đối thoại với Thiên Chúa nhưng nơi con người, lời cầu nguyện trở thành lời nói, lời kêu cầu, bài ca, bài thơ. Lời nói được sinh ra từ kinh nghiệm của chúng ta và định hình cuộc sống của chúng ta. Đây là lý do tại sao Thánh Kinh cũng dạy chúng ta cầu nguyện đôi khi bằng những lời lẽ táo bạo. Không ai sinh ra đã thánh thiện và khi những tình cảm xấu xa gõ cửa trái tim chúng ta, chúng ta phải có khả năng vô hiệu hóa chúng bằng lời cầu nguyện và bằng Lời Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. ĐỨC CÔNG BẰNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài giáo lý về các nhân đức, giờ đây chúng ta hướng tới nhân đức công bằng, điều mà Sách Giáo lý mô tả là “ý chí liên lỉ và vững chắc, quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận” (Số 1807). Công bằng không chỉ là một nhân đức cần được thực hành bởi các cá nhân; trước hết nó là một nhân đức xã hội, vì nó hướng tới việc tạo dựng những cộng đồng trong đó mỗi người được đối xử phù hợp với phẩm giá bẩm sinh của mình.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU NĂM 2024 : HÃY CHÚ Ý ĐẾN THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ GIÁO SĨ
Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/3/2024, Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ làm phép Dầu tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Tập trung bài giảng vào “lòng thống hối”, ngài nhắc nhở các mục tử của Giáo hội, noi gương thánh Phêrô, hãy biết khóc cho chính mình, cho thói giả hình giáo sĩ của mình, và đồng thời liên đới trong tinh thần thương xót và biết bao dung với yếu đuối của tha nhân
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 13. NHÂN ĐỨC KIÊN NHẪN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển sang nhân đức kiên nhẫn, một đức tính có mẫu mực cao cả nhất là gương Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 12. NHÂN ĐỨC KHÔN NGOAN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, bài giáo lý hôm nay tập trung vào nhân đức khôn ngoan, một trong những nhân đức bản lề. Đức khôn ngoan là khả năng điều khiển các hành động để hướng chúng đến sự thiện. Người khôn ngoan không lựa chọn cách ngẫu nhiên, họ suy nghĩ về các tình huống trước khi quyết định con đường mình đi.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 11. HÀNH VI NHÂN ĐỨC
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong các bài giáo lý về tật xấu và nhân đức, bây giờ chúng ta xem xét bản chất của nhân đức, mà Sách Giáo Lý định nghĩa là “một khuynh hướng thường xuyên và kiên trì để làm điều thiện”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 10. KIÊU NGẠO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong hành trình về những tật xấu và nhân đức, hôm nay chúng ta dừng lại ở thói kiêu ngạo. Nó hệ tại sự tán dương bản thân, sự tự phụ và háo danh dẫn đến việc coi người khác thấp kém hơn.