BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 13. CÁC CHỨNG NHÂN : THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, giờ đây chúng ta hướng đến thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của các xứ truyền giáo Công giáo.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM A : CHÚA THÁNH THẦN LÀ NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG GẦN GŨI, CHÂN THỰC VÀ BẢO VỆ CHÚNG TA CHỐNG LẠI MA QUỶ
Trong bài suy niệm tại buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 14/5/2023, Đức Phanxicô giải thích về đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ về Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, một từ trong tiếng Hy lạp vừa có nghĩa là an ủi và biện hộ. Chúa Thánh Thần gần gũi và giúp đỡ chúng ta chống lại những kẻ buộc tội chúng ta, và đồng thời sửa chữa chúng ta cách dịu dàng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 12. CÁC CHỨNG NHÂN : ĐỜI SỐNG ĐAN TU VÀ SỨC MẠNH CỦA LỜI NGUYỆN CHUYỂN CẦU. THÁNH GRÊGÔRIÔ THÀNH NAREK
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về những chứng nhân của lòng nhiệt thành tông đồ và, sau thánh Phaolô và các thánh tử vì đạo, chúng ta đề cập đến một chứng tá tuyệt vời xuyên suốt lịch sử đức tin. Đó là chứng tá của các nam nữ đan sĩ mà chính cuộc sống của họ nói lên tất cả. Các đan sĩ là trung tâm thần kinh của việc loan báo, và lời cầu nguyện của họ là dưỡng khí cho các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, là sức mạnh vô hình nâng đỡ việc truyền giáo.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A : ĐỌC LẠI NGÀY SỐNG VÀ LỊCH SỬ CỦA MÌNH CÙNG VỚI CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật III Phục Sinh, ngày 23/4/2023, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu đọc lại ngày sống và lịch sử của mình cùng với Chúa Giêsu như hai môn đệ trên đường về làng Emmaus, để « dần dần học cách nhìn mọi sự với đôi mắt khác, với ánh mắt của Ngài chứ không chỉ của riêng chúng ta. » Bởi vì, « trước tình yêu của Chúa Kitô, ngay cả những gì có vẻ mệt mỏi và thất bại cũng có thể xuất hiện dưới một ánh sáng khác ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 11. CÁC CHỨNG NHÂN : CÁC THÁNH TỬ VÌ ĐẠO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Sau khi ngưỡng mộ thánh Phaolô, nhà vô địch về lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta hướng đến đoàn quân các thánh tử vì đạo nam nữ, thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia, đã hiến mạng sống mình vì Chúa Kitô. Từ “tử vì đạo”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp “martyria”, có nghĩa là chứng tá.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM A: KHÔNG LOẠI TRỪ AI KHỎI LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu Phục Sinh trong Giáo hội chứ không phải bên ngoài, và hãy đón nhận tất cả mọi người như anh chị em mà không loại trừ ai khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, hôm Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày 16/4/2023. Và cũng trong buổi đọc kinh này, ngài bảo vệ thánh Gioan-Phaolô II, “đối tượng của những suy luận xúc phạm và vô căn cứ trong những ngày qua”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 10. CÁC CHỨNG NHÂN : THÁNH PHAOLÔ. 2
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, chúng ta đã suy tư về mẫu gương của thánh Phaolô Tông đồ. Từ kinh nghiệm ban đầu của ngài như là một kẻ bách hại Giáo hội, thánh Phaolô đã ý thức rõ về mối nguy hiểm của lòng nhiệt thành sai lệch, hay một lòng nhiệt thành không được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa Kitô nhưng bằng hư danh hay tự khẳng định bản thân. Thay vào đó, thánh Phaolô dạy, lòng nhiệt thành đích thực đối với Tin Mừng là hoàn toàn tập trung vào Chúa Kitô và quyền năng phục sinh của Ngài.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG NGÀY THỨ HAI PHỤC SINH : CHÚNG TA GẶP ĐƯỢC CHÚA GIÊSU KHI LÀM CHỨNG CHO NGÀI
Trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm thứ Hai trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày 10/4/2023, Đức Phanxicô đã đưa ra một suy niệm về tầm quan trọng của việc đừng nản lòng, của việc ra khỏi nỗi sợ hãi và thống khổ của mình, để tìm gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng chúng ta gặp được khi loan báo và làm chứng về Ngài.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU 2023 : SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA LINH MỤC NGANG QUA CHÚA THÁNH THẦN
Hôm 6/4/2023, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh lễ làm phép Dầu ở Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Trong bài giảng dài 25 phút của mình, Đức Thánh Cha nói về ý nghĩa của việc xức dầu, nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục, cách riêng trong những lúc khủng hoảng, vốn có nguy cơ dẫn đến các cám dỗ « thỏa hiệp », « bù trừ » và « nản lòng », cũng cũng có thể là thời cơ cho một hành trình mới. Ngài cũng mời gọi các linh mục tạo nên và gìn giữ sự hài hòa trong Giáo hội. Ngài lưu ý các linh mục về sự phản chứng trong lối sống và cũng không quên cảm ơn về chứng tá dấn thân phục vụ của họ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG: LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 9. CÁC CHỨNG NHÂN: THÁNH PHAOLÔ 1
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Để minh họa hành trình giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, chúng ta nhìn vào hình ảnh của thánh Phaolô Tông đồ. Câu chuyện của ngài mang tính biểu tượng. Chúng ta nhận thấy rằng lòng nhiệt thành của ngài đối với Tin Mừng xuất hiện sau khi ngài hoán cải. Không phải một ý tưởng đơn giản hay một xác tín đã biến đổi ngài, nhưng là cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Kitô Phục Sinh.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A: HÃY RA KHỎI NGÔI MỘ CỦA CÁC VẤN ĐỀ CỦA MÌNH ĐỂ LÀM CHỨNG CHO NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 26/3/2023, qua đoạn Tin Mừng về sự phục sinh của Ladarô, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy giữ vững đức tin ngay cả khi mọi sự xem ra không còn gì hy vọng, “đừng để mình bị những cảm giác tiêu cực đè bẹp”. Ngài mời gọi họ hãy ra khỏi ngôi mồ của các vấn đề của mình để phó thác cho Chúa Giêsu, Đấng ban sự sống, và đồng thời “làm chứng cho niềm hy vọng và niềm vui của Chúa Giêsu” trong môi trường sống của mình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 8. HÌNH THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG ĐẦU TIÊN : CHỨNG TÁ (x. EVANGELII NUNTIANDI)
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta đặt mình vào trường học của Tông huấn Evangelii Nuntiandi của thánh Phaolô VI, hiến chương nền tảng của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện đại. Nếu việc loan báo Tin Mừng đòi hỏi đức tin được tuyên xưng, nghĩa là sự gắn bó rõ ràng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đấng vì yêu thương đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta, thì trước hết nó là một chứng tá về cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, nhờ Ngài ơn cứu độ được thực hiện.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM A: XIN ƠN NGẠC NHIÊN TRƯỚC NHỮNG HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA
“Hôm nay, chúng ta hãy xin ơn biết ngạc nhiên mỗi ngày trước những hồng ân của Thiên Chúa và nhận ra những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, ngay cả những hoàn cảnh khó chấp nhận nhất, như những cơ hội để làm điều tốt, như Chúa Giêsu đã làm với người mù”. Đức Phanxicô đã mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật IV Mùa Chay nhằm ngày 19/3/2023.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 7 : CÔNG ĐỒNG VATICAN II. 2. TRỞ THÀNH TÔNG ĐỒ TRONG MỘT GIÁO HỘI TÔNG TRUYỀN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về lòng say mê loan báo Tin Mừng và, ở trường học của Công đồng Vatican II, chúng ta tìm cách hiểu rõ hơn trở nên “tông đồ” ngày nay nghĩa là gì.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A: HÃY LÀM DỊU CƠN KHÁT CỦA NGƯỜI KHÁC
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12/3/2023, Đức Phanxicô lưu ý rằng Chúa Giêsu ban tặng “nước hằng sống cho mỗi người chúng ta để chúng ta có thể trở thành nguồn suối tươi mát cho người khác”. “Chúng ta cũng sẽ không còn chỉ nghĩ đến việc làm dịu cơn khát của chính mình, cơn khát vật chất, cơn khát trí tuệ hay văn hóa của mình, nhưng với niềm vui được gặp Chúa, chúng ta sẽ làm dịu cơn khát của người khác, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của người khác”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU. BÀI 6 : CÔNG ĐỒNG VATICAN II. 1. LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ LÀ VIỆC PHỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy rằng « công đồng » đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội đã được triệu tập ở Giêrusalem để giải quyết một vấn đề liên quan đến việc Phúc Âm hóa, nghĩa là việc loan báo Tin Mừng cho những người không phải là người Do Thái.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM A: NHẬN RA VẺ ĐẸP CỦA TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊSU NƠI KHUÔN MẶT CỦA THA NHÂN
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật II Mùa Chay, vào ngày 5/3/2023, Đức Phanxicô đã mời gọi các Kitô hữu “ở lại với Chúa Giêsu” “nhận ra trên khuôn mặt của Ngài vẻ đẹp rạng ngời của tình yêu mà Ngài ban cho chúng ta, ngay cả khi khuôn mặt này mang dấu ấn của thập giá”, và đồng thời “học cách nhìn thấy chính vẻ đẹp đó trên khuôn mặt của những người đang bước đi bên cạnh chúng ta mỗi ngày”. Ngài nhắc nhở: “Việc chiêm ngắm khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt của Chúa, phải thúc đẩy chúng ta đến chỗ phục vụ người khác”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 5. NHÂN VẬT CHÍNH CỦA VIỆC LOAN BÁO : CHÚA THÁNH THẦN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong hành trình giáo lý của chúng ta về niềm đam mê loan báo Tin Mừng, hôm nay chúng ta hãy khởi đi từ những lời của Chúa Giêsu, Đấng yêu cầu các môn đệ của Ngài hãy đi làm cho trở thành môn đệ và hãy đi làm phép rửa, bằng cách mang niềm vui về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng gần gũi và hành động trong chúng ta.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A: ĐÁNH BẠI CÁM DỖ CỦA MA QUỶ BẰNG LỜI CHÚA
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật I Mùa Chay, ngày 26/2/2023, Đức Phanxicô cảnh giác các Kitô hữu trước “ba loại thuốc độc phổ biến và nguy hiểm” của ma quỷ là “lòng quyến luyến của cải vật chất, sự nghi ngờ và lòng khao khát quyền lực” để cám dỗ họ như đã từng cám dỗ Chúa Giêsu chia rẽ với Chúa Cha. Và ngài mời gọi nhìn vào gương Chúa Giêsu, Đấng đã “đánh bại các cám dỗ nhờ Lời Chúa”, chứ không phải trò chuyện hay tranh luận với ma quỷ. Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi tự vấn: “Lời Chúa có chỗ đứng nào trong đời sống của tôi? Tôi có hướng đến Lời Chúa trong cuộc chiến đấu thiêng liêng của tôi không?”
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO MÙA CHAY 2023: KHỔ CHẾ MÙA CHAY VÀ HÀNH TRÌNH HIỆP HÀNH ĐỀU NHẮM ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI
Hôm 17/2/2023, Sứ điệp Mùa Chay 2023 đã được công bố. Trong Sứ điệp này, Đức Thánh Cha Phanxicô dựa vào đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu Biến Hình để cho thấy « mối tương quan tồn tại giữa khổ chế Mùa Chay và kinh nghiệm hiệp hành ». Cả hai hành trình này đều nhắm đến sự biến đổi cá nhân và Giáo hội. Đặc biệt, ngài đề nghị « hai “con đường” phải theo để lên núi cùng với Chúa Giêsu và đạt đến đích cùng với Ngài » trong Mùa Chay này : đó là lắng nghe Chúa Giêsu và sống cuộc thương khó và thập giá của Ngài trong thực tại hằng ngày với đức tin, đức cậy và đức mến, « để trở thành những người kiến tạo tình hiệp hành trong đời sống thường ngày nơi các cộng đoàn của chúng ta ».