PHỎNG VẤN CHA DOMINIQUE GREINER VỀ THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI
Cha Dominique Greiner, tu sĩ – linh mục dòng Assomptionniste, thần học gia, kinh tế gia và là tổng biên tập nhật báo La Croix, nói về thông điệp Fratelli tutti (“Tất cả đều là anh (chị) em”) của Đức Phanxicô. Trước đây, ngài từng giảng dạy ở Học viện Công giáo Paris, môn Thần học luân lý chính trị và xã hội, cũng còn được gọi là Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Nhiều linh mục sinh viên Việt Nam cũng đã từng theo học môn này của ngài.
GIÁO HỘI VIỆT NAM HÔM QUA VÀ HÔM NAY
Năm 2020 đầy hoang mang và ám ảnh do cơn đại dịch Covid cũng là cột mốc thời gian ghi dấu 60 năm Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam. Thật tiếc vì phải mừng Ngọc Khánh trong tình trạng khẩn cấp của đất nước và của toàn cầu, do đó có sự tiết chế ngay cả một số cách thức chính đáng diễn tả niềm vui. Nhưng cũng có điều hay, vì tình trạng khẩn cấp của toàn xã hội có thể gợi nhắc về một sự khẩn cấp không kém nơi chính sứ mạng của Giáo hội hiện nay ở đất nước này.
ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH LIÊN HIỆP QUỐC CỨU LẤY MỐI QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG
Trong sứ điệp gởi cho Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25/9, Đức Phanxicô đã bày tỏ sự lo lắng về sự xuống cấp của sự cộng tác giữa các quốc gia. Diễn văn này nằm trong truyền thống liên lạc lâu đời giữa Tòa Thánh Vatican và Liên Hiệp Quốc.
TRUNG QUỐC : MỘT CUỐN SÁCH GIÁO KHOA BÓP MÉO TIN MỪNG
Một cuốn sách giáo khoa của Trung quốc đã trình bày đoạn Tin Mừng về người phụ nữ ngoại tình bằng cách tưởng tượng ra một Chúa Giêsu ném đá người phụ nữ này để « tôn trọng lề luật vào thời Ngài ».
VATICAN BÁC BỎ VĂN KIỆN CỦA CÁC GIÁM MỤC ĐỨC VỀ SỰ LIÊN HIỆP THÔNG (RƯỚC LỄ CHUNG)
Sau khi xem xét bản văn « Cùng nhau ở bàn tiệc của Chúa » được các Giám mục Đức gởi cho Vatican ngày 20/5/2020, Bộ Giáo lý Đức tin đã giải thích rằng sự liên hiệp thông (intercommunion/việc rước lễ chung) được thực hành với các người Tin Lành « có thể mở ra những chia rẽ mới trong việc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính Thống giáo » và « mối liên hệ chặt chẽ giữa Bí tích Thánh Thể và Giáo hội » không được quan tâm đủ.
GÂY CHẾT ÊM DỊU VÀ BÁM RIẾT ĐIỀU TRỊ : VATICAN LÀM RÕ GIÁO LÝ CỦA MÌNH VỀ VIỆC KẾT THÚC SỰ SỐNG
Trong một bản văn cô đọng được công bố hôm 22/9/2020, Bộ Giáo lý Đức tin lần đầu tiên khai triển cách chi tiết giáo lý của mình về việc kết thúc sự sống, đặc biệt lên án mọi hình thức bám riết chữa trị và cấm những ai đã chọn rút ngắn cuộc sống của mình lãnh nhận các Bí tích sau cùng.
TỔNG BIÊN TẬP CỦA MỘT TẠP CHÍ CỦA GIÁO HỘI PHÚC ÂM Ở HOA KỲ TRỞ LẠI ĐẠO CÔNG GIÁO
Ở Hoa Kỳ, Mark Galli, nguyên mục sư và là tổng biên tập của nguyệt san « Christianity Today » (« Kitô giáo Ngày nay »), đã trở lại đạo Công giáo hôm Chúa nhật 13/9/2020.
OLIVIER GIROUD : « CHÚA GIÊSU Ở VỚI TÔI TRÊN SÂN CỎ »
Olivier Giroud, tiền đạo đội tuyển bóng đá Pháp làm chứng cho niềm tin của mình vào Chúa Giêsu. “Chúa Giêsu ở đó khi tôi ghi một bàn, nhưng, dĩ nhiên, Ngài vẫn ở đó khi ta thất bại ! “
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC : VATICAN VÀ TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG
Vatican và Trung Quốc đã đồng ý kéo dài hai năm hiệp định lịch sử được ký kết vào năm 2018. Bản văn cho phép Rôma và Bắc Kinh thỏa thuận về vấn đề cực nhạy cảm liên quan việc bổ nhiệm Giám mục, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc ngày càng cứng rắn.
CÁC NỮ TU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ NHA TRANG ĐẾN THÀNH LẬP CỘNG ĐOÀN Ở NHÀ MẸ HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH, PARIS
Một cộng đoàn mới, gồm 4 nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, vừa mới hình thành tại Nhà Mẹ của Hội Linh Mục Xuân Bích, 6 Rue du Regard, Paris. Các nữ tu đã đến từ đầu tháng 8/2020, thay thế các nữ tu của Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Tâm Chúa Giêsu (*) đã phục vụ từ 64 năm nay. Trong vòng 64 năm qua, có tất cả 21 nữ tu của Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Tâm CHúa Giêsu đã phục vụ nơi đây.
LAUDATO SI’, GRETA THUNBERG, ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, NHỮNG TÂM TƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
ĐHY PAROLIN NHẤN MẠNH « SỰ HÀI HÒA TINH THẦN » GIỮA ĐỨC PHANXICÔ VÀ ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Trong tác phẩm vừa xuất bản hôm 1/9 ở Ý, Đức Hồng y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhấn mạnh đến « tính liên tục tự nhiên của huấn quyền Giáo hoàng » giữa Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô. Ngài cũng nói đến « sự gần gũi thân mật và sâu xa » giữa hai vị Giáo hoàng.
HỒNG KÔNG : ĐỨC HỒNG Y THANG HÁN YÊU CẦU CÁC LINH MỤC CHÚ Ý GIỮ GÌN “LỜI NÓI CỦA MÌNH”
Hôm 28/8, ĐHY Gioan Thang Hán (John Tong Hon), Giám quản Tông Tòa giáo phận Hồng Kông, đã mạnh mẽ yêu cầu các linh mục của mình lược bớt nội dung chính trị trong các bài giảng của họ.
CÁC GIÁM MỤC DẤN THÂN CHÍNH TRỊ : MỘT SỰ DẤN THÂN TRÊN THẾ GIỚI ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH
LINH MỤC CÓ THỂ NÊN THÁNH KHÔNG? (5)
Đề tài 5: LÀ HIỆN THÂN CỦA CHÚA GIÊSU, VỊ MỤC TỬ TỐT LÀNH
1.Vài ghi chú đặc biệt cho sứ vụ của linh mục hôm nay
– Linh mục sống và hành động in persona Christi (capitis): Chính trong con người của Đức Kitô là Đầu mà linh mục hành động. Là hiện thân của Đức Kitô!
LINH MỤC CÓ THỂ NÊN THÁNH KHÔNG? (4)
Đề tài 4: ĐỨC ÁI MỤC TỬ
- Là gì?
PO 14 định nghĩa đức ái mục tử là “gốc rễ và trung tâm của toàn bộ đời sống linh mục”, là “giềng mối của sự hoàn thiện linh mục”. Đức ái mục tử là một ý niệm chủ chốt của Pastores dabo vobis.
LINH MỤC CÓ THỂ NÊN THÁNH KHÔNG? (3)
Đề tài 3: LINH MỤC (GIÁO PHẬN) NÊN THÁNH QUA SỨ VỤ
- Ghi chú lịch sử về nghĩa vụ nên thánh của linh mục
– Trước Công đồng Vatican II, nhất là Bộ Giáo Luật 1917 (ĐGH. Piô X), có quan niệm về nghĩa vụ nên thánh của linh mục như sau: “Phải có sự khác biệt giữa linh mục và người giáo dân tốt, như khác biệt giữa trời và đất vậy, và do đó đời sống của linh mục phải tránh không chỉ những khiếm khuyết lớn mà cả những khiếm khuyết nhỏ nữa” (Tông huấn về Sự thánh thiện của linh mục, Haerent Animo, 8.1908)…
LINH MỤC CÓ THỂ NÊN THÁNH KHÔNG? (2)
Đề tài 2: NÊN THÁNH – MỤC TIÊU TỐI HẬU CỦA SỨ MẠNG KITÔ GIÁO
- ‘Nên thánh’: Gạn đục khơi trong từ ngữ và ý niệm
– Hơn 50 năm sau Công đồng Vatican II, dường như nhiều Kitô hữu vẫn nghi ngờ về tiếng gọi nên thánh dành cho mình! Sự nhầm lẫn này thật tai hại, và có nhiều lý do để người ta nhầm lẫn như thế.
LINH MỤC CÓ THỂ NÊN THÁNH KHÔNG? (1)
Lm. Giuse Lê Công Đức, PSS.
Dẫn nhập
Ngày nay, khắp nơi người ta có vẻ nói nhiều về những tai tiếng của linh mục (liên quan tới quyền bính, tiền của, đời độc thân tu trì…). Đành rằng đó có thể là chuyện ‘thấy cây không thấy rừng’, nhưng ít ra đối với chính chúng ta, là các linh mục, rất nên khiêm tốn đón nhận những dư luận đó như một dấu chỉ, một lời ngôn sứ…