BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 25. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (1)

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta sẽ thấy làm thế nào, nhờ Chúa Giêsu, cầu nguyện Kitô giáo mở rộng đến Chúa Ba Ngôi, đại dương bao la của tình yêu Thiên Chúa. Tự mình chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào cho đúng và chính Chúa Giêsu là Đấng dẫn chúng ta vào mối quan hệ với Thiên Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 27. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC MARIA

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, bài giáo lý được dành bàn về cầu nguyện hiệp thông với Đức Maria, và diễn ra vào hôm trước Tễ Truyền Tin. Con đường chính yếu của cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Chúa Kitô là Đấng Trung Gian, là cây cầu chúng ta đi qua để thưa với Chúa Cha. Mọi lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và được thực hiện nhờ sự chuyển cầu của Người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 28. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI CÁC THÁNH

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, khi cầu nguyện, chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình. Mỗi khi chúng ta chắp tay và mở lòng ra với Chúa, chúng ta thấy mình đang ở gần với các vị thánh vô danh và các vị thánh được công nhận, những người cầu nguyện và cầu bầu cho chúng ta như những anh chị cả.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 29. GIÁO HỘI, THẦY DẠY CẦU NGUYỆN

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, Giáo hội là một trường học cầu nguyện tuyệt vời. Nhiều người trong chúng ta học biết những kinh nguyện đầu tiên trên đầu gối của cha mẹ hoặc ông bà. Món quà mà chúng ta đã nhận được trong thời thơ ấu một cách đơn sơ là một di sản rất phong phú, và kinh nghiệm cầu nguyện xứng đáng được đào sâu hơn bao giờ hết.
ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC CHÂU Mỹ LATINH HÃY TRỞ THÀNH “HÌNH ẢNH ĐÍCH THỰC CỦA CHÚA GIÊSU”

Thứ Năm, ngày 4/4/2024, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các linh mục thường trú của ba trường giáo hoàng ở Rôma: Piô Brazil, Piô Châu Mỹ Latinh và Piô Mêxicô. Trong bài phát biểu được trao cho họ, ngài đã chia sẻ suy tư về chủ đề trọng tâm trong đời sống của các linh mục, đó là tình yêu, tình yêu mà họ được mời gọi duy trì qua việc phục vụ bằng lời cầu nguyện, của lễ hiến tế và lòng khiêm nhường. Ngài mời gọi họ trở thành “Vêrônica”, lau nước mắt trên mỗi khuôn mặt bằng y phục linh mục của họ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 30. KHẨU NGUYỆN

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, mỗi thụ tạo đều đối thoại với Thiên Chúa nhưng nơi con người, lời cầu nguyện trở thành lời nói, lời kêu cầu, bài ca, bài thơ. Lời nói được sinh ra từ kinh nghiệm của chúng ta và định hình cuộc sống của chúng ta. Đây là lý do tại sao Thánh Kinh cũng dạy chúng ta cầu nguyện đôi khi bằng những lời lẽ táo bạo. Không ai sinh ra đã thánh thiện và khi những tình cảm xấu xa gõ cửa trái tim chúng ta, chúng ta phải có khả năng vô hiệu hóa chúng bằng lời cầu nguyện và bằng Lời Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. ĐỨC CÔNG BẰNG

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài giáo lý về các nhân đức, giờ đây chúng ta hướng tới nhân đức công bằng, điều mà Sách Giáo lý mô tả là “ý chí liên lỉ và vững chắc, quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận” (Số 1807). Công bằng không chỉ là một nhân đức cần được thực hành bởi các cá nhân; trước hết nó là một nhân đức xã hội, vì nó hướng tới việc tạo dựng những cộng đồng trong đó mỗi người được đối xử phù hợp với phẩm giá bẩm sinh của mình.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG: ĐẾN GẶP GỠ CHÚA PHỤC SINH, NGUỒN MẠCH CỦA NIỀM VUI

Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm thứ Hai, ngày 1/4/2024, Đức Phanxicô đã suy niệm về niềm vui của sự Phục Sinh của Chúa Kitô, mà các phụ nữ đã trải nghiệm vào buổi sáng Phục Sinh. Đức Thánh Cha khích lệ : để khơi dậy niềm vui này, chúng ta phải đến gặp Đấng Phục Sinh, bởi vì Ngài là nguồn vui không bao giờ cạn.
THÔNG ĐIỆP PHỤC SINH URBI ET ORBI 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Trong Thông điệp Urbi et Orbi (cho dân thành Rôma và toàn thế giới), Đức Phanxicô kêu gọi hòa bình, hòa giải và tình huynh đệ trên toàn thế giới. Và ngài nhấn mạnh rằng “chỉ Đức Ki-tô Phục Sinh … mới khai lối mở đường cho một thế giới mới”, “duy mình Ngài mới có quyền năng để lăn những phiến đá che lấp con đường dẫn đến sự sống”.
BÀI GIẢNG LỄ VỌNG PHỤC SINH 2024 CỦA ĐỨC PHANXICÔ: CHÚA GIÊSU PHỤC SINH MỞ RA MỘT TRANG MỚI CHO NHÂN LOẠI

Trong bài giảng Đêm Vọng Phục Sinh, Thứ Bảy, 30/3/2024, Đức Phanxicô đã suy niệm về ý nghĩa của những viên đá chết chóc đang đè nén tâm hồn chúng ta, đồng thời kêu gọi chúng ta hướng mắt lên Chúa Giêsu Phục sinh, Đấng mở ra một trang sử mới, để mang lại niềm hy vọng từ đống đổ nát của sự thất bại.
12.000 NGƯỜI ĐƯỢC RỬA TỘI VÀO LỄ PHỤC SINH, NIỀM HY VỌNG MỚI CHO GIÁO HỘI PHÁP

Đây là phép lạ nhỏ của Chúa Nhật Phục Sinh này. Có 12.000 người lớn được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh ở Pháp. Hội đồng Giám mục Pháp đã công bố hôm thứ Tư kết quả kỷ lục về số lượng tân tòng vào năm 2024. Không ngừng tăng lên, +30%, con số này chưa bao giờ cao đến thế từ hai mươi năm qua.
EMMANUEL FALQUE: “TRONG SỰ PHỤC SINH, CHÚNG TA SẼ TRỌN VẸN LÀ CHÍNH MÌNH”

Trong cuốn sách mới nhất của mình, La Chair de Dieu, triết gia Emmanuel Falque bắt đầu suy tư về tính chất thể của thân xác phục sinh trong thần học Kitô giáo, bằng cách đọc lại các sự kiện trong những ngày Tam Nhật Vượt Qua, đặc biệt là việc xuống âm phủ vào Thứ Bảy Tuần Thánh.
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ: THIÊN CHÚA LÀ SỨC MẠNH VÔ HẠN TRONG VIỆC XÓA MÌNH ĐI

“Khi các ông treo Con Người lên, các ông sẽ hiểu rằng ‘TA LÀ’”. Nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng như muốn nói rằng chúng ta sẽ chỉ biết Thiên Chúa là ai từ thập giá. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh ngày 29 tháng 3 này, trong bài giảng nhân dịp cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa, ĐHY Raniero Cantalamessa đã nhắc lại rằng mối quan tâm của Chúa Giêsu phục sinh không phải là làm bối rối kẻ thù của Người, mà là ngay lập tức trấn an các môn đệ lạc lối của Ngài.
ĐÀNG THÁNH GIÁ CỦA ĐỨC PHANXICÔ, LÒNG TRẮC ẨN GIỮA NHỮNG SỰ KẾT ÁN

Tối 29/3/2024, tại Đấu trường Colisée, Đàng Thánh Giá đã kết hiệp 25.000 tín hữu đang hiện diện với sự đau khổ của Chúa Kitô. Như vào năm 2023, từ Vatican, Đức Phanxicô đã theo dõi buổi cử hành này, một buổi cử hành tạo thành một trong những khoảnh khắc mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của thành phố Rôma.
MỘT ĐÀNG THÁNH GIÁ ĐỂ XOA DỊU SỰ MỆT MỎI CỦA CHÚA KITÔ

Đọc lại bản văn của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Jean-Jacques Riou tự hỏi, ở chân 14 chặng Đàng Thánh Giá, làm thế nào để đến trợ giúp Chúa Kitô đau khổ. Một cuốn sách suy niệm nhỏ cho Thứ Sáu Tuần Thánh.
TRƯỚC MẶT CÁC TÙ NHÂN, ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HỌ ĐỪNG MỆT MỎI CẦU XIN SỰ THA THỨ

Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly, tại nhà tù Rebibbia ở Rôma, dành cho nữ giới. Trước một cộng đoàn gồm các nữ tù nhân và nhân viên nhà tù, ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cầu xin Chúa ơn tha thứ và noi gương Ngài trong ơn gọi phục vụ.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU NĂM 2024 : HÃY CHÚ Ý ĐẾN THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ GIÁO SĨ

Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/3/2024, Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ làm phép Dầu tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Tập trung bài giảng vào “lòng thống hối”, ngài nhắc nhở các mục tử của Giáo hội, noi gương thánh Phêrô, hãy biết khóc cho chính mình, cho thói giả hình giáo sĩ của mình, và đồng thời liên đới trong tinh thần thương xót và biết bao dung với yếu đuối của tha nhân
KÉNOSE LÀ GÌ ?

Thần học đôi khi sử dụng những từ ngữ mang tính học thuật này mà việc giải thích sẽ rất hữu ích… Hãy tìm hiểu ở đây từ “kénose” nghĩa là gì, cùng với cha Eric Morin, giáo sư thần học tại Trường des Bernardins, ở Paris.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 13. NHÂN ĐỨC KIÊN NHẪN

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển sang nhân đức kiên nhẫn, một đức tính có mẫu mực cao cả nhất là gương Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người.
LẦN ĐẦU TIÊN ĐỨC PHANXICÔ VIẾT BÀI SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ

Lần đầu tiên, bài suy niệm Đàng Thánh Giá ở Rôma được viết bởi chính Đức Thánh Cha. Phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích: “Một hành vi suy niệm và tâm linh, với Chúa Giêsu là trung tâm, trong khuôn khổ Năm Cầu nguyện được Đức Thánh Cha công bố”. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đàng Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, theo truyền thống diễn ra ở Rôma gần Đấu trường Colisée, vẫn được duy trì.