CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI, MỘT NGÀY THẾ GIỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP CÁCH ĐÂY 60 NĂM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG
Chúa Nhật này, ngày 21 tháng Tư, Chúa Nhật “Chúa Chiên Lành”, Giáo hội Công giáo dành riêng cho việc cầu nguyện cho các ơn gọi. Sáu mươi năm sau khi thiết lập Ngày Thế giới này, khái niệm “ơn gọi” đã được mở rộng đến tất cả những người đã được rửa tội.
Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, ngày 21 tháng Tư năm nay, từ sáu mươi năm qua được dành để cầu nguyện cho các ơn gọi. Chính vào năm 1964, giữa Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã thiết lập ngày cầu nguyện thế giới này. Bốn năm trước, Giáo hội Pháp là Giáo hội đầu tiên có Ban Ơn gọi Toàn quốc.
Sáu mươi năm trước, một “cuộc khủng hoảng các ơn gọi”
Sự suy giảm số lượng các cuộc tấn phong linh mục bắt đầu ở Pháp vào cuối Thế chiến thứ hai. Từ năm 1945 đến năm 1949, có 1.389 linh mục giáo phận được thụ phong tại Pháp. Từ năm 1950 đến năm 1954 chỉ có 946, rồi 700 trong 5 năm tiếp theo. Năm 1961, Tạp chí hằng quý của Trung tâm Ơn gọi Quốc gia có tiêu đề: “Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ 150 năm qua”. Ở các nước châu Âu khác, sự suy giảm là đáng chú ý, đặc biệt là từ những năm 1970, ngoại trừ ở Ý: 1.208 cuộc tấn phong linh mục vào năm 1950, 652 từ năm 1960 (xem Linh mục Claude Digonnet trong Tạp chí Église et vocations, số 74 (1994)).
Trong Sứ điệp Ngày cầu nguyện đầu tiên, ngày 11 tháng 4 năm 1964, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nhắc lại “một cách lo lắng” tầm quan trọng của ơn gọi tu sĩ và linh mục trong lĩnh vực Giáo hội và xã hội. “Đúng vậy, hôm nay cũng như hôm qua, “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Mt 9, 37): ít so với nhu cầu mục vụ gia tăng; ít so với những đòi hỏi của thế giới hiện đại, những chấn động của nó, những nhu cầu về sự rõ ràng và ánh sáng của nó, vốn đòi hỏi những người thầy và những người cha hiểu biết, cởi mở và thời sự; vẫn còn ít so với những người, dù xa cách, thờ ơ hay thù địch, tuy nhiên vẫn muốn linh mục trở thành một mẫu mực sống động và không thể chê trách được về giáo lý mà ngài tuyên xưng.”
Tập trung trước hết vào ơn gọi linh mục, sứ điệp của Đức Phaolô VI cũng phó thác vào phụ nữ trong lời cầu nguyện cuối cùng của ngài (thời điểm này, hôn nhân được quan niệm như một ơn gọi vẫn còn rất họa hiếm trong Giáo hội và Ngày Thế giới Đời sống Thánh hiến vẫn chưa được thiết lập, phải đợi đến Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II vào năm 1997, ctcnd): “Lạy Chúa, xin Chúa cũng mở rộng tiếng gọi trìu mến của Chúa tới nhiều tâm hồn nữ giới không tì vết và quảng đại, và truyền cho họ khát vọng hướng tới sự hoàn thiện Tin Mừng và tận tụy với việc phục vụ Giáo hội và anh chị em đang cần sự giúp đỡ và bác ái.”
Ngày nay, người Công giáo cầu nguyện cho những ơn gọi nào?
Năm ngoái, 88 linh mục giáo phận đã được thụ phong tại Pháp. Năm nay, từ ngày 13 tháng Tư, Giáo hội Pháp đã tổ chức tuần cửu nhật chuẩn bị cho Ngày Cầu nguyện cho các Ơn gọi. Nó không chỉ bao gồm các ơn gọi linh mục và tu sĩ, mà cả các trinh nữ thánh hiến, phó tế vĩnh viễn, các cặp vợ chồng và các giáo dân truyền giáo.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày cầu nguyện lần thứ 61 này là một lời mời gọi tất cả những người đã được rửa tội, “được kêu gọi gieo rắc hy vọng và xây dựng hòa bình”, trong “sự đa dạng của các đặc sủng và ơn gọi”. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha đặt Ngày này dưới “dấu ấn của tính hiệp hành: có nhiều đặc sủng và chúng ta được mời gọi lắng nghe nhau (…) để phân định điều mà Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta vì lợi ích của mọi người. »
“Ngày này luôn là một cơ hội tuyệt vời để nhắc lại với lòng biết ơn, trước mặt Chúa, sự dấn thân trung thành, hằng ngày và thường ẩn giấu của những người đã đón nhận một ơn gọi liên quan đến cả cuộc đời họ”: các bậc cha mẹ tận tụy cho con cái mình, “những người nam và người nữ thiện chí tiêu hao đời mình vì công ích”, các tu sĩ và linh mục. Bởi vì đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa có nghĩa là “tham gia vào dự án tình yêu của Ngài và thể hiện vẻ đẹp của Tin Mừng trong các bậc sống khác nhau.” Một sứ điệp dài được Đức Phanxicô ghi khắc trong viễn cảnh của Năm cầu nguyện, chuẩn bị cho Năm Thánh 2025. Sứ điệp này, như thường lệ, kết thúc bằng một lời kêu gọi lòng can đảm dấn thân: “Hãy trỗi dậy! »
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Cuối cùng, đây là mục đích của mọi ơn gọi: trở thành những người nam và người nữ của niềm hy vọng”. Mỗi người, tùy theo đặc sủng và bậc sống của mình, được mời gọi “hiến dâng thân xác và tâm hồn cho niềm hy vọng Tin Mừng”.
Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 21/4/2024, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi lần thứ 61, Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh : “Đây là một cơ hội tốt để tái khám phá Giáo hội như một cộng đồng được đặc trưng bởi sự đa dạng của các đặc sủng và ơn gọi để phục vụ Tin Mừng”.
—————————
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix và Vatican.va)
——————–
Xem thêm bài Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi ở đây.
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?