« HIỆP HÀNH »
Từ « hiệp hành » hiện được nhắc đến nhiều trong ngôn ngữ của Giáo hội thời gian gần đây, đặc biệt với Đức Phanxicô, tại các Thượng hội đồng Giám mục về gia đình, giới trẻ, vùng Amazone, và trong nhiều lần phát biểu khác. Ngài còn dành cả một Thượng hội đồng (Synode (tiếng Pháp), synod (tiếng Anh), synodo (tiếng Ý)) để bàn về « tính hiệp hành » (synodalité, synodality) trong Giáo hội, diễn ra vào tháng 10/2023, mà bước khởi động đã bắt đầu ở cấp giáo phận với thánh lễ khai mạc vào ngày 10/10/2021 vừa qua.

Đối với Đức Thánh Cha, tính hiệp hành diễn tả chính bản chất và phong cách sống của Giáo hội, cùng nhau bước đi, không để ai ở bên ngoài và đằng sau. Mỗi người đều có chỗ đứng trong Giáo hội, có vai trò và phần đóng góp của mình trong Giáo hội. Và Thượng hội đồng về tính hiệp hành là để “hình dung một tương lai khác cho Giáo hội và cho các cơ chế của Giáo hội, tương xứng với sứ mệnh mà Giáo hội đã lãnh nhận“.
Gốc từ tiếng Hy Lạp σύνοδος (Sunodos), được ghép bởi hai từ : giới từ σύν (sun : cùng, với) và danh từ όδός (odos : đường, con đường, đường đi). Nó có nghĩa là con đường mà mọi người cùng nhau bước đi. “Nó cũng quy chiếu đến Chúa Giêsu, Đấng đã tự giới thiệu mình là “Đường, Sự Thật và Sự Sống” (Ga 14,6) và đến sự kiện rằng các Kitô hữu bước theo Ngài, từ ban đầu, đã được gọi là “những người theo Đạo” (các môn đệ của Đường) (x. Cv 9,2 ; 19,9.23 ; 22,4 ; 24,14.22)” (Tính hiệp hành trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, 2018, số 3).
Trong Giáo hội, « mọi người » ở đây chỉ Đức Giáo hoàng, các Giám mục cùng với Linh mục đoàn, và toàn thể tín hữu giáo dân, như Đức Thánh Cha xác định rõ ý nghĩa của tính hiệp hành như sau : « Trong Giáo hội Công giáo, tính hiệp hành, theo nghĩa rộng, có thể được xem như là sự liên kết của ba chiều kích: “tất cả”, “một số” và “một”. Quả thật, “tính hiệp hành liên quan đến việc thực thi ‘sensus fidei’ (cảm thức đức tin) của ‘universitas fidelium’ (‘toàn thể tín hữu’) (tất cả), thừa tác vụ lãnh đạo của Giám mục đoàn, mỗi người cùng với linh mục đoàn của mình (một số), và thừa tác vụ hiệp nhất của Giám mục Rôma (một)” (Tính hiệp hành trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, 2018, số 64). » (Diễn văn cho các thành viên của Nhóm làm việc hỗn hợp Chính Thống giáo – Công giáo “Thánh Irênê”).
Từ « synodalité » được nhiều người dịch qua tiếng Việt theo các cách khác nhau : tính đồng nghị, tính công nghị, tính hội đồng, tính đồng hành…. Riêng cách dịch « tính hiệp hành » là của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giải thích như sau, trong bài phỏng vấn do Văn Yên, SJ – Vatican News, thực hiện (được đăng ngày 14/10/2019):
Văn Yên : Trong Thư Chung có nói tới một từ khá mới với giới trẻ, đó là từ “hiệp hành”. Xin Đức cha có thể giải thích thêm về từ ngữ này.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm : Phải chấp nhận những giới hạn trong tiếng Việt khi dịch thuật những từ trong ngôn ngữ Tây phương. Ví dụ, trong ngôn ngữ phương Tây, synod (tiếng Anh) hoặc synode (tiếng Pháp) rất gần với synodality (tiếng Anh) hoặc synodalité (tiếng Pháp). Nhưng khi dịch synod là Thượng hội đồng Giám mục thế giới, còn synodality là “hiệp hành” thì chẳng thấy quan hệ gì tới nhau!
Ý nghĩa căn bản của synod và synodality là do hai từ Hi Lạp, có nghĩa là cùng chung đường đi (marcher ensemble, walking together). Dịch là “hiệp hành” để diễn tả ý nghĩa đó, và dùng từ đó cho mục vụ giới trẻ, có nghĩa là mọi thành phần Dân Chúa (gia đình, giáo xứ, linh mục, tu sĩ, giáo dân) đều tham gia vào công việc mục vụ này, chứ không chỉ riêng một vài người trực tiếp làm việc.
Tý Linh
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV