“MỘT BÀI TẬP VỀ TÍNH HIỆP HÀNH TRONG THỂ THAO”, HỘI THẢO VỀ GIÁO HỘI VÀ THỂ THAO
Trong cuộc họp báo giới thiệu cuộc hội thảo “Vận dụng sự sống” sẽ diễn ra tại Rôma từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Năm, ban tổ chức giải thích rằng họ muốn suy nghĩ về mối liên hệ giữa Tin Mừng và thể thao. Được đồng tổ chức bởi Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh và Bộ Văn hóa và Giáo dục của Vatican, cuộc hội thảo này cũng sẽ đặt câu hỏi về vai trò của thể thao trong thế giới ngày nay, hai tháng trước khi khai mạc Thế vận hội Olympic và Paralympic Paris 2024.
Các tham luận viên tại buổi họp báo, gồm Đại sứ Pháp tại Tòa thánh Florence Mangin và ĐHY José Tolentino de Mendonça (thứ 2 từ phải sang).
“Chúa Giêsu là vận động viên đích thực của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khẳng định như thế vào năm 2000 trong Năm Thánh của các vận động viên thể thao. Cụm từ mang tính biểu tượng này minh họa sự song hành giữa hoạt động thể thao và đức tin Công giáo, một mối liên kết mật thiết và đã có từ lâu đời.
“Citius, Altius, Fortius” (nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn)
Chính mối liên kết này mà hội thảo “Vận dụng sự sống” được tổ chức tại Trung tâm Saint-Louis ở Rôma từ ngày 16 đến 18 tháng 5 năm 2024 sẽ tìm cách đào sâu hơn. Ý tưởng của cuộc hội thảo này đến từ bà Florence Mangin, Đại sứ Pháp tại Tòa thánh, và Đức Hồng y José Tolentino de Mendonça, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên nhắc nhở chúng ta rằng Giáo hội đặc biệt quan tâm đến thể thao. Mối quan tâm lâu đời này đã được nhấn mạnh bởi cha Henri Didon, dòng Đa Minh, người có mối liên hệ chặt chẽ với người sáng lập Thế vận hội Olympic hiện đại, Pierre de Coubertin. Năm 1924, ngài đưa ra phương châm cho Thế vận hội Olympic trong Thế vận hội Paris, “Citius, altius, fortius”. Vị linh mục giáo dục này đã tổ chức nhiều cuộc thi thể thao cho học sinh của mình và gắn kết đức tin và thể thao với nhau.
Văn hóa gặp gỡ
Trong cuộc họp báo giới thiệu cuộc hội thảo tại phòng họp báo của Tòa thánh, Đức Hồng y Mendonça nhấn mạnh rằng “Giáo hội có nhiều điều để học hỏi từ thể thao”.
“Mục đích của việc tổ chức cuộc hội thảo này là để quan sát thể thao ngày nay. Hiểu tại sao nó lại phổ biến đến vậy. Xác định những rủi ro của nó. Đánh giá sự thích đáng của nó đối với việc xây dựng một xã hội huynh đệ, bao dung và công bằng hơn. Phân định làm thế nào Thiên Chúa tỏ mình ra trong cuộc biểu hiện văn hóa này.”
Cuộc hội thảo sẽ quy tụ những người thuộc Giáo hội Công giáo và những người không thuộc Giáo hội Công giáo. Đức Hồng y Tổng trưởng coi đây là “một bài tập hay về “tính hiệp hành trong thể thao”, cổ vũ nền văn hóa gặp gỡ”.
Thế vận hội Olympic và Paralympic, một thông điệp hòa bình
Florence Mangin nhắc lại rằng Thế vận hội Paris năm 1924 đã khai mạc bằng thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà Paris, và năm nay cũng vậy, một thánh lễ sẽ được cử hành tại nhà thờ Madeleine ở Paris để khai mạc Thế vận hội Olympic.
Đại sứ Pháp tại Tòa thánh nói rằng “Olympic trước hết là một thông điệp hòa bình”. Trong bối cảnh chiến tranh và căng thẳng quốc tế hiện nay, “thỏa thuận ngừng bắn dịp Olympic có mục đích cho thấy rằng một con đường khác là khả thi, điều quan trọng là đưa ra thỏa thuận ngừng bắn này như một giải pháp thay thế khả thi”.
ĐHY Tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục cũng đi theo hướng tương tự, khi kêu gọi “không được đánh giá thấp giá trị của thỏa thuận ngừng bắn dịp Olympic, bởi vì chính vì nó mang tính biểu tượng nên nó rất cần thiết”.
“Thế vận hội Olympic và Paralympic không chỉ nên được nhìn nhận từ quan điểm thể thao mà còn là một sự kiện hòa bình, một mô hình cho phép mọi người gặp gỡ nhau. Chúng ta hy vọng rằng nhiều dấu hiệu sẽ được sinh ra từ phòng thí nghiệm văn hóa và nhân văn là Thế vận hội này. Chúng gợi lên những khát vọng đẹp đẽ và chân thật nhất của nhân loại.”
Cuối cùng, khi được hỏi về sự hiện diện của một đội Vatican tại Thế vận hội Olympic và Paralympic trong tương lai, Đức Hồng y Mendonça đã mỉm cười trả lời rằng chủ đề này không phải là một ưu tiên, và “Tòa Thánh đã được đại diện bởi các vận động viên chia sẻ niềm tin vào Chúa Kitô”.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Hòa-bình, Phanxicô-I, sport, thể thao-opympic
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?