NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ BUỘC PHẢI ÁP DỤNG FIDUCIA SUPPLICANS KHÔNG?
Người Công giáo, và đặc biệt là các linh mục, có buộc phải áp dụng tuyên ngôn Fiducia Supplicans không? Có phải là tội khi không tuân theo các quyết định của Đức Thánh Cha trong mọi hoàn cảnh? Cha Sylvain Brison, một nhà thần học chuyên về các vấn đề liên quan đến thần học mục vụ và thần học chính trị, giúp soi sáng vấn đề.
Aleteia: Người Công giáo buộc phải tuân theo huấn quyền của Giáo hội, nghĩa là tuân theo giáo huấn của Giáo hội về các chân lý đức tin và luân lý. Tuyên ngôn Fiducia Supplicans có thuộc về huấn quyền không?
Cha Sylvain Brison : Đúng, nó thuộc về huấn quyền thông thường của Đức Thánh Cha, vì nó là một văn bản của Giáo triều Rôma được Đức Giáo hoàng phê chuẩn và ký. Trong cuộc cải cách Giáo triều Rôma Praedicate Evangelium được công bố vào ngày 19 tháng 3 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự kiện rằng một trong những chức năng chính của Giáo triều Rôma là phục vụ thừa tác vụ Phêrô. Vì thế, nếu một tuyên ngôn xuất phát từ một bộ và được Đức Thánh Cha công nhận, và đã ký, thì nó thực sự là một hình thức diễn đạt của huấn quyền thông thường. Vì thế, đây là bản văn huấn quyền của Đức Thánh Cha được áp dụng trong Giáo hội hoàn vũ. Tuy nhiên, vấn đề có tính chất mục vụ: đó không phải là vấn đề ấn định luật pháp cho Giáo hội hoàn vũ. Fiducia Supplicans cung cấp cho các mục tử phương tiện để đồng hành với mọi người theo cuộc sống của chính họ. Chúng ta không bao giờ có thể khiển trách một linh mục đã đồng ý ban lời chúc lành tự phát, cũng như chúng ta không bao giờ có thể khiển trách một linh mục đã từ chối làm như vậy.
Aleteia: Vì người Công giáo buộc phải tuân theo huấn quyền để ở lại trong sự hiệp thông với Giáo hội, tại sao, chẳng hạn, các giám mục Châu Phi, những người phản đối, lại không bị coi là những kẻ ly giáo?
Cha Sylvain Brison : Giáo hội thích thảo luận hơn là đổ vỡ. Phản hồi do Bộ đưa ra vào ngày 4 tháng 1 cho thấy rõ rằng các mục tử địa phương có thể thích nghi các điều khoản của tuyên ngôn tùy theo nhu cầu của cộng đồng của họ, miễn là họ không đi ngược lại Đức Giáo hoàng. Đó là vấn đề giải thích các phản ứng. Hiện tại, chưa có ý kiến dứt khoát nào từ Rôma về việc thừa nhận thời gian tiếp nhận văn bản. Trái lại, nếu sự ngoan cố có chủ ý vẫn dai dẳng theo thời gian và cuối cùng được thể hiện bằng sự phản đối trực diện với học thuyết, thì sẽ phải tìm ra một phương thức giải quyết xung đột. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng vấn đề mà Fiducia Supplicans nêu ra không liên quan đến kho tàng đức tin vì nó không đề cập đến các chủ đề về sự phục sinh, đức tin vào Chúa Ba Ngôi, hoặc ơn cứu độ. Chắc chắn Fiducia Supplicans đề cập đến học thuyết của Giáo hội, nhưng không phá vỡ sự hiệp thông của Giáo hội theo nghĩa chính thức của thuật ngữ này. Vì vậy, phạm vi của bản văn thuộc về trật tự mục vụ, và chỉ nêu rõ cách thức phải hiểu nó.
Aleteia: Trả lời thế nào cho những người coi đây là cánh cửa mở hướng tới việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trong Giáo hội một ngày nào đó?
Cha Sylvain Brison : Rằng họ diễn giải quá mức bản văn dựa trên nỗi sợ hãi của chính họ. Đó không phải là những gì bản văn nói. Bản văn không thay đổi học thuyết của Giáo hội, nó chỉ mang lại sự làm sáng tỏ về thái độ mục vụ có thể được chấp nhận trong những hoàn cảnh cụ thể. Nó tái khẳng định giáo lý của Giáo hội về hôn nhân nhưng không xác định bất cứ điều gì mới, ngoài việc đánh giá cao các lời chúc lành về mặt mục vụ, vì nó đề xuất phân biệt những gì được gọi là các lời chúc lành phụng vụ và nghi lễ với các lời chúc lành mục vụ tự phát. Sự phân biệt này không thông thường, nhưng nó không mang tính giáo lý. Điều nguy hiểm là đặt lại chủ đề trên các vấn đề luật pháp và nghĩa vụ, trong khi bản văn có những khả năng rộng mở trong việc tiếp đón mọi người. Đặt ra những câu hỏi như “chúng ta có nghĩa vụ phải tuân theo không?”, “chúng ta có buộc phải vâng phục không? » hoặc thậm chí “chúng ta có quyền bất tuân, hoặc lẩn tránh một vấn đề không?” là không thích đáng. Fiducia Supplicans không hề mở ra vấn đề về luật pháp hay quyền lực, mà là về khả năng mục vụ cho sự phân định của các mục tử. Không được xem xét bản văn từ một góc độ mà nó không đi vào. Bản văn không ấn định luật, đó không phải là bản văn pháp luật.
Vả lại, bản văn cũng nêu rõ rằng khi nói đến đôi bạn, nó không nói đến sự kết hợp. “Đây là lý do tại sao, vì Giáo hội luôn coi những quan hệ tình dục chỉ được thực hiện trong khuôn khổ hôn nhân là hợp pháp về mặt luân lý, nên Giáo hội không có quyền ban lời chúc lành phụng vụ của mình khi lời chúc lành này có thể, một cách nào đó, mang lại một hình thức hợp pháp hóa về mặt luân lý cho một sự kết hợp có vẻ như là một hôn nhân hoặc một thực hành tình dục ngoài hôn nhân.” (§11). Bản văn đề cập đến đôi bạn như một thực tại sự kiện, chứ không phải như một giao ước: chỉ có một giao ước hôn nhân. Khi chúng ta chúc lành cho một người, chúng ta chúc lành cho người đó trong tất cả những người người đó là, kể cả những mối quan hệ mà họ sống với mọi người. Lời chúc lành được ban vì lợi ích của những người theo Chúa Kitô, vốn luôn là con đường hoán cải, đón nhận ân sủng, tha thứ tội lỗi và yêu thương. Đó là sự hỗ trợ trong cuộc tiến bước hướng tới Nước Trời, chứ không phải là một nhãn hiệu. Vấn đề là một số người muốn coi lời chúc lành là sự thừa nhận những gì mọi người đang sống, nhưng thực tế không phải vậy. Mục đích của bản văn này là nói về vấn đề mục vụ của lời lành.
Aleteia: Nói đến việc mở ra chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái, phải chăng đó là lối nói ngắn gọn?
Cha Sylvain Brison : Vâng, đúng thế. Bản văn đề nghị đồng hành với những người mà, trong Giáo hội, đang sống trong một hoàn cảnh không phù hợp với mô hình mà Giáo hội cổ vũ. Chúng bao gồm các cặp đồng giới và các cặp trong hoàn cảnh bất quy tắc, kể cả các cặp sống thử và những người đã ly dị tái hôn, và tất cả các trường hợp quan hệ kiểu hôn nhân mà không thuộc khuôn khổ hôn nhân. Bản văn này nhắm đến những người, trong bối cảnh này, mong muốn sống đời sống Kitô hữu theo Tin Mừng trong Giáo hội và mong muốn có thể được đồng hành. Bản văn nói với các mục tử: “Các bạn phải có phân định mục vụ để đồng hành và chúc lành cho những người muốn bước đi với Chúa Kitô và vì điều này, đến xin các bạn chúc lành để nâng đỡ họ”. Nó không ép buộc các mục tử làm điều đó, cũng như không ép buộc mọi người xin chúc lành. Vì thế, lời chúc lành này không phải là một lời đề nghị mà là một câu trả lời. Đoạn 35 cũng yêu cầu các mục tử phải được đào tạo để phán đoán của họ phù hợp nhất với ý muốn của Thiên Chúa: “Đây là lý do tại sao sự nhạy cảm mục vụ của các thừa tác viên chức thánh cũng phải được giáo dục để thực hiện một cách tự phát các phép lành vốn không có trong sách Nghi thức về các lời chúc lành.”
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Aleteia)
———————————————————————————-
Xem thêm bài: Tìm hiểu Huấn quyền của Giáo hội ở đây.
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO