NHẬT BÁO OSSERVATORE ROMANO KÝ HÒA GIẢI GIỮA RÔMA VÀ THẦN HỌC GIẢI PHÓNG

Written by xbvn on Tháng Chín 5th, 2013. Posted in Học thuyết xã hội, Thế Giới, Tý Linh

Đang khi Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức cha Gerhard Ludwig Müller, và thần học gia Gustavo Gutierrez, người Pêru, xuất bản cuốn sách bằng tiếng Ý về thần học giải phóng, thì nhật báo Osservatore Romano của Tòa Thánh đã dành hai trang trung tâm cho cuốn sách này, dấu của sự hòa giải được chờ đợi từ lâu giữa Tòa Thánh và nền thần học giải phóng, đặc biệt phổ biến ở Châu Mỹ Latinh.

« Với một vị Giáo hoàng Châu Mỹ Latinh, nền thần học giải phóng không thể ở lâu trong bóng tối nơi nó đã từng bị giam hãm trong những năm vừa qua, ít ra là ở Châu Âu », cha P. Ugo Sartorio đã viết như thế trong một bài viết dài được đăng trên nhật báo của Tòa Thánh. « Với một mối tổn hại kép : sự kiện người ta vẫn chưa suy nghĩ giai đoạn xung đột giữa thập niên 1980, vả lại đã được nhấn mạnh bởi các cơ quan truyền thông vốn đã biến nó thành nạn nhân của Huấn quyền Rôma, và cả việc bác bỏ một nền thần học bị coi như là quá thiên tả và do đó bị bóp méo đi ».

Trên thực tế, Rôma đã không bao giờ lên án toàn bộ nền thần học giải phóng, nhưng chỉ phần thần học giải phóng đã nại đến lối phân tích mar-xít. Không sa vào sự thái quá này, tuy nhiên nhiều thần học gia, nhất là ở Châu Mỹ Latinh, đã có thể là nạn nhân của một « cuộc thanh trừ » với lý do duy nhất là công trình của họ quá gần với thần học giải phóng.

Trong một cuốn sách, trước tiên được xuất bản vào năm 2004 bằng tiếng Đức, đang khi ngài là giám mục của Ratisbonne, Đức cha Mülle mô tả những nhân tố chính trị và địa lý vốn đã ảnh hưởng đến lối quan niệm tiêu cực này về thần học giải phóng, và nhất là văn kiện được chuẩn bị vào năm 1980 bởi « Ủy ban Santa Fé », khuyến khích Ronald Reagan « hành động mạnh mẽ chống lại ‘thần học giải phóng’, đã biến Giáo Hội Công Giáo thành ‘vũ khí chính trị chống lại quyền tư hữu và hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa’ ».

« Mọi nền thần học đều phải khởi đi từ một bối cảnh. Nhưng thần học không bị phân tán thành vô số thần học gia vùng », Đức cha Müller nhấn mạnh như thế trong nhật báo của Tòa Thánh. « Mỗi thần học gia vùng đúng hơn phải có nơi mình một ơn gọi thuộc về Giáo Hội phổ quát ». Tuy nhiên, ngài cũng nhìn nhận rằng những vấn đề được thần học giải phóng đặt ra là « một khía cạnh thiết yếu của mọi thần học, cho dù cái khung xã hội-kinh tế xung quanh nó là gì ».

Vấn đề bất hòa giữa Vatican và thần học giải phóng có từ thời Đức Gioan-Phaolô II. Đức Gioan-Phaolô II đã khẳng định vào năm 1979 rằng một « quan niệm về Chúa Kitô như là con người chính trị, cách mạng, như là người lật đổ Nazareth, không tương thích với giáo lý của Giáo Hội ».

« Tố giác bất công mà người yếu thế phải chịu không có nghĩa là mar-xít »

Khởi đầu của việc hòa giải có từ thời Đức Bênêđictô XVI : nếu, với tư cách là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đã từng trừng phạt các lối phân tích mar-xít nơi nhiều thần học gia, thì chính ngài đã chọn Đức cha Gerhard Ludwig Müller làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vốn đã từng là học trò của cha Gutierrez, được coi như là một trong những cha đẻ của thần học giải phóng mà các tác phẩm của ngài chưa bao giờ bị kết án, cho dù đã phải trải qua những kiểm tra nghiêm nhặt.

Như Andrea Tornielli, chuyên viên về Vatican, ghi nhận, “ với vị Giáo hoàng đã đến ‘từ tận cùng thế giới’, vốn đã không bao giờ khoan hồng với các ý thức hệ, cũng như với đường lối trí thức của một nền thần học triết-mar-xít nào đó, nhưng, với tư cách là Tổng giám mục đã ra đi một mình và không người hộ tống để thăm viếng « các khu dân nghèo » của Buenos Aires và bây giờ nói về một « Giáo Hội nghèo và cho người nghèo », thì sự hòa giải giữa Vatican và thần học giải phóng được thực hiện ».

Ông kết luận : « Với vị Tổng trưởng của Bộ Giáo Lý Đức Tin mà, trong một cuốn sách, đặt chữ ký của mình bên cạnh chữ ký của cha Gutierrez, thì người ta muốn cho mọi người hiểu rằng một Giáo Hội nói về người nghèo không có nghĩa là não trạng duy bần cùng và việc tố giác bất công mà người yếu thế phải chịu không có nghĩa là thuộc về mar-xít, nhưng chỉ và đơn giản là Kitô hữu ».

Tý Linh

Theo La Croix

Xem thêm bài “Nền thần học giải phóng đích thực” ở đây , bài “Cha Gutierrez, cha đẻ của nền thần học giải phóng” ở đây  và Huấn thị về “một vài khía cạnh của thần học giải phóng” ở đây

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30