NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC GIẢI THÍCH ĐÚNG CÔNG ĐỒNG VATICAN II (3)

Written by xbvn on Tháng Hai 7th, 2013. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

Vị trí ưu tiên của việc thờ phượng Thiên Chúa là nền tảng cho mọi thần học mục vụ đúng đắn.

(tiếp theo phần 12 và hết)

III. Ý HƯỚNG VÀ MỤC ĐÍCH THẬT SỰ CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Để đọc hiểu và giải thích đúng đắn các văn bản của Công Đồng Vatican II, cũng cần thiết phải để ý tới những nét đặc thù của thời gian Công Đồng triển khai. Trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phaolô VI trong hội nghị chung cuối cùng của Công Đồng, ngày 07/12/1965, Đức Giáo Tông đưa ra mô tả sau đây về thời kỳ lịch sử trong đó Công Đồng Vatican II được cử hành:

Cần thiết phải nhớ thời kỳ trong đó nó được thực hiện; một thời kỳ mà mọi người thừa nhận,được định hướng tới việc chinh phục vương quốc trần gian hơn là chinh phục vương quốc thiên đàng; một thời kỳ trong đó việc quên lãng Thiên Chúa đã thành nếp và dường như,một cách hết sức sai lầm, được đẩy nhanh bởi tiến bộ khoa học; một thời kỳ trong đó hành vi của con người,nay ý thức hơn về chình bản thân và về tự do của mình, có khuynh hướng tuyên bố quyền tự do ý chí tuyệt đối của mình, giải phóng khỏi mọi luật lệ siêu việt; một thời kỳ trong đó chủ nghĩa trần tục dường như là hậu quả chính đáng của tư duy hiện đại và sự khôn ngoan cao nhất trong việc sắp đặt trật tự thế tục của xã hội; ngoài ra còn là một thời kỳ trong đó linh hồn con người đã thăm dò các chiều sâu của tính phi lý và tan hoang; cuối cùng,một thời kỳ được tiêu biểu bằng những chuyển biến và một sự suy sụp đến nay vẫn không ai hay biết ngay cả trong những tôn giáo lờn trên thế giới. Chính ở một thời kỳ như thế mà Công Đồng của chúng ta được tổ chức để rạng danh Thiên Chúa.

Theo một diễn tả của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII trong diễn văn tại cuộc họp chung cuối cùng khoá đầu Công Đồng,ngày 07/12/1962, mục đích duy nhất của Công Đồng và hy vọng và tin tưởng độc nhất của Đức Thánh Cha và của các Nghị Phụ hệ tại ở điều nầy :”Làm cho Phúc Âm của Chúa Kitô được mọi người trong thời đại chúng ta biết nhiều hơn,được sẵn lòng đem ra thực hành và thấm nhuần sâu xa vào mọi khía cạnh của xã hội. Có thể nào có một nguyên lý và phương pháp mục vụ đích thực và Công giáo hơn điều nầy chăng?

Trong diễn từ bế mạc khoá thứ nhất Công Đồng Vatican II, ngày 08/12/1962, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã trình bày mục đích thật sự của Công Đồng và những hoa trái thiêng liêng muốn có được :”Sao cho Hội Thánh,vững vàng trong đức tin,được củng cố trong đức cậy và nồng nàn hơn trong đức mến, sẽ có thể triển nở với một sức sống mãnh liệt mới mẻ và trẻ trung và,được làm cho vững mạnh nhờ các luật lệ rất thánh, sẽ có thể nên hữu hiệu và kiên quyết hơn trong việc thực hiện Vương Quốc Chúa Kitô” (thư viết tay gửi các GM nước Đức,11/01/1962)….Ngày nay Vương Quốc Chúa Kitô trên trần gian sẽ được mở rộng với sự tăng trưởng mới. Ngày nay những xu hướng tốt của sự cứu chuộc con người sẽ vang lên lớn hơn và ngọt ngào hơn trên thế giới; do đó những quyền tối cao của Thiên Chúa toàn năng,những mối ràng buộc của tình thân ái giữa con người, hoà bình vốn đã được hứa ban trên trần gian nầy cho những người thiện tâm sẽ được xác nhận”. Theo ý hướng và ước muốn của Đức Thánh Cha Gioan XXIII,Công Đồng Vatican II là để cống hiến mạnh mẽ vào mục đích sau đây: trong toàn gia đình nhân loại, những hoa trái của Đức Tin,Đức Cậy và Đức Mến sẽ có thể tăng trưởng dồi dào hơn”. Theo như lời Đức Gioan XXIII, tầm quan trọng và chân giá trị của Công Đồng hệ ở điều nầy.

IV. THÁCH THỨC CỦA NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH TƯƠNG PHẢN

Để có được một lối giải thích đúng đắn,cần phải để ý tới ý hướng được biểu lộ trong chính các văn kiện Công Đồng và trong các lời nói của các Giáo Hoàng Công Đồng Gioan XXIII và Phaolô VI. Cuối cùng, cần phải khám phá sợi chỉ xuyên suốt mọi toàn công trình của Công Đồng,vốn là salus animarum (cứu rỗi các linh hồn),có nghĩa là ý hướng mục vụ. Điều nầy,đến lượt nó,tuỳ thuộc vào và phụ thuộc vào sự xúc tiến việc thờ phượng Chúa và vinh quang Chúa, nghĩa là, nó tuỳ thuộc vào địa vị tối cao của Thiên Chúa. Vị trí tối cao nầy của Thiên Chúa trong cuộc sống và mọi hoạt động của Giáo Hội được tỏ ra một cách rõ rệt trong sự việc là Hiến Chế về Phụng Vụ chiếm vị trí đầu tiên theo đúng ý định và theo thứ tự thời gian trong công trình đồ sộ của Công Đồng. Bảy lời chú giải chủ yếu cho lý thuyết và thực hành mục vụ được tìm thấy trong Hiến Chế nầy vốn đề cập đến việc thờ phượng Thiên Chúa và thánh hoá con người, trong số 9 Sacrosanctum Concilium và đó là : 1). Sự cấp thiết rao giảng Chúa Kitô cho những kẻ chưa tin,sao cho họ có thể theo đạo   2). Chăm lo hết sức cho việc rao giảng giáo lý Đức tin   3). Vai trò chủ yếu của sám hối trong đời sống Giáo Hội    4). Các Bí Tích như là những phương tiện chính cho dự cứu độ va sự thánh hoá, những nơi mà Bí Tích Thánh Thể chiếm vị trí trung tâm và đỉnh điểm    5). Sự toàn vẹn của giáo lý luân lý đạo đức   6). Tông đồ giáo dân trong Giáo Hội và trong xã hội con người   7). Ơn gọi phổ quát sống thánh.

Đặc điểm của sự gián đoạn trong lối giải thích các văn bản Công Đồng được cho thấy một cách rập khuôn nhất và phổ biến nhất trong luận đề về một biến chuyển lấy người làm trung tâm, tục hoá hoặc duy tự nhiên do Công Đồng Vatican II liên quan đến truyền thống Giáo Hội có trước. Một trong những biểu hiện nổi tiếng nhất của một lối giải thích lộn xộn như thế là,chẳng hạn,cái gọi là Thần học Giải Phóng và thực hành mục vụ gây hại tiếp theo. Sự tương phản giữa thần học giải phóng ấy cùng  thực hành nó,và Công Đồng, tỏ ra tất yếu trong lời giáo huấn sau đây của Công Đồng :” Nhiệm vụ chính mà Chúa Kitô tín thác cho Giáo Hội của Người không phải là về chính trị, kinh tế hoặc trật tự xã hội : thực tế, mục đích mà Người thiết định là trong trật tự tôn giáo” (Gaudium et Spes, 42). Cũng văn kiện nầy sau đó nói rằng bản tính và nhiệm vụ của Giáo Hội không bị trói buộc với bất kỳ hệ thống chính trị,kinh tế hoặc xã hội đặc thù nào (nt). Hiên Chế Gaudium et Spes trích dẫn những lời sau đây của Đức Piô XII:

Đấng Sáng Lập [Giáo Hội],Chúa Giêsu Kitô, đã không ban cho Gíao Hội bất cứ một sắc lệnh nào hoặc ấn định một mục đìch trật tự văn hoá nào. Mục tiêu mà Chúa Kitô chỉ định cho Giáo Hội là thuần đạo đức…Giáo Hội phải dẫn dắt con người tới Thiên Chúa….Giáo Hội không được rời mắt khỏi mục tiêu thuần tôn giáo,siêu nhiên. Ý nghĩa mọi hoạt động của Giáo Hội,cho đến khoản cuối cùng của Bộ Giáo Luật, chỉ có thể hợp tác trực tiềp hay gián tiếp trong mục tiêu nầy (Đức Piô XII, Diễn Văn tại Liên Minh Quốc Tế các Viện Khảo Cổ, Lịch Sử và Lịch Sử Nghệ Thuật, 09/03/1956).

Một lối giải thích gián đoạn ít trọng lượng hơn về mặt giáo lý được cho thấy trong lãnh vực mục vụ phụng vụ. Người ta có thể kể ra dưới đề tài nầy sự đánh mất tính chất linh thánh và siêu phàm của phụng vụ và việc đưa vào thêm nhiều yều tố về cử chỉ lấy người làm trung tâm. Hiện tượng nầy tự nó hiễn nhiên trong ba thực hành phụng vụ nỗi tiềng và phổ biến trong gần như hết mọi giáo xứ trong thề giới Công giáo : sự gần như hoàn toàn biến mất của ngôn ngữ La-tinh; việc nhận Minh Thánh Chúa Kitô trực tiếp trên bàn tay trong tư thế đứng; và việc cử hành Hy Lễ Thánh Thể theo phương thức một vòng tròn khép kín,trong đó linh mục và dân chúng không ngớt nhìn nhau mặt đối mặt. Cách cầu nguyện nầy,đó là : không phải tất cả mọi người quay mặt về cùng một hướng, vốn là một cách diễn tả thân thể và biểu tượng tự nhiên hơn về chân lý của mọi người đang hướng một cách thiêng liêng về Thiên Chúa trong thờ phượng chung trái với thực hành mà chính Chúa Giêsu và các Tông Đồ của Người tuân giữ trong khi cầu nguyện chung tại đền thờ hay trong hội đường. Ngoài ra, nó trái với lời chứng đồng thanh của các Thánh Phụ và tất cả truyền thống trước của Giáo Hội Đông phương và Tây phương. Ba thực hành mục vụ và phụng vụ nầy, trong sự gián đoạn ồn ào với các luật lệ cầu nguyện được các thế hệ tín hữu Công giáo trung thành duy trì qua gần một thiên niên kỷ, không tìm được sự ủng hộ nào trong các văn bản Công Đồng ,nhưng đúng hơn trái với hoặc bản văn đặc thù của Công Đồng (về ngôn ngữ la-tinh,x. Sacrosanctum Concilium,36) hoặc cái “mens” (tinh thần), ý định thật sự của các Nghị phụ, như có thể được xác minh trong các Việc Làm của Công Đồng.

Trong tiếng ồn ào chú giải của các lối giải thích tương phản và trong sự lẫn lộn về những áp dụng mục vụ và phụng vụ, chính Công Đồng hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng mới tỏ ra là một người giải thích đích thực các văn bản Công Đồng. Người ta có thể làm một phép loại suy với bầu khí chú giải lộn xộn của những thế kỷ đầu của Giáo Hội,do những lối giải thích Kinh Thánh và Tín Lý độc đoán từ phía những nhóm không chính thống gây ra. Trong tác phẩm nổi tiếng De prescriptione haereticorum (về quy định các người dị giáo), Tertulianô đã có thể thiết đặt chống lại những người dị giáo thuộc các định hướng khác nhau,sự việc là chỉ duy nhất Giáo Hội mới là sở hữu chủ hợp pháp của Đức tin,của lời Chúa và của Thánh truyền. Chỉ duy nhất Giáo Hội mới có thể nói,theo Tertulianô :” Ego sum heres Apostolorum “ (Tôi là người thừa kế các Tông Đồ”. Nói theo phép loại suy, chỉ có Huấn Quyền tối cao của Đức Thánh Cha hoặc của một Công Đồng Đại Kết tương lai mới có thể nói :”Tôi là người thừa kế Công Đồng Vatican II”.

Trong những thập niên đã qua đến đó đã có và đang có cho đến nay,những nhóm tập họp bên trong Giáo Hội phạm phải một sự lạm dụng to lớn về tính chất mục vụ của Công Đồng và của các văn kiện Công Đồng, được viết theo ý hướng mục vụ đó,do Công Đồng không ước mong trình bày các giáo huấn dứt khoát và không thể sửa đổi của riêng nó. Từ bản chất mục vụ của các văn kiện Công Đồng,rõ ràng là các văn bản,trên nguyên tắc,được mở ra để được hoàn chỉnh hơn nữa và làm sáng tỏ hơn về mặt giáo lý.  Bằng việc để ý tới kinh nghiệm của nhiều thập niên kể từ lúc ấy, tới những lối giải thích lẫn lộn về mặt giáo lý và mục vụ, và ngược với tính liên tục,hơn hai thiên niên kỷ,của giáo lý và kinh nguyện của đức tin, thì sự cần thiết và sự cấp bách trỗi dậy đối với một sự can thiệp có thẩm quyền do Huấn Quyền của Đức Giáo Hoàng để có được một lối giải thích đích thực các văn kiện Công Đồng được hoàn chỉnh và làng sáng tỏ về mặt giáo lý : một loại “Syllabus errorum circa interpretationem Concilii Vaticani II”(giáo trình sửa chữa các sai lầm chung quanh lối giải thích CĐ. Vatican II). Có một nhu cầu đối với một giáo trình mới,lần nầy được hướng tới không quá nhiều như thế với những sai lầm đến từ bên ngoài Giáo Hội,mà là chống lại những sai lầm lan rộng bên trong Giáo Hội từ phía những người vẫn khăng khăng giữ một luận đề về sự gián đoạn và đoạn tuyệt với sự áp dụng nó về mặt giáo lý,phụng vụ và mục vụ. Một giáo trình như thế sẽ gồm có hai phần : một phần đánh dấu các sai lầm và một phần tích cực với những đề nghị làm sáng tỏ, hoàn chỉnh và chính xác về mặt giáo lý.

Có hai nhóm rõ rệt vẫn khăng khăng bảo vệ thuyết đoạn tuyệt. Một nhóm như vậy đang cố Tin lành hoá đời sống Giáo Hội về mặt giáo lý,phụng vụ và mục vụ. Bên kia là những nhóm duy truyền thống (bảo thủ. ND] vốn nhân danh truyền thống,bác bỏ Công Đồng và tránh phục tùng Huấn Quyền tối cao của Giáo Hội, Thủ Lãnh hữu hình của Giáo Hội,chỉ quy phục Thũ Lãnh vô hình của Giáo Hộu và chờ đợi thời cơ tốt hơn.

Trong thời gian họp Công Đồng, Đức Thánh Cha Phalô VI đã giải thích ý nghĩa của sự canh tân thật sự Giáo Hội như sau: “Chúng tôi nghĩ rằng tâm lý học mới của Giáo Hội phải triển khai theo đường hướng nầy: hàng giáo sĩ và các tín hữu sẽ tìm ra một công việc thiêng liêng tuyệt vời, cần được khám phá qua sự canh tân đời sống và hoạt động theo Chúa Kitô; và Chúng tôi mời gọi anh em và con cái của chúng tôi làm công việc nầy: hãy để cho những kẻ yêu mến Chúa Kitô và Giáo Hội Người ở cùng chúng ta trong việc tuyên xưng rõ ràng hơn ý nghĩa của chân lý,thích hợp với truyền thống giáo lý mà Chúa Kitô và các Tông Đồ đã giới thiệu; và cùng với điều đó là ý nghĩa của kỹ luật của Giáo Hội và của sự kề hợp thân tình và sâu xa,- vốn làm cho tất cả chúng ta nên tin tưởng và hiệp nhất với nhau,như những chi thể của cùng một thân thể” (Đức Phaolô VI,diễn văn tại khoá họp chung thứ 8 CĐ Vatican II,18/11/1965).

Đức Thánh Cha Phaolô VI,khi giải thích tinh thần (“mens” nầy của Công Đồng, đã khẳng định trong bài diễn văn tại khoá họp chung thứ 8 nầy :”Để sao cho mọi người có thể được củng cố trong sự đổi mới thiêng liêng nầy, chúng tôi đề nghị với Giáo Hội nhắc lại đầy đủ những lời nói và gương sáng của Hai Vị Tiền Nhiệm gần nhất của chúng tôi,Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII,những Vị mà chính Giáo Hội và toàn thế giới mang ơn; và để đạt được mục đích ấy, chúng tôi ra lệnh rằng tiến trình phong Chân Phước cho các Vị Giáo Tông ấy, phải được khởi đầu theo giáo luật. Bằng cách nầy, mong ước được bày tỏ bởi cả vị nầy lẫn vị kia sẽ được ủng hộ,trong một nghĩa nào đó, bởi vô vàn tiếng nói; bằng cách nầy di sản của gia tài thiêng liêng các Ngài để lại sẽ được bảo vệ an toàn cho lịch sử; và nó sẽ phòng ngừa có một động cơ nào khác ngoài việc tôn kính sự thánh thiện thật sự – nghĩa là vinh quang của Thiên Chúa và sự xây dựng Hội Thánh của Người – sẽ có thể cải tác hình ảnh đích thực và thân yêu của các Ngài đối với sự kính ngưỡng của chúng ta và sự kính ngưỡng của các thời đại tương lai” (Đức Phaolô VI, đã trích dẫn trên).

Trong thực tế, đã có hai trở ngại chống lại ý định thật sự của Công Đồng và Huấn Quyền của CĐ,ngăn  không muốn cho mang những hoa trái dồi dào và lâu dài. Một cái được tìm thấy ở bên ngoài,trong tiến trình hung dữ của cuôc cách mạng văn hoá và xã hội vào thập niên 1960, vốn như mọi hiện tượng xã hội đầy sức mạnh, đã thâm nhập vào bên trong Giáo Hội, làm lây nhiễm hàng loạt lớn những con người và cơ sở với tinh thần đoạn tuyệt của nó. Trở ngại thứ hai xuất hiện trong sự thiếu những Mục Tử khôn ngoan và dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ sự tinh tuyền và toàn vẹn của Đức Tin và ủa đời sống phụng vụ và mục vụ, không để cho chính họ bị ảnh hưởng bởi cả lời ca tụng lẫn sự sợ hãi” (nec laudibus,nec timore).

Công Đồng Triđentinô đã tuyên bố trong một trong những sắc lệnh cuối cùng về cải tổ chung Giáo Hội :       ” Thánh thượng hội đồng nầy,bị lay chuyển bởi những sự dữ trầm trọng như thế đang đè nặng Giáo Hội, không thể không nhắc lại rằng điều cần thiết nhất đối với Giáo Hội của Chúa là…chọn lựa những mục tử tôt nhất và thích hợp nhất; càng có lý do hơn vì Chúa Giêsu Kitô sẽ gọi những mục tử lơ là cẩu thả, không để tâm tới nhiệm vụ của mình, giải trình về máu của những con chiên có thể bị huỷ diệt do sự cai quản kém cỏi của họ” (Khoá họp XXIV, Sắc lệnh về cải tổ). Công Đồng tiếp tục :” Vì vậy với tất cả những ai vì bất cứ lý do gì đã nhận được từ Toà Thánh bất cứ quyền nào để can thiệp vào việc thăng chức các vị giáo phẩm tương lai và với những ai dự phần vào bằng những cách khác…Thánh Công Đồng cổ vũ họ và cảnh báo họ nhớ lại trước hết rằng họ không thể làm gì lợi ích hơn cho vinh quang Chúa và sự cứu rỗi các dân cho bằng dốc hết tâm sức chọn lựa những mục tử tốt lành và phù hợp để cai quản Giáo Hội” (nt).

Vì thế thật sự cần có một giáo trình (Syllabus) về Công Đồng với giá trị và ý nghĩa giáo lý và hơn nữa cần phải tăng con số những mục tử thánh thiện,dũng cảm,bén rễ sâu trong thánh truyền của Giáo Hội, thoát khỏi bất cứ loại não trạng đoạn tuyệt nào dù là ở lãnh vực giáo lý hoặc phụng vụ. Thực tế, hai yếu tố nầy cấu thành điều kiện không thể thiếu để sao cho dự lẫn lộn về giáo lý,phụng vụ và mục vụ có thể giảm thiểu đáng kể và công trình mục vụ của Công Đồng Vatican II có thể mang nhiều hoa trái bền vững trong tin thần của truyền thống vốn nối chúng ta với tinh thần đang ngự trị ỏ mọi thời,mọi nơi và trong những con cái thật sự của Giáo Hội Công Giáo,vốn là độc nhất và Giáo Hội thật của Thiên Chúa trên trần gian nầy.


Athanasius Schneider (tên khai sinh: Anton Schneider,sinh ngày 07/04/1961) là một Giám Mục Công Giáo La Mã, GM phụ tá Gp. Karaganda,Kazakhstan bà GM hiệu toà Celerina. Ngài là thành viên Giáo Sĩ Công Giáo Thánh Giá Coimbra

(*) CANONS REGULAR of the Holy Cross of Coimbra được sáng lập ở Bồ Đào Nha vào thế kỷ 12, theo Luật Thánh Augustinô, vì vậy các thành viên của Dòng được xếp vào các “tu sĩ Dòng Augustinô”. Dòng được Đức Thánh Cha Innôcentê II chính thức phê chuẩn vào ngày 05/05/1135. Thánh Antôn Pađua là thành viên của Dòng nầy trước khu Ngài rời Dòng để gia nhập Dòng Phan Sinh mới được sáng lập. Thánh Charles Borromeo được giao nhiệm vụ bảo vệ Dòng nầy khi Ngài làm hồng y. Dòng bị chính quyền bài giáo sĩ Bồ Đào Nha bãi bỏ năm 1834. Năm 1977 một phong trào có tên là Công Việc Các Thánh Thiên Thần bắt đầu hoạt động để khôi phục Dòng và được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô phê chuẩn năm 1979. Tên viết tắt là O.R.C. (Wikipedia)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31