NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC GIẢI THÍCH ĐÚNG CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Written by xbvn on Tháng Một 26th, 2013. Posted in Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

Vị trí ưu tiên của việc thờ phượng Thiên Chúa là nền tảng cho mọi thần học mục vụ đúng đắn.

I. NỀN MÓNG THẦN HỌC CỦA THẦN HỌC MỤC VỤ.

Nói đúng đắn về lý thuyết và thực hành mục vụ, điều quan trọng trước hết là phải nhận ra nền móng và mục tiêu thần học của chúng. Mục tiêu của Giáo Hội là mục tiêu của [Mầu nhiệm] Nhập Thể : « và để cứu rỗi chúng tôi ». Đó là cách mà đức tin và lời cầu nguyện của Gíao Hội được tỏ bày :”Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi,Người đã từ trời xuống thế và đã nhập thể ….và đã làm người”. Ơn cứu rỗi nầy muốn nói ơn cứu rỗi linh hồn được sống muôn đời. Mục đích của toàn bộ trật tự pháp lý và mục vụ cũng ở chỗ ơn cứu rỗi nầy, như quy tắc giáo luật cuối cùng của Bộ Giáo Luật nói với chúng ta : Luật lệ của Giáo Hội phải nhằm tới phần rỗi của các linh hồn  (prae oculis habita salute animarum, quae in Ecclesia suprema semper lex esse debet.” GL 1752)

Nội dung sự cứu rỗi linh hồn con người gồm ở sự thánh thiện, sự canh tân và sự hoàn thiện của phẩm giá nguyên thuỷ con người trong Chúa Kitô. Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Người và giống như Người (St 1,26) và công trình nầy của Người thật tuyệt diệu, như Giáo Hội nói trong phụng vụ. « Lạy Thiên Chúa, Người đã lập nên phẩm giá con người một cách kỳ diệu » (Deus, qui humanae substantiae dignitatem mirabiliter condidisti) ,nhưng còn kỳ diệu hơn nữa, là sự canh tân và hoàn thiện hình ảnh đến từ công trình Cứu Chuộc : “Người đã đổi mới cách lạ lùng hơn nữa” (mirabilius reformasti). Canh tân, sự hoàn thiện mới,sự thánh thiện nằm ở ân sủng không thể tưởng của việc con người tham dự vào chính bản tính Thiên Chúa. Sự tham dự vào bản tính Thiên Chúa nầy có nghĩa là nên những dưỡng tử của Thiên Chúa, nên những người con trong Người Con Duy Nhất, Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu Kitô, Người Con Duy Nhất của Thiên Chúa do bản tính, là trưởng tử của nhiều anh em qua mầu nhiệm Nhập Thể của Người: “được sinh ra đầu tiên trong nhiều anh em” [primogenitus in multis fratribus] (Rm 1,29). Nhờ hy lễ cứu chuộc của Người, Đức Kitô ban cho con người ân sủng sự sống Thiên Chúa. Cũng sự sống của Thiên Chúa nầy trong mầu nhiệm Ba Ngôi Cực Thánh hiện diện trong nhân tính của Con Thiên Chúa : “nơi Người cư ngụ về mặt thể xác trọn vẹn Thiên tính (in ipso inhabitat omnis plenitudo divinitatis corporaliter) [Col 2,9]. Đức Kitô nhập thể đầy tràn ân sủng và chân lý (Ga 1,14). Thánh Linh chia sẻ ân sủng làm Con Thiên Chúa và tất cả những ơn nên thánh cần thiết khác từ suối nguồn Sự Sống Thiên Chúa nầy qua Giáo hội,vốn là Nhiệm Thể của Đức Kitô, trong phụng vụ các bí tích. Chúng ta có thể hiểu hơn những gì CĐ Vatican II đã dạy: Phụng vụ là đỉnh điểm mà hành vi Giáo Hội hướng về, đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó mọi nhân đức của nó tuôn trào” [Liturgia est culmen ad quod actio Ecclesiae tendit et simul fons unde omnis eius virtus emanat] (Sacrosanctum Concilium, 10)/ Phụng vụ là đỉnh cao mà hành động của Giáo Hội hướng về và,đồng thời, là nguồn mạch từ đó tuôn trào tất cả sức mạnh của Giáo Hội. Công việc tông đồ, quả thực, được sắp đặt sao cho tất cả những ai đã trở thành con cái Thiên Chúa nhờ đức tin và phép rửa tội có thể gia nhập vào cộng đồng, ca tụng Thiên Chúa trong Giáo Hội và dự phần vào hy lễ và ngồi vào bàn tiệc của Đức Chúa (Sacrosanctum Concilium, 10).

II. MỘT SỔ TAY MỤC VỤ VỀ CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Trong Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh Sacrosanctum Concilium, trong bối cảnh cuộc thảo luận về sự ưu việt của phượng tự và thờ lạy vốn phải trả về cho Thiên Chúa, Công Đồng trình bày một tổng đề vững chắc của một thần học mục vụ giá trị về thần học đúng đắn, một thứ sổ tay với 7 đặc điểm sau:

Giáo Hội loan báo ơn cứu độ cho những kẻ không tin, để sao cho tất cả mọi người có thể biết Thiên Chúa thật và Chúa Giêsu Kitô mà Người đã sai và có thể được hoán cải khỏi những con đường của họ, bằng việc ăn năn sám hối [Ga 17,3; Lc 24,17; Cv 2,38].Với những kẻ tin cũng vậy, GH phải giảng dạy đức tin và sám hối. GH phải chuẩn bị cho họ nhận các bí tích, dạy họ tuân giữ tất cả những gì Đức Kitô đã truyền [Mt 28,20] và mời gọi họ làm mọi việc bác ái,đạo đức và tông đồ,vì tất cả những việc làm nầy cho thấy rõ rằng những kẻ tin vào Đức Kitô, mặc dù không thuộc về thế gian nầy, vẫn phải nên ánh sáng cho thế gian và ca tụng Chúa Cha trước mặt mọi người (HC Phụng Vụ, 9)

Từ tổng hợp vắn tắt nầy mà Công Đồng ban cho chúng ta, chúng ta có thể thiết lập bảy đặc điểm chính yếu sau đây về lý thuyết và thực hành mục vụ:

1. NHIỆM VỤ CÔNG BỐ TIN MỪNG CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI CHƯA TIN

Một công bố như vậy phải rõ ràng: đó là, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, mà mọi người đến được nhờ ơn cải hoá và sám hối. Từ đó không có chỗ cho một lý thuyết và thực hành của cái gọi là “Kitô giáo vô danh”. Không chấp nhận những con đường để chọn lựa nào khác ngoài con đường của Đức Kitô: Đức Kitô là Đấng Trung Gian độc nhất giữa Thiên Chúa và con người. Đó là những gì CĐ dạy trong Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, khi viết:

Giáo Hội hiện đang tạm trú trên trần gian như một cuộc sống nơi lưu đày, rất cần cho ơn cứu độ. Chúa Kitô, hiện diện trong chúng ta bằng Thân Thể Người,- là Giáo Hội,-  là Đấng Trung Gian độc nhất và con đường cứu độ duy nhất (§ 4)

Trong đoạn 4 của Hiến Chế Tín Lý nầy, Công Đồng viết :”Unicus Mediator Christus”. Những người được cứu độ vĩnh viễn, được cứu nhờ họ chấp nhận những công trạng của Đấng Trung Gian độc nhất, Chúa Giêsu Kitô, khi họ còn sống ở trần gian (s. 49). CĐ Vatican II dạy,với việc giới thiệu trích dẫn sau đây của CĐ Triđentinô :” “per Filium eius Iesum Christum, Dominum nostrum, qui solus noster Redemptor et Salvator est” (ibid., s. 50) [nhờ Con của Người là Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta, là Đấng Cứu Chuộc và Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta]. Trong Tuyên Ngôn về tự do tôn giáo, Công Đồng dạy rằng mọi người được Chúa Kitô Đấng Cứu Độ cứu chuộc và được kêu gọi đến việc làm con cái của Thiên Chúa,vốn chỉ có thể được đón nhận nhờ ơn đức tin (Dignitatis humanae, s.10).

Đức Thánh Cha Phaolô VI trong diễn văn tại lễ khai mạc Khoá II CĐ năm 1963, dạy :”Chúa Giêsu Kitô là Thầy Dạy và là Mục Tử duy nhất và cao nhất và là Đấng Trung Gian độc nhất giữa Thiên Chúa và con người”. Cũng chính Đức Phaolô VI tại CĐ năm kế đó đã lặp lại : « Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian và là Đấng Cứu Chuộc độc nhất ». Giáo huấn của Công Đồng viết tiếp : « Hiện nay, vì kẻ nào không tin, đã bị phán xét, những lời của Chúa Kitô cũng đồng thời là những lời phán xét và ân sủng, sự chết và sự sống (Ad Gentes, s. 8). Hoạt động truyền giáo là một nhiệm vụ linh thánh của Giáo Hội, vì đó là thánh ý của chính Thiên Chúa,Đấng nhấn mạnh về sự cần thiết của đức tin vào Chúa Kitô và sự cần thiết của đức tin để được sống đời đời » (Ad Gentes, s.7).

2. NHIỆM VỤ CÔNG BỐ ĐỨC TIN CHO CÁC TÍN HỮU

Công việc quan trọng nhất của Giáo Hội gồm ở việc chăm lo làm sao để đức tin của các tín hữu lớn lên và được bảo vệ khỏi hiểm nguy sai lạc : vì thế điều nầy có nghĩa là chăm lo cho sự thanh khiết, sự toàn vẹn và sức sống của đức tin. Ngay trong diễn văn khai mạc CĐ Vatican II, Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên bố một cách rõ ràng, bằng một cách còn hiệu quả hơn, làm thế nào nhiệm vụ chính của Công Đồng nầy phải nên sự che chở và thúc đẩy cho giáo lý đức tin. Đức Chân phước Giáo Tông tiếp tục, giữ vững ý kiến làm sao, trong khi làm bổn phận nầy trong thời đại chúng ta, Giáo Hội có thể không rời mắt khỏi di sản linh thánh chân lý nhận được qua Thánh Truyền. Công Đồng phải truyền Giáo lý Công Giáo nguyên vẹn, không được thu hẹp giảm bớt nó. Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhận định một cách thực tế làm thế nào mà điều nầy có thể không được mọi người đánh giá cao. Vì vậy – theo lời Đức Thánh Cha – cần thiết là toàn bộ giáo lý Kitô giáo phải được mọi người trong thời đại chúng ta đón nhận, không được bỏ một phần riêng lẻ nào. [“oportet ut universa doctrina christiana, nulla parte inde detracta, his temporibus nostris ob omnibus accipiatur.”] (Ad Gentes, 864).

Với việc đón nhận và thúc đẩy toàn bộ giáo lý đức tin, chúng ta phải đi theo một con đường chính xác liên quan đến hình thức và các khái niệm,theo gương Công Đồng Triđentinô và Công Đồng Vatican I, như ĐTC Gioan XXIII đã tái khẳng định. Trong Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo, Công Đồng khuyên răn các tín hữu “hãy thi hành nhiệm vụ loan truyền ánh sáng sự sống với tất cả lòng tin cậy và lòng dũng cảm tông đồ,kể cả phải đổ máu”. Vả lại họ có “một bổn phận quan trọng …phải hiểu biết chân lý được nhận từ Người, công bố nó một cách trung thành,và bênh vực nó một cách mạnh mẽ kiên cường. Trong hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, Công Đồng cổ vũ :”Tình yêu thương và thiện tâm thiện ý, thật là như thế, phải không hề làm cho chúng ta ra hờ hững với chân lý và lòng tốt. Quả thật chính tình thương yêu thúc đẩy các môn đệ của Chúa Giêsu nói chân lý cứu thoát cho tất cả mọi người”.  Đức Thánh Cha Phaolô VI,trong diễn văn tại lễ khai mạc kỳ họp II CĐ Vatican II đã khẳng định: “ Nền tảng cho sự canh tân Giáo Hội phải là một nghiên cứu đòi nhiều nỗ lực hơn và một sự thăng tiến phong phú hơn về chân lý Thiên Chúa”

Trong Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, Công Đồng diễn tả bằng những lời nầy:” Trong thời đại chúng ta, những vấn nạn mới đang nỗi lên và những sai lầm rất nghiêm trọng đang lưu hành có ý định phá hủy các nền móng tôn giáo,trật tự đạo đức luân lý và chính xã hội con người” (Apostolicam actuositatem, s.6). Trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes, Công Đồng nhận định các sai lầm luân lý nghiêm trọng đang được truyền lan ra sao, và đã cổ vũ tất cả mọi Kitô hựu bênh vực và thúc đẩy phẩm giá tự nhiên và giá trị cao quý,linh thánh của hôn nhân (s.47). Cũng trong văn kiện ấy, Công Đồng khiển trách những tập tục phi luân có liên quan đến hôn nhân và đức khiết tịnh,nói rằng “chế độ đa thê, nạn dịch ly dị, cái gọi là tự do luyến ái và những biến dạng khác có một ảnh hưởng làm lu mờ lên phẩm giá của hôn nhân và gia đình.” Ngoài ra tình yêu hôn nhân quá thường hay bị ô uế bởi tính ích kỷ thái quá,sự tôn thờ khoái lạc và những thực hành trái phép chống lại thế hệ con người. Hơn nữa, những bất an nghiêm trọng bị gây ra trong các gia đình do những điều kiện kinh tế hiện đại, do các ảnh hưởng cùng lúc về xã hội và tâm lý và do các đòi hỏi của xã hội dân sự”. Công Đồng đưa ra lời giáo huấn rõ ràng về đức khiết tịnh hôn nhân: “Dựa vào các nguyên tắc nầy, các con cái Giáo Hội không được dùng những phương pháp hạn chế sinh đẻ mà huấn quyền Giáo Hội thấy là đáng khiển trách” (Đức Piô XI, Casti Connubii – Vợ chồng khiết tịnh). Mọi người phải vững tin rằng sự sống con người và nhiệm vụ truyền sự sống không phải là những thực tại bị ràng buộc với một mình thế giới nầy. Vì lý do ấy, chúng không thể được đo lường hay cảm nhận chỉ trong giới hạn của nó,nhưng luôn luôn có một vị trí trên số phận đời đời của con người”.

Trong Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo, CĐ chủ trương rằng mọi hình thức chủ nghĩa thờ ơ, thuyết hỗ lốn, sự hỗn độn, phải bị loại bỏ” (Ad Gentes, 15). Trong Hiến Chế Gaudium et Spes, Công Đồng bác bỏ một chủ nghĩa nhân bản thuần tuý trần tục và bài tôn giáo (s.56). Cũng văn kiện Công Đồng ấy nói về chủ nghĩa nhân bản vô thần không những đe doạ đức tin,mà còn thực hiện một ảnh hưởng tiêu cực và toàn cầu hoá trên mọi lãnh vực của đời sống xã hội:

Những con số gia tăng những người đang bỏ đạo trong thực tế. Không giống như xưa kia, việc phủ nhận Thiên Chúa hoặc tôn giáo hoặc việc từ bỏ Thiên Chúa và tôn giáo không còn hiếm và chuyện xảy ra của cá nhân nữa. Ngày nay không còn hiếm thấy những điều như vậy được trình bày như là những yêu cầu của tiến bộ khoa học hoặc yêu cầu của một chủ nghĩa nhân bản mới nhất định. Ở nhiều nơi,những quan điểm nầy được nói lên không chỉ trong các giảng dạy của các triết gia,mà trên mọi khía cạnh chúng ảnh hưởng đến văn chương,nghệ thuật, các giải thích khoa học nhân văn và lịch sử cũng như chính các luật dân sự. Kết quả là rất nhiều người bị lung lay (AG, 7)

Đức Thánh Cha Phaolô VI,trong bài giảng lễ ở kỳ họp chung sau cùng của Công Đồng Vatican II, khẳng định rằng Công Đồng đề xuất với con người thời đại chúng ta một giáo lý lấy Chúa làm trung tâm và thần học về bản tính nhân loại và thế giới. Trong bài giảng tại khoá họp chung thứ 7 của Công Đồng Vatican II, ngày 28/10/1965, Đức Phaolô VI giải thích rằng mặc cho tính chất tổng quát mục vụ của nó,Công Đồng có ý đề xuất giáo lý vĩnh viễn và đích thực của Giáo Hội, loại trừ thuyết tương đối về giáo lý. Công Đồng đang hoàn tất một công trình – vốn không lịch sử hoá, không tương đối hoá, theo những biến đổi của văn hoá thế tục,- bản chất Giáo Hội,luôn như thế và luôn trung thành với chính mình,như Đức Kitô đã định và như truyển thồng đích thực đã kiện toàn Giáo Hội,nhưng làm cho Giáo Hội nên tốt hơn, thích hợp để thực hiện sứ mệnh của mình là làm việc thiện trong những điều kiện đổi mới của xã hội con người.

Trong diễn từ cùng năm 1965, nhân kỳ họp chung lần thứ 8 của Công Đồng, Đức Phaolô VI chỉ trích tư cách đạo đức của những người hiểu sai và giải thích sai một cách không chính xác và lạm dụng ý định của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII về việc Giáo Hội có những sửa đổi để thích nghi về mục vụ với những nhu cầu mới của thời đại chúng ta. Hơn nữa, Đức Thánh Cha giải thích chi tiết tinh thần của Công Đồng về vấn đề  nầy và đặt mọi người trong tình trạng đề cao cảnh giác chống lại thuyết tương đối về giáo lý và luật pháp, nhận định rằng Đức Thánh Cha Gioan XXIII chắc chắn không muốn gán cho từ ngữ theo kế hoạch nầy ý nghĩa rằng một số người đang cố cho điều đó, như thể là phải đồng ý “tương đối hoá” mọi thứ trong Giáo Hội theo tinh thần của thế giới ngày nay: các tín điều, các luật lệ, các cấu trúc, các truyền thống, xét vì ý nghĩa sự ổn định về giáo lý và cấu trúc của Giáo Hội đã sống động và vững vàng đến vậy nơi Người, để làm cho nó thành đá góc của tư duy và việc làm của Người. Sự hiện đại hoá Công giáo (aggiornamento) từ nay về sau sẽ có nghĩa là sự thâm nhập khôn ngoan tinh thần Công Đồng Vatican với việc áp dụng trung thành các tiêu chí được ban hành một cách vui mừng và thánh thiện.

Trong nguyên bản tiếng la-tinh,Đức Phaolô VI không dùng chữ ”aggiornamento’,nhưng là chữ “accommodatio” [thích nghi, điều chỉnh. ND]. Thành ngữ nổi tiếng “aggiornamento” của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã trở thành huyền thoại từ đây. Trong ý định nguyên thuỷ của Người, cụm tử nầy không liên quan gì với một thuyết tương đối về giáo lý,luật pháp hoặc phụng vụ.

Thái độ mục vụ và bác ái của sự hiểu biết nhẫn nại và của đối thoại với xã hội bên ngoài Giáo Hội không kéo theo thuyết tương đối về giáo lý. Đức Thánh Cha Phaolô VI bênh vực Công Đồng khỏi một tố cáo có thể xảy ra như vậy trong bài giảng được nêu trên đây trong kỳ họp chung thứ bảy :”Thái độ nầy…đang hoạt động mạnh mẽ và liên tục trong Công Đồng,đến mức gây ra nghi ngờ cho một số người,rằng một thuyết tương đối bao dung và áp đảo đối với thế giới bên ngoài, cho lịch sử lướt nhanh,cho kiểu cách văn hoá,cho những nhu cầu tạm thời,cho những suy nghĩ về tha nhân, đã chế ngự những con người và những hành vi của thượng hội đồng đại kết,không có lợi cho lòng trung thành phải có đối với truyền thống và phương hại đến định hướng tôn giáo của công đồng nầy. Chúng ta không tin rằng điều hoạ nầy phải bị quy cho nó,trong các ý định đúng đắn và sâu xa của nó và trong những biểu hiện đích thực của nó”. Ở đây,Đức Phaolô VI đang chỉ bênh vực những ý định đúng đắn và sâu xa cũng như các biểu hiện đích thực của Công Đồng,không đi sâu vào các công lao của những con người.

Công Đồng bác bỏ một cách dứt khoát bất cứ loại thuyết hổ lôn tôn giáo nào trong hoạt động truyền giáo và đòi buộc rằng những truyền thống đặc biệt của các dân tộc phải được chiếu rọi bằng ánh sáng của Phúc Âm,luôn luôn để nguyên vẹn địa vị đứng đầu của Ngai Toà Phêrô (Ad Gentes, 22)

(còn tiếp 2 kỳ)

Nguyên bản : Proposals for a Correct Reading of the Second Vatican Council

ĐGM Athanasius Schneider, ORC

 

(*) 6 nguyên tắc của Giáo Luật: Tính cách pháp lý của Bộ Giáo LuậtTính cách mục vụ của bộ luậtÝ thức mới về Giáo Hội học –  nguyên lý hỗ trợ bảo vệ quyền lợi tín hữuphong trào đại kết.

Nguyên tắc thứ hai: Tính cách mục vụ của bộ luật. Giáo Hội có bộ mặt xã hội, nhưng không giống các xã hội trần thế khác. Mục tiêu của Giáo Hội vượt lên trên các mục tiêu trần thế. Do đó Giáo Hội không thể chỉ giới hạn vào việc duy trì trật tự nội bộ qua việc áp dụng nghiêm chỉnh luật lệ. Giáo luật chỉ là một dụng cụ chứ không phải là cứu cánh của các hoạt động của Giáo Hội. Luật lệ của Giáo Hội phải nhằm tới phần rỗi của các linh hồn (Salus animarum suprema lex). Do đó, một đàng, giáo luật phải linh động mềm dẻo để có thể được áp dụng vào những hoàn cảnh khác nhau; đàng khác, giáo luật phải biết nhìn nhận giới hạn của mình: giáo luật không thể mang lại ơn cứu rỗi được, bởi vì ơn cứu rỗi là kết quả của ơn thánh và sự hợp tác của lương tâm mỗi người. Giáo luật phải biết nhìn nhận và tôn trọng lương tâm. Pháp luật của các quốc gia không đếm xỉa gì đến lương tâm mà chỉ để ý đến hoạt động và trật tự bên ngoài. Trái lại, truyền thống giáo luật phân biệt giữa “tòa trong” và “tòa ngoài” (forum internum – forum externum), giữa tương quan nội tại giữa con người với Thiên Chúa và tương quan hữu hình trong lòng cộng đoàn. Ngoài ra, tính cách mục vụ đòi hỏi sự dung hòa giữa công lý và nhân ái. Vì thế, trong đời sống của Giáo Hội, những lời khuyên lơn, thúc giục, răn dạy cũng quan trọng không kém những quy tắc luật lệ. Những biện pháp chế tài chỉ cần được xử dụng đến khi công ích và kỷ luật chung đòi hỏi, sau khi những biện pháp khác đã tỏ ra ít hiệu lực.

(Rôma, ngày 24 tháng 11 năm 1985

Kỷ niệm 25 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm ở Việt Nam.

Nhóm Dịch Thuật Việt ngữ Bộ Giáo Luật)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30