NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : LOUIS BOUYER
Sau Lubac, Daniélou và Balthasar, Jean Duchesne đề cập đến Louis Bouyer. Mục sư của Giáo hội Tin Lành Luther trở lại đạo Công giáo, ngài đã khám phá tầm quan trọng của phụng vụ và truyền thống, đặc biệt nhờ các tu sĩ dòng Biển Đức. Gần gũi với Đức Phaolô VI, ngài đã đóng một vai trò quan trọng nhưng phê bình trong việc thực hiện các cải cách phụng vụ sau Công đồng Vatican II.
Xuất thân từ đạo Tin Lành như Newman và vẫn là người hết sức không tuân thủ như khi ngài trở thành người theo truyền thống, Louis Bouyer (1913-2004) đã biết “nắm bắt lại điều cốt yếu của đức tin Công giáo theo cách mới mẻ”, như Đức Hồng y Lustiger, người học trò của ngài, đã làm chứng.
Cuộc đời
Sinh ra ở Paris trong một gia đình Tin Lành Luther, Louis Bouyer gia nhập chủng viện Tin Lành và được phong chức mục sư vào năm 1936. Nhưng ngài đã khám phá tầm quan trọng của phụng vụ và các truyền thống khi thường xuyên lui tới các môi trường chính Thống giáo Nga và các tu sĩ Biển Đức. Bị chiến tranh ngăn cản đến Oxford để làm luận án vào năm 1939 và tỵ nạn ở tu viện Saint-Wandrille, ngài đã ý thức được rằng những đòi hỏi của đức tin nơi mình đã được đảm nhận hoàn toàn trong Giáo hội Rôma, và ngài đã xin được tiếp kiến ở đó. Đó là những gì ngài đã giải thích về những lời tâm sự tự thuật trong cuốn « Du protestantisme à l’Église » (Từ đạo Tin Lành đến Giáo hội, năm 1955).
Vào dòng Oratoire (Giảng thuyết) ở Pháp và trở thành linh mục vào năm 1944, ngài được gởi đến dạy học tại trường trung học ở Juilly. Ở đây, ngài có một học sinh tên là Philippe Noiret, ngài đã nhận ra tài năng của học sinh này và đã thuyết phục cha mẹ của em để em ấy trở thành một diễn viên. Đồng thời, ngài làm luận án ở Học viện Công giáo Paris, rồi giảng dạy ở đó và nhanh chóng được bổ nhiệm giáo sư giảng dạy thần học tín lý, Thánh Kinh, lịch sử Giáo hội và linh đạo. Trong thời gian ở nhà tập dòng Oratoire, ngài tham gia phong trào canh tân phụng vụ và đã xuất bản vào năm 1945 cuốn « Le Mystère pascal » (Mầu nhiệm Vượt qua). Cuốn bình luận về các nghi thức cổ xưa từ Thứ Năm Tuần Thánh đến sáng Lễ Phục Sinh này đã góp phần tái lập đêm Vọng Phục Sinh vào năm 1951 và giúp ngài xuất bản những cuốn sách có thể được rút ra từ các giáo trình của mình.
Tuy nhiên, một số ý tưởng của ngài có vẻ táo bạo và gây tranh cãi đã khiến ngài phải từ chức vào năm 1962. Kể từ đó, ngài dạy học một phần thời gian trong năm ở Hoa Kỳ (nơi ngài được mời vào mùa Hè năm 1952), dành phần thời gian còn lại để viết sách trong những lúc ngài tĩnh tâm ở các tu viện La Lucerne, rồi Landévennec và cuối cùng là Saint-Wandrille. Ngài đã tham gia vào việc chuẩn bị Công đồng Vatican II và đóng một vai trò quan trọng nhưng phê bình trong việc thực hiện các cải cách phụng vụ sau đó. Được Đức Phaolô VI, người đã đánh giá cao ngài từ lâu, bổ nhiệm vào Ủy ban thần học quốc tế được thành lập vào năm 1970, ngài đã từ chối chức Hồng y và chỉ chú tâm vào việc đối thoại đại kết. Sức khỏe ngày càng giảm sút của ngài buộc ngài phải chuyển đến dòng Tiểu Muội Người Nghèo ở Paris vào năm 1997, nơi ngài qua đời vào năm 2004.
Sự nghiệp
Louis Bouyer đã xuất bản hơn 50 cuốn sách. Nguồn cảm hứng của ngài rõ ràng là Lời Chúa. Thần học phải trở về nguồn ở đó trước khi phải chịu các điều kiện tiên quyết của triết học, bởi vì Mặc Khải làm phong phú thêm tư tưởng của con người bằng những khái niệm mà nó không thể phát minh ra. Rõ ràng, Thánh Kinh vẫn là sống còn đối với việc cầu nguyện, cá nhân cũng như phụng vụ, và đối với các Bí tích : con người đón nhận ở đó không chỉ những gì Thiên Chúa mặc khải cho họ về chính mình, mà còn cả những lời để đáp lại Ngài và hành động cách phù hợp.
Như thế, cuốn « La Bible et l’Évangile » (Thánh Kinh và Tin Mừng, năm 1951) đồng hành và biện minh cho biến cố có lẽ quan trọng nhất trong lịch sử ở thế kỷ XX, đó là việc người Công giáo tái khám phá Cựu Ước. Do đó, các tác phẩm của cha Bouyer khởi đi từ Mặc Khải và nghiên cứu các giải thích liên tiếp của Mặc Khải trong lịch sử để đi đến việc hiện thực hóa điều cốt yếu. Nguyên tắc này được áp dụng cho các nghi thức và các Bí tích (cuốn « La Vie de la liturtie » (Đời sống phụng vụ), năm 1955), bao gồm cả thánh lễ, bằng cách nhấn mạnh đến các nguồn gốc Do Thái của nó (cuốn « Eucharistie » (Bí tích Thánh Thể), năm 1966), và cho linh đạo, mà cha Bouyer chắc chắn đã là người đâu tiên định nghĩa cách chặt chẽ trong cuốn « Histoire de la spiritualité chrétienne « (Lịch sử linh đạo Kitô giáo, (1961-1965) của mình. Ngài cũng đã trình bày ba « bậc sống » trong Giáo hội : bậc sống thánh hiến (cuốn « Le Sens de la vie monastique » (Ý nghĩa của đời sống đan tu , năm 1950), bậc sống của tất cả những người đã được rửa tội (cuốn « Introduction à la vie spirituelle » (Dẫn vào đời sống thiêng liêng), năm 1960) và bậc sống linh mục (cuốn « Le Sens de la vie sacerdotale » (Ý nghĩa của đời sống linh mục), năm 1961).
Chín tập tạo thành một bộ ba tổng hợp thần học vĩ đại của ngài, được cưu mang và bắt đầu từ năm 1957 và được hoàn thành từ năm 1970 đến 1994, cũng khởi đi từ các nguồn Thánh Kinh và tiếp tục bằng việc tiếp nhận chúng qua nhiều thế kỷ để rút ra những kết luận hữu ích từ đó. Bộ đầu tiên, về nhiệm cục (hay kế hoạch) cứu độ, bao gồm một nền nhân học dựa trên Đức Trinh Nữ Maria (cuốn « Le Trône de la Sagesse » (Ngai Tòa của Đấng Khôn Ngoan )), một nền xã hội học (cuốn « l’Eglise de Dieu » (Giáo hội của Thiên Chúa )) và một nền vũ trụ học quan tâm đến khoa học (cuốn « Cosmos » (Vũ trụ)). Phần trọng tâm là thần học theo nghĩa chặt của thuật ngữ, với một bộ về mỗi Ngôi vị của Chúa Ba Ngôi : « Le Père invisible » (Chúa Cha vô hình), « Le Fils éternel » ( Chúa Con vĩnh cửu) và « Le Consolateur » (Đấng An Ủi (Chúa Thánh Thần)). Bộ cuối cùng trong bộ ba này tập trung vào ba khái niệm chính : mầu nhiệm và thần bí (Mysterion), tri thức về Thiên Chúa (Gnôsis) và sự khôn ngoan (Sophia).
Cha Bouyer còn viết về nhiều vị thánh nam nữ, chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, các ảnh tượng thánh và các truyền thuyết về Chén Thánh. Là bạn của các nhà văn T.S. Eliot, Elizabeth Goudge, J.R.R. Tolkien và Julien Green, ngài đã xuất bản một số tiểu thuyết dưới nhiều bút danh khác nhau.
Để đọc
Nhiều tác phẩm của ngài đã được tái bản. Cuốn « Le Métier de théologien » (Nghề thần học gia, những cuộc trao đổi trong đó ngài giải thích công việc của mình) đã được nhà xuất bản Ad Solem tái bản vào năm 2005. Cuốn « Mémoires » ( Hồi ký ) của ngài đã được xuất bản vào năm 2014 ở nhà xuất bản Cerf. Trong số những cuốn sách nhỏ của ngài để đưa đến tay mọi người, chúng ta có thể chỉ ra các tái bản ở nhà xuất bản Cerf vào năm 2009, cuốn « Architecture et Liturgie » (Kiến trúc và Phụng vụ ), mang đến sự hiểu biết về các ngôi nhà thờ của chúng ta, và vào năm 2012, cuốn « Initiation chrétienne » (Khai tâm Kitô giáo), mà tựa đề cho thấy rõ ràng mối quan tâm vẫn luôn thời sự. Cuối cùng, cần chỉ ra cuốn « Mystère et Ministères et de la femme » ( Mầu nhiệm và các Thừa tác vụ của nữ giới ), được nhà xuất bản Ad Solem tái bản vào năm 2019 và cũng là cuốn soi sáng một trong những vấn đề khiến chúng ta quan tâm ngày nay.
—————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Aleteia)
Tags: các thánh-nhân vật, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG