“SỰ SỐNG LÀ MỘT QUYỀN, CHỨ KHÔNG PHẢI SỰ CHẾT”
Dưới đây là suy tư của phân ban Gia đình và Sự sống của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống về giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người trong tương quan với các hoàn cảnh cuối đời, dựa trên Huấn quyền gần đây nhất của Đức Phanxicô.
«Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình » (Stk 9, 5). Sự sống của mỗi người trong chúng ta là một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta: một vấn đề không thể lẩn tránh được bởi vì nó được chính Thiên Chúa đặt ra trong giao ước với con người. Chăm sóc, quan tâm, sự sống của những người xung quanh chúng ta không phải là sự chọn lựa của một số người, nhưng là nhiệm vụ của mỗi người, trách nhiệm chung mà chúng ta phải tính đến trong xã hội loài người và, cuối cùng, trước Mầu Nhiệm chúng ta từ đâu đến và chúng ta đi về đâu.
Chúng ta đã đi vào thế giới thông qua một gia đình có cha có mẹ là những người đầu tiên đã chăm sóc chúng ta, nhưng, trong thế giới, chúng ta vẫn ở trong một “gia đình xã hội” trong đó mỗi người là cha và mẹ, là anh em và chị em trong cuộc sống hằng ngày. Một đời sống cụ thể là sự chia sẻ không gian vật lý, các mối tương quan, tình ban, tư tưởng, dự án và sở thích. Sự quan tâm là một điều kiện của việc chia sẻ cuộc sống, và việc chia sẻ cuộc sống bắt nguồn từ sự quan tâm của chúng ta đối với nó. Nếu chúng ta không chăm sóc cho cuộc sống của mình và cuộc sống của người khác, thì chỉ còn là sự xa lạ: thân phận khốn khổ của việc trở nên “xa lạ” đối với nhau.
Sinh ra và chết đi như “những người xa lạ của cuộc sống” là điều đáng buồn nhất mà con người có thể sống trên mặt đất. Quyền đầu tiên của quyền công dân là quyền được “quyền công dân của con người”, tức là quyền được tham gia vào cộng đồng của những người nam và người nữ vốn nhìn nhận rằng sự sống là một thiện ích cho chính họ và cho tất cả mọi người mà cần phải được che chở, cổ võ và bảo vệ. Và một thiện ích được nhìn nhận và chia sẻ luôn luôn là một quyền bất khả xâm phạm.
Cái chết là một phần của cuộc sống trên trần gian và là cửa ngõ dẫn đến sự sống đời đời. Nếu sự sống trong thời gian là chung cho chúng ta, thì sự sống trong cõi vĩnh hằng không xa lạ với chúng ta. Chăm sóc cho đoạn đường cuối cùng trên cõi đời này, đoạn đường đưa chúng ta đến gần hơn với cuộc sống tiếp theo, là một bổn phận đối với bản thân chúng ta và với người khác. Đó là một bổn phận chung bắt nguồn từ thiện ích đầu tiên trong các thiện ích chung, là sự sống.
Gần đây, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc lại rằng “sự sống là một quyền, chứ không phải sự chết, sự chết phải được đón nhận, chứ không phải được ban phát. Và nguyên tắc đạo đức này liên quan đến tất cả mọi người, chứ không chỉ các Kitô hữu hay các tín hữu” (Tiếp kiến chung, 9/2/2022). Vấn đề không phải là đòi hỏi trong xã hội và giữa các hệ thông pháp lý không gian của một chuẩn mực luân lý vốn có nền tảng của nó nơi Lời Chúa và đã được không ngừng khẳng định trong lịch sử của Giáo hội, nhưng là nhìn nhận một điều hiển nhiên đạo đức có thể tiếp cận bởi lý trí thực tế, vốn luôn luôn coi thiện ích của sự sống con người là một thiện ích chung. “Hiến chương về quyền công dân của con người” – được ghi khắc trong ý thức dân sự của mọi người, tin hay không tin – dự kiến việc chấp nhận cái chết của mình và cái chết của người khác, nhưng loại trừ việc nó bị khích động, gia tốc hay kéo dài bằng bất kỳ cách nào.
Những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô gợi lại những lời của vị tiền nhiệm của mình là thánh Gioan-Phaolô II, người đã viết: “Vấn đề về sự sống, về việc bảo vệ và thăng tiến nó không phải là đặc quyền của riêng Kitô hữu. Ngay cả khi nó nhận được từ đức tin một ánh sáng và một sức mạnh phi thường, nó vẫn thuộc về lương tâm của mỗi con người vốn khao khát sự thật và ưu tư quan tâm đến số phận của nhân loại. Chắc chắn, trong sự sống, có một giá trị thánh thiêng và tôn giáo, nhưng người ta không thể nói rằng điều đó chỉ chất vấn những người tin: quả thế, đó là một giá trị mà mỗi người có thể nắm bắt dưới ánh sáng của lý trí và nhất thiết liên quan đến tất cả mọi người” (Thông điệp Evangelium vitae, số 101).
Nếu con đường “chăm sóc xoa dịu giai đoạn cuối đời” dường như là một giải pháp tốt và đáng làm để xoa dịu nỗi đau của các bệnh nhân vốn không thể được chữa lành bằng các phác đồ điều trị hiện nay hay của những người nhìn thấy sự kết thúc của cuộc sống trần gian của mình đang đến gần, thì điều cần thiết là phải xóa tan một sự hiểu lầm, vốn có nguy cơ truyền đạt, thông qua việc trợ giúp an tử, một sự chuyển hướng sang “việc ban phát cái chết”. Chính Đức Thánh Cha một lần nữa nhấn mạnh mối nguy hiểm này. “Câu này của dân trung tín của Thiên Chúa, của những con người đơn sơ : « Hãy để họ chết trong bình an », « hãy giúp họ chết trong bình an » : thật là khôn ngoan ! […] Thế nhưng, cần phải hết sức tránh lầm lẫn sự trợ giúp này với những sai lệch không thể chấp nhận được dẫn đến giết người. Chúng ta phải đồng hành với mọi người cho đến khi chết, nhưng không được gây ra cái chết hay thúc đẩy bất cứ hình thức tự sát nào” (Tiếp kiến chung, ngày 9/2/2022).
Trợ tử về mặt y học và an tử không phải là những hình thức liên đới xã hội hay bác ái Kitô giáo, và việc cổ võ chúng không phải là việc phổ biến văn hóa chăm sóc sức khỏe hay lòng đạo đức của con người. Có những cách khác để chữa trị cho người bệnh nan y và xích lại gần hơn với những người đau khổ và hấp hối. Như con đường từ Giêrusalem đến Giêricô của người Samaritanô, người đã chăm sóc người bị thương, không bỏ mặc người bị thương cho số phận cái chết của người đó, nhưng đứng bên cạnh người đó và xoa dịu hết sức có thể nỗi đau nơi các vết thương của người đó. Người ta luôn có thể đồng hành cùng một người hướng tới mục đích tối hậu của người đó, bằng sự kín cẩn và tình yêu, rất nhiều gia đình, bạn bè, bác sĩ và y tá đã làm trong quá khứ và tiếp tục làm như thế hôm nay. Không có những công cụ của sự chết, nhưng với khoa học và sự khôn ngoan của cuộc sống.
———————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống)
Tags: Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS