Posts Tagged ‘Audience’
ĐỨC PHANXICÔ NÓI GÌ VỀ ĐỘNG VẬT VÀ THIÊN ĐÀNG ?
Trong một vài ngày, chủ đề này đã lan truyền trên mạng. Hôm 26/11/2014, bên lề buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha ở quảng trường thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã trao đổi một vài lời với một cậu bé đang đau buồn về cái chết của con chó của mình, một số phương tiện truyền thông đã thuật lại, đặc biệt cả tờ New York Times có uy tín, hôm thứ Năm 11/12/2014. « Đức Thánh Cha nói với cậu bé : « Thiên Đàng được mở ra cho tất cả các thụ tạo của Thiên Chúa ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT : BÀI 10 : CHÚA KITÔ ĐÃ GIẢI THOÁT CHÚNG TA
Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát hôm thứ Tư 6/10/2021, và trong bài thứ mười này, ngài giải thích về sự tư do Kitô giáo dưới ánh sáng của Thư gởi tín hữu Galát và Tin Mừng theo thánh Gioan, bằng việc mời gọi « ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn mạch sự thật giải thoát chúng ta ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT: BÀI 9. ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
“Về cơ bản, chúng ta là công chính… chúng ta là những thánh nhân. Nhưng rồi, do hành động của chúng ta, chúng ta trở thành tội nhân”. Đức Phanxicô nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ chín về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về đời sống trong đức tin, hôm 29/9/2021.
VATICAN TRẢ LỜI CHO CÁC GIÁO SĨ DO THÁI : ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÔNG BAO GIỜ GIẢM GIÁ TRỊ LUẬT TORAH
ĐHY Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về quan hệ tôn giáo với Do Thái giáo, đã viết một lá thư gởi cho các giáo sĩ Arussi và Sandmel liên quan đến « những quan ngại » mà một số thành viên của cộng đồng Do Thái đã bày tỏ về những tuyên bố của Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 11/8/2021. ĐHY Koch quả quyết rằng « những lời khẳng định tích cực đối với thế giới Do Thái luôn đến từ Đức Thánh Cha ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 8 : CHÚNG TA LÀ CON CÁI CỦA THIÊN CHÚA
Trong bài giáo lý về Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Galát hôm 8/9/2021, Đức Phanxicô cho thấy rằng, đối với thánh Phaolô, niềm tin vào Chúa Kitô, qua phép Rửa, đã làm nên sự khác biệt và mang lại sự mới mẻ có tính cách mạng như thế nào cho đời sống Kitô hữu.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT- BÀI 7 : NHỮNG NGƯỜI GALÁT KHỜ DẠI
«Chúng ta sống đức tin như thế nào ? Tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh vẫn ở trung tâm của đời sống thường ngày của chúng ta như là nguồn mạch ơn cứu độ, hay chúng ta bằng lòng với một hình thức tôn giáo để có lương tâm thanh thản ? », Đức Thánh Cha nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ bảy về Thư gởi tín hữu Galát, hôm 1/9/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 6 : MỐI NGUY HIỂM CỦA LỀ LUẬT
« Kẻ giả hình là một người sống giả vờ, nịnh hót và lừa dối vì họ sống với một chiếc mặt nạ trên khuôn mặt, và họ không có can đảm đương đầu với sự thật. Đó là lý do tại sao họ không thể yêu thương thực sự – một kẻ giả hình không biết yêu thương – họ tự giới hạn trong việc sống theo thói ích kỷ và không có sức cho thấy tâm hồn trong sáng của mình. » Đức Phanxicô cảnh giác các Kitô hữu như thế, hôm 25/8/2021, trong bài giáo lý thứ 6 về Thư gởi tín hữu Galát, liên quan đến mối nguy hiểm của Lề luật.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 5. GIÁ TRỊ DẪN ĐƯỜNG CỦA LỀ LUẬT
« Chúng ta phải làm gì với các giới răn ? Chúng ta phải tuân giữ chúng, nhưng như là một sự trợ giúp để đến gặp Chúa Giêsu Kitô ». Đức Phanxicô hỏi và trả lời như thế, hôm thứ Tư ngày 18/8/2021, trong bài giáo lý thứ 5 về Thư gởi tín hữu Galát, liên quan đến « giá trị dẫn đường của Lề luật ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 4. LỀ LUẬT MÔISÊ
« Gặp gỡ Chúa Giêsu thì quan trọng hơn tất cả các giới răn ». Đức Phanxicô đã nhắc nhở như thế, hôm thứ Tư 11/8/2021, trong bài giáo lý thứ tư về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về Luật Môisê. Ngài cho thấy nguy cơ bám vào các giới răn mà bỏ qua một bên việc gặp gỡ trong tình yêu với Chúa Kitô, Đấng mang lại « sự mới mẻ tận căn của đời sống Kitô hữu ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT : BÀI 3. CHỈ CÓ MỘT TIN MỪNG DUY NHẤT
“Niềm tin vào Chúa Giêsu không phải là một thứ hàng hóa để thương lượng”, “không thỏa hiệp”, Đức Phanxicô tuyên bố trong bài giáo lý thứ ba về Thư gởi tín hữu Galát, hôm 4/8/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT : BÀI 2. PHAOLÔ, VỊ TÔNG ĐỒ ĐÍCH THỰC
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát hôm thứ Tư 30/6/2021, bàn về ơn gọi của thánh Phaolô, vị Tông đồ đích thực, được Thiên Chúa chọn gọi từ một người bách hại các Kitô hữu, giờ trở thành một Kitô hữu nhiệt thành loan báo Tin Mừng Chúa Kitô cho mọi người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT-BÀI 1: CON ĐƯỜNG TỰ DO
Khiêm tốn, tình huynh đệ, lòng tin tưởng, niềm vui, sự hiền lành, lòng vâng phục, và không « cứng nhắc ». « Nhưng làm sao chúng ta có thể nhận ra những người này ? ». Đức Phanxicô đề nghị một tiêu chí phân định giữa những người rao giảng Tin Mừng đích thực và những người mang lại rắc rối cho cộng đoàn Kitô hữu, hôm nay cũng như vào thời của Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Galát.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 38. LỜI NGUYỆN TƯ TẾ CỦA CHÚA GIÊSU
Trong buổi tiếp kiến chung ngày 16/6/2021, tại sân Thánh Đamasô, Đức Thánh Cha đã khích lệ các Kitô hữu rằng « ngay cả trong nỗi thống khổ đau đớn nhất của chúng ta, chúng ta không bao giờ một mình », bởi vì « lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở với chúng ta », Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho chúng ta. Và đối với ngài, đó là « điều đẹp nhất cần phải nhớ » trong đời sống Kitô hữu.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 37. KIÊN TRÌ TRONG TÌNH YÊU
« Hơi thở không bao giờ ngừng, ngay cả khi chúng ta ngủ ; và cầu nguyện là hơi thở của cuộc sống », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi tiếp kiến chung ngày 9/6/2021, với bài giáo lý về việc kiên trì trong cầu nguyện.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 36. CHÚA GIÊSU, MẪU GƯƠNG VÀ LINH HỒN CỦA MỖI LỜI CẦU NGUYỆN
« – Nhưng thưa cha, nếu con đang sống trong tình trạng tội trọng, thì tình yêu của Chúa Giêsu vẫn còn đó không ? – Còn chứ – Và Chúa Giêsu tiếp tục cầu nguyện cho con không ? – Có chứ – Nhưng nếu con đã làm những điều rất xấu xa và phạm nhiều tội lỗi, Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương con không ? – Tiếp tục chứ. » Đó là cuộc đối thoại được Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/6/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 35. NIỀM XÁC TÍN ĐƯỢC LẮNG NGHE
Đức Phanxicô có loạt bài giáo lý về cầu nguyện rất thực tế và gần gũi, đặc biệt trong thời gian cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt này. Những loạt bài này soi sáng đức tin của người Kitô hữu.
« Trong việc cầu nguyện, chính Thiên Chúa phải hoán cải chúng ta, chứ không phải chúng ta phải hoán cải Thiên Chúa », Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế trong bài giáo lý về niềm xác tín được Thiên Chúa lắng nghe trong lời cầu nguyện, ngày 26/5/2021,và đồng thời mời gọi các Kitô hữu hãy có sự kiên nhẫn và lòng khiêm tốn khi cầu nguyện.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 34. SỰ PHÂN TÂM, KHÔ KHAN VÀ NGUỘI LẠNH
« Anh chị em hãy có can đảm nói với Thiên Chúa : nhưng tại sao… ? », Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích các tín hữu trong buổi tiếp kiến chung hôm 19/5/2021. Và thậm chí « nổi giận một chút cũng tốt », để « lôi kéo trái tim của Cha chúng ta đến nỗi khốn khổ của chúng ta, đến sự khó khăn của chúng ta, đến cuộc sống của chúng ta ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 33 . CHIẾN ĐẤU KHI CẦU NGUYỆN
« Lời cầu nguyện làm được điều kỳ diệu, vì lời cầu nguyện đi thẳng vào trái tim nhân từ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta như một người Cha », Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố như thế trong bài giáo lý hôm thứ Tư 12/5/2021, về việc chiến đấu trong đời sống cầu nguyện.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 32. CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện và trong bài giáo lý này, tôi xin dừng lại ở việc cầu nguyện chiêm niệm.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 31. SUY NIỆM
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Hôm nay, chúng ta nói về hình thức cầu nguyện này : suy niệm (nguyện gẫm). Đối với một Kitô hữu, « suy niệm », đó là tìm kiếm một tổng hợp : điều đó có nghĩa là đặt mình trước trang sách lớn của Mạc Khải để nỗ lực biến nó trở thành của chúng ta, bằng cách đảm nhận nó cách trọn vẹn. Và người Kitô hữu, sau khi đã đón nhận Lời Chúa, không giữ Lời đó khép kín nơi mình, vì Lời này phải gặp gỡ « một cuốn sách khác », mà sách Giáo lý gọi là « cuốn sách cuộc sống » (x. GLGHCG, số 2706). Đó là những gì chúng ta cố gắng làm mỗi lần chúng ta suy niệm Lời Chúa.