Posts Tagged ‘Audience’
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 23. CẦU NGUYỆN TRONG PHỤNG VỤ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, trong lịch sử Giáo Hội, nhiều lần đã có cám dỗ thực hành một Kitô giáo riêng tư, không nhìn nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 15. NHÂN ĐỨC TIẾT ĐỘ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay bài giáo lý của chúng ta bàn về nhân đức bản lề cuối cùng là đức tiết độ. Đó là khả năng kiềm chế bản thân, là nghệ thuật không để mình bị lấn át bởi những đam mê nổi loạn và sắp đặt trật tự trong trái tim mình. Đó là nhân đức của sự đúng mực.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 24. CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, lời cầu nguyện khởi đi từ phụng vụ và luôn quay trở lại với cuộc sống thường ngày, nơi tiếp tục cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Mọi sự đều được đảm nhận trong cuộc đối thoại này: mọi niềm vui đều trở thành lý do ca ngợi, mọi thử thách đều là cơ hội cầu xin sự giúp đỡ và mọi suy nghĩ đều có thể thấm nhuần lời cầu nguyện. Như thế, nó truyền đạt đến trái tim con người một niềm hy vọng bất khả đánh đổ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 26. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (2)
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục loạt bài giáo lý, chúng ta có thể nói rằng cầu nguyện là mối tương quan với Chúa Ba Ngôi, đặc biệt với Chúa Thánh Thần, Đấng là quà tặng đầu tiên của mọi cuộc sống Kitô hữu. Chúa Thánh Thần mở lòng chúng ta ra trước sự hiện diện của Thiên Chúa và lôi kéo nó vào cơn lốc tình yêu của Ngài.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. NHÂN ĐỨC CAN ĐẢM
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, nhân đức can đảm mà chúng ta gợi lên hôm nay quả thực là nhân đức mà, trong những lúc khó khăn, đảm bảo cho chúng ta kiên trì và quyết tâm trong việc tìm kiếm sự thiện. Nó giúp chúng ta chống lại những cám dỗ và vượt qua những trở ngại, nỗi sợ hãi, những sự bắt bớ. Nó cũng cho phép chúng ta giáo dục những đam mê của mình và do đó tỏ ra như là nhân đức chiến đấu nhất trong các nhân đức.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 25. CẦU NGUYỆN VÀ CHÚA BA NGÔI (1)
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta sẽ thấy làm thế nào, nhờ Chúa Giêsu, cầu nguyện Kitô giáo mở rộng đến Chúa Ba Ngôi, đại dương bao la của tình yêu Thiên Chúa. Tự mình chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào cho đúng và chính Chúa Giêsu là Đấng dẫn chúng ta vào mối quan hệ với Thiên Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 27. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC MARIA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, bài giáo lý được dành bàn về cầu nguyện hiệp thông với Đức Maria, và diễn ra vào hôm trước Tễ Truyền Tin. Con đường chính yếu của cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Chúa Kitô là Đấng Trung Gian, là cây cầu chúng ta đi qua để thưa với Chúa Cha. Mọi lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và được thực hiện nhờ sự chuyển cầu của Người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 28. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI CÁC THÁNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, khi cầu nguyện, chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình. Mỗi khi chúng ta chắp tay và mở lòng ra với Chúa, chúng ta thấy mình đang ở gần với các vị thánh vô danh và các vị thánh được công nhận, những người cầu nguyện và cầu bầu cho chúng ta như những anh chị cả.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 29. GIÁO HỘI, THẦY DẠY CẦU NGUYỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, Giáo hội là một trường học cầu nguyện tuyệt vời. Nhiều người trong chúng ta học biết những kinh nguyện đầu tiên trên đầu gối của cha mẹ hoặc ông bà. Món quà mà chúng ta đã nhận được trong thời thơ ấu một cách đơn sơ là một di sản rất phong phú, và kinh nghiệm cầu nguyện xứng đáng được đào sâu hơn bao giờ hết.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 30. KHẨU NGUYỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, mỗi thụ tạo đều đối thoại với Thiên Chúa nhưng nơi con người, lời cầu nguyện trở thành lời nói, lời kêu cầu, bài ca, bài thơ. Lời nói được sinh ra từ kinh nghiệm của chúng ta và định hình cuộc sống của chúng ta. Đây là lý do tại sao Thánh Kinh cũng dạy chúng ta cầu nguyện đôi khi bằng những lời lẽ táo bạo. Không ai sinh ra đã thánh thiện và khi những tình cảm xấu xa gõ cửa trái tim chúng ta, chúng ta phải có khả năng vô hiệu hóa chúng bằng lời cầu nguyện và bằng Lời Chúa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. ĐỨC CÔNG BẰNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài giáo lý về các nhân đức, giờ đây chúng ta hướng tới nhân đức công bằng, điều mà Sách Giáo lý mô tả là “ý chí liên lỉ và vững chắc, quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận” (Số 1807). Công bằng không chỉ là một nhân đức cần được thực hành bởi các cá nhân; trước hết nó là một nhân đức xã hội, vì nó hướng tới việc tạo dựng những cộng đồng trong đó mỗi người được đối xử phù hợp với phẩm giá bẩm sinh của mình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 13. NHÂN ĐỨC KIÊN NHẪN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển sang nhân đức kiên nhẫn, một đức tính có mẫu mực cao cả nhất là gương Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 12. NHÂN ĐỨC KHÔN NGOAN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, bài giáo lý hôm nay tập trung vào nhân đức khôn ngoan, một trong những nhân đức bản lề. Đức khôn ngoan là khả năng điều khiển các hành động để hướng chúng đến sự thiện. Người khôn ngoan không lựa chọn cách ngẫu nhiên, họ suy nghĩ về các tình huống trước khi quyết định con đường mình đi.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 11. HÀNH VI NHÂN ĐỨC
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong các bài giáo lý về tật xấu và nhân đức, bây giờ chúng ta xem xét bản chất của nhân đức, mà Sách Giáo Lý định nghĩa là “một khuynh hướng thường xuyên và kiên trì để làm điều thiện”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 10. KIÊU NGẠO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong hành trình về những tật xấu và nhân đức, hôm nay chúng ta dừng lại ở thói kiêu ngạo. Nó hệ tại sự tán dương bản thân, sự tự phụ và háo danh dẫn đến việc coi người khác thấp kém hơn.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 9 : GHEN TỴ VÀ HÁO DANH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong các bài giáo lý về tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển sang thói ghen tỵ và háo danh.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 8 : SỰ NGUỘI LẠNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong số tất cả các tật xấu đầu sỏ, có một tật xấu ít được biết đến: tật nguội lạnh. Từ này, xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là thiếu chăm sóc cho đời sống nội tâm và dẫn đến biếng nhác hoặc lười biếng thiêng liêng, đến mức chán ngấy.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 7. SỰ BUỒN CHÁN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong loạt bài giáo lý về tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta tập trung chú ý vào nỗi buồn thiêng liêng. Thánh Phaolô đã nói về “nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa” và “nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian” (2 Cr 7, 10). Nỗi ưu phiến theo ý Thiên Chúa thúc đẩy sự hoán cải, giúp chúng ta bám vào niềm hy vọng và do đó dẫn đến niềm vui. Nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian bắt nguồn từ những hy vọng tan vỡ và thất vọng, làm xói mòn tâm hồn với sự chán nản và buồn bã.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 6 : HỜN GIẬN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về tật xấu hờn giận. Nó xâm chiếm và có khả năng làm chúng ta mất ngủ. Đó là một tật xấu phá hủy các mối quan hệ của con người. Một trong những đặc điểm của sự hờn giận là nó không phải lúc nào cũng nguôi ngoai theo thời gian.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 5 : TẬT HÀ TIỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về các tật xấu và nhân đức và hôm nay chúng ta nói về tật hà tiện. Đó là một căn bệnh của tâm hồn mà thường không liên quan gì đến tiền bạc. Tật hà tiện có thể xâm chiếm các đan sĩ, những người đã từ bỏ những tài sản thừa kế to lớn, lại gắn bó trong sự cô tịch của tu phòng của mình với những đồ vật ít giá trị. Để sửa chữa điều này, một phương pháp được đề xuất, triệt để nhưng rất hiệu quả: suy niệm về sự chết.