Posts Tagged ‘bác ái-liên đới’
KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ, CÙNG NHAU ĐỂ CHỮA LÀNH MỘT NHÂN LOẠI BỊ TỔN THƯƠNG
Vào cuối cuộc hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ 7, được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 13-16/11/2023, đại diện của hai tôn giáo đã liệt kê trong một tuyên bố chung các bước cần thiết để hành động chung, từ đối thoại đến hợp tác.
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO 2023 : BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO HƠN LÀ CẢM ĐỘNG TRƯỚC SỐ PHẬN CỦA HỌ
Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Người Nghèo, dựa vào Sách Tôbia, Đức Phanxicô mời gọi đừng ngoảnh mặt làm ngơ với những người đang gặp khó khăn, dấn thân cụ thể bảo vệ họ hơn là cảm động trước số phận của họ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG: LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 25: MADELEINE DELBRÊL. NIỀM VUI ĐỨC TIN GIỮA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG TIN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, tôi muốn giới thiệu với anh chị em hình ảnh một phụ nữ Pháp của thế kỷ 20, Tôi Tớ đáng kính của Chúa, Madeleine Delbrêl.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 20. CHÂN PHƯỚC JOSÉ GREGORIO HERNÁNDEZ CISNEROS, VỊ BÁC SĨ CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ TÔNG ĐỒ CỦA HÒA BÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, chúng ta đến Venezuela để khám phá gương mặt của một bác sĩ, Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, sinh năm 1864, say mê loan báo Tin Mừng.
HÃY TRỞ NÊN NGÔI NHÀ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHO NGƯỜI KHÁC
Trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư 6/9/2023, Đức Phanxicô đã kể lại chuyến tông du của ngài đến Mông Cổ. Ngài kêu gọi “mở rộng biên giới cái nhìn của chúng ta”, như dân tộc này “nhìn lên trời và cảm nhận hơi thở của công trình tạo dựng”, mà “không trở thành tù nhân của sự nhỏ bé” để nhận ra điều tốt đẹp nơi tha nhân.
“THỰC TẠI ĐƯỢC HIỂU RÕ NHẤT TỪ CÁC VÙNG NGOẠI VI”
Trả lời phỏng vấn trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, liên quan đến vấn đề các vùng ngoại vi xã hội, Đức Phanxicô kêu gọi cùng dấn thân hành động đối với các vùng đang đau khổ trên thế giới và đồng thời cho thấy “thực tại được hiểu rõ nhất từ những vùng ngoại vi”.
ĐỨC PHANXICÔ KHÁNH THÀNH “NHÀ LÒNG THƯƠNG XÓT” Ở MÔNG CỔ, NHẤN MẠNH SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VỊ THA
Đức Phanxicô khánh thành “Nhà Lòng Thương Xót” ở Oulan Bator và phát biểu trước các thành viên của các tổ chức bác ái, ca ngợi cam kết kiên định của họ trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn.
TỪ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN ĐẾN NỀN SINH THÁI TOÀN DIỆN
Tư tưởng xã hội của Giáo hội về sự phát triển
Toàn thể Giáo hội bước vào cuộc tranh luận về sự phát triển vào những năm 1960 bằng cách triển khai cái nhìn của mình về “sự phát triển con người toàn diện”.
CUỐN SÁCH CỦA DOROTHY DAY « TÔI ĐÃ TÌM THẤY THIÊN CHÚA QUA NGƯỜI NGHÈO CỦA NGƯỜI » ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ VIẾT LỜI TỰA
Đức Phanxicô mở đầu cuốn tự truyện của Dorothy Day “Tôi đã tìm thấy Thiên Chúa qua người nghèo của Người. Từ chủ nghĩa vô thần đến đức tin: hành trình nội tâm của tôi” (Nhà xuất bản Vatican). Dorothy Day (1897-1980), người khởi xướng phong trào Công nhân Công giáo, là một nhà báo, nhà văn, người hoạt động vì hòa bình và nữ chiến sĩ người Mỹ, được biết đến với sự dấn thân cho người nghèo, chống lại sự vũ trang và hoạt động vì công bằng xã hội. Cuốn sách sẽ có mặt trong các hiệu sách từ thứ Ba, 22/8/2023.
ĐỂ ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI SỰ NGHÈO ĐÓI, LIÊN HIỆP QUỐC KÊU GỌI TẠM DỪNG TRẢ NỢ
Đại dịch, lạm phát, chiến tranh…Trong ba năm qua trên thế giới, theo báo cáo của Liên hiệp quốc được công bố hôm 14/7/2023, hơn 165 triệu người đã lâm vào cảnh nghèo đói. Hơn 700 triệu người được coi là nghèo, tức là họ sống dưới mức 64 € một tháng. Trong báo cáo này, LHQ thiết lập một mối liên hệ trực tiếp giữa việc gia tăng số người nghèo và những khoản nợ của các nước đang phát triển.
ĐỨC PHANXICÔ KHÍCH LỆ NỖ LỰC CỦA TỔ CHỨC CENTESIMUS ANNUS
Tổ chức giáo hoàng Centesimus Annus của Tòa Thánh mừng kỷ niệm 30 thành lập vào năm nay tại một đại hội quốc tế được tổ chức ở Rôma. Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của tổ chức này vào sáng ngày 6/6/2023, cảm ơn họ vì công việc phục vụ học thuyết xã hội của Giáo hội.
ALISTAIR DUTTON, TÂN TỔNG THƯ KÝ CỦA CARITAS QUỐC TẾ
Giám đốc điều hành hiện tại của Caritas Scotland đã được bầu làm Tổng thư ký của Liên đoàn gồm 162 tổ chức Caritas quốc gia, vào ngày 15/5/2023. Alistair Dutton đã quen thộc với Caritas quốc tế vì ông từng là giám đốc nhân đạo của tổ chức này từ năm 2009 đến 2014.
CARITAS QUỐC TẾ : ĐỨC CHA KIKUCHI, TỔNG GIÁM MỤC TOKYO, ĐƯỢC BẦU ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC NÀY
Hôm 13/5/2023, Đức cha Tarcisio Isao Kikuchi đã được bầu làm chủ tịch tổ chức Caritas quốc tế, một liên đoàn gồm hơn 160 tổ chức Công giáo đang hoạt động bên cạnh dân chúng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đó là một sứ mạng “trở thành chứng nhân cho tình yêu thương của Thiên Chúa”.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CARITAS QUỐC TẾ TÌM LẠI Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA BÁC ÁI
Hôm 11/5/2023, trong cuộc gặp gỡ Caritas Internationalis nhân dịp đại hội đồng lần thứ 22 của tổ chức này, Đức Phanxicô mời gọi họ trở về nguồn. Ngài nhắc lại ý nghĩa đích thực của bác ái và đồng thời khuyến khích 400 đại biểu đang quy tụ cho đến ngày 16/5/2023 hãy hợp tác vào việc loan báo Tin Mừng bằng những việc lành.
ĐỨC PHANXICÔ : « CHÚNG TA CẦN MỘT GIÁO HỘI NÓI THÔNG THẠO NGÔN NGỮ BÁC ÁI »
Từ nhà thờ thánh Êlisabeth Hungary ở Budapest, vào sáng thứ Bảy 29/4/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ người nghèo và người tỵ nạn cũng như các cơ cấu Giáo hội đến giúp đỡ họ như tổ chức Caritas. Ngài cảm ơn Giáo hội Hungary vì công việc của họ bên cạnh những người dễ bị tổn thương nhất và mời gọi các Kitô hữu Hungary « luôn mang lại hương thơm bác ái cho Giáo hội và đất nước của anh chị em ».
ĐÂU LÀ PHÂN ĐỊNH LUÂN LÝ ĐỐI VỚI CÁC VIỆC BÁC ÁI ?
Lòng bác ái có thể được biểu lộ như thế nào? Xuyên qua những công việc bác ái. Nhưng đối với nhiều người, bác ái bị nghi ngờ, từ ngữ “bác ái” gợi lên một khuôn mẫu lỗi thời, che giấu tồi một sự tiếp tay đối với một trật tự xã hội bất công. Trong Deus Caritas est, số 26, Đức Bênêđíctô XVI đã nhắc lại phong trào chống đối hoạt động bác ái của Giáo hội từ thế kỷ 19, được tư tưởng Marxít triển khai cách rõ ràng. “Việc chống đối này cho rằng người nghèo không cần đến những công việc bác ái, nhưng đòi hỏi công bằng. Những việc bác ái – việc bố thí – trong thực tế chỉ là cách thức để người giàu bỏ qua việc tái lập công bằng, ru ngủ lương tâm, bảo vệ vị trí riêng của mình và tước đi quyền lợi của người nghèo….”. Đức Bênêđíctô XVI nhìn nhận “vài điểm trong lập luận này, nhưng nhiều điểm sai lệch”.
CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ VIỆC ĂN CHAY MÙA CHAY, MỘT SỰ TỪ BỎ GIÚP RÈN LUYỆN Ý CHÍ HƯỚNG THIỆN
Các vấn đề về ý nghĩa của việc thực hành sám hối này tìm thấy nhiều câu trả lời nơi các phát biểu của các Đức Giáo hoàng. Điểm lại một số suy tư từ huấn quyền của các Giáo hoàng gần đây, từ Đức Gioan XXIII đến Đức Phanxicô.
ĐỨC PHANXICÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA EMMANUEL VAN LIERDE: GIÁO HỘI LUÔN TRẺ HÓA MÀ KHÔNG MẤT ĐI SỰ KHÔN NGOAN NGÀN ĐỜI CỦA MÌNH
Kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận trả lời các câu hỏi của Emmanuel Van Lierde của tuần báo Tertio. Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 19/12/2022 và được đăng vào ngày 28/2 và 1/3/2023 trên Cathobel. Chúng tôi chuyển ngữ một số phần chính.
ĐHY CZERNY GIỚI THIỆU SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2023 : « VẺ ĐẸP LÀ MỘT KINH NGHIỆM TẬP THỂ »
« Chúng ta hiếm khi liên kết Mùa Chay và vẻ đẹp, nhưng đó là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta thực hiện trong sứ điệp mà chúng tôi giới thiệu hôm nay », ĐHY Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ thăng tiến sự phát triển con người toàn diện, khẳng định. ĐHY nhấn mạnh rằng « vẻ đẹp đến từ sự thay đổi » – « từ sự hoán cải » « theo ngôn ngữ Thánh Kinh » – và « vẻ đẹp là một kinh nghiệm tập thể » : « Trong ngôn ngữ của Giáo hội, đó là một kinh nghiệm hiệp hành ».
DI SẢN CỦA BA THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Ba thông điệp trong tám năm Giáo hoàng : hai trong số đó về nhân đức đối thần, thông điệp thứ ba về học thuyết xã hội. Trong khuôn khổ này, huấn quyền của Đức Bênêđíctô XVI đã nêu bật điều chính yếu và đồng thời chiều sâu.