Posts Tagged ‘Thần học’
THƯỢNG HỘI ĐỒNG, PHÂN ĐỊNH SỰ ĐỒNG THUẬN ĐỂ LÀM CHO GIÁO HỘI TIẾN BƯỚC
Sự hiệp nhất của Giáo hội hay thẩm quyền của các Hội đồng Giám mục đã được thảo luận trong các phiên họp chung vừa qua. Vào Thứ Tư, ngày 16 tháng 10, bốn học giả, trong đó có ba nhà thần học – và trong số đó có một phụ nữ, đã phát biểu trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẦN HỌC TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI, THEO ĐỨC PHANXICÔ
Tiếp kiến các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới tại Vatican sáng thứ Sáu, ngày 10/5/2024, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo, của cách tiếp cận liên ngành và tính hợp đoàn” trong nghiên cứu thần học. Ngài kêu gọi thần học “mở rộng”, để nó có thể trở thành một môn học thiết yếu cho cuộc sống của mỗi người và của toàn thể dân Chúa.
CÁC NHÀ SỬ HỌC NÓI GÌ VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA CHÚA GIÊSU?
Chúa Giêsu có thực sự tồn tại không? Triết gia Michel Onfray lập luận rằng không trong cuốn Lý thuyết về Chúa Giêsu của ông, được xuất bản vào tháng 11/2023. Luận đề về huyền thoại này có cơ sở không? Các sử gia nói gì về Chúa Giêsu?
ĐỨC PHANXICÔ: CẦN PHẢI “PHI NAM GIỚI HÓA GIÁO HỘI”
Giáo hội là nữ, cần phải trả lại cho phụ nữ vị trí của họ trong một Giáo hội đã trở nên quá nam tính. Đây là ý nghĩa của những lời mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vào thứ Năm ngày 30 tháng 11 với các thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế được tiếp kiến tại Vatican. Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi những nhà thần học này “phi nam giới hóa Giáo hội”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 28 : LỜI LOAN BÁO LÀ CHO NGÀY NAY
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta xem khía cạnh thứ ba của việc loan báo của người Kitô hữu. Lời loan báo này là cho ngày nay.
ĐỨC PHANXICÔ: THẦN HỌC PHẢI CÓ KHẢ NĂNG GIẢI THÍCH TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Với Tự sắc “Ad theologiam promovendam”, Đức Phanxicô đã cập nhật các quy chế của Học viện Thần học Giáo hoàng bằng cách kêu gọi nó hướng đến một “cuộc cách mạng văn hóa can đảm” mang tính ngôn sứ và đối thoại cũng như có tính mục vụ, dưới ánh sáng Mặc Khải.
TÁI KHÁM PHÁ MỘT BẬC THẦY TRONG VIỆC TÌM KIẾM SỰ THẬT: THÁNH TÔMA AQUINÔ
Kỷ niệm 700 năm phong thánh cho thánh Tôma Aquinô là cơ hội để nhìn lại di sản của nhà thần học lớn của Dòng Đa Minh và của lịch sử Giáo hội. Isolde Cambournac, với luận án tiến sĩ của mình về thánh nhân, sẽ đưa chúng ta theo bước chân của một người tìm kiếm Thiên Chúa mà tư tưởng của ngài vẫn có thể hướng dẫn các tín hữu.
GIÁO HỘI NÓI GÌ VỀ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH ?
Vào đầu tháng Sáu, Một cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ đã khởi động lại cuộc tranh luận về sự tồn tại của UFO (vật thể bay không xác định) khi tuyên bố rằng, từ nhiều thập niên qua, Hoa Kỳ đã nghiên cứu một công nghệ có nguồn gốc không phải từ con người.
KHI THÁNH KINH CHẤT VẤN MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CHÚNG TA VỚI CÁC SINH VẬT KHÔNG PHẢI CON NGƯỜI
Tại Paris, vào ngày 8/6/2023, đã khai mạc một cuộc hội thảo chuyên đề quy tụ các chuyên viên Thánh Kinh Công giáo và Tin Lành. Họ suy tư về cách thức Thánh Kinh đưa ra những con đường mới giải thích thần học về mối tương quan của chúng ta với các sinh vật không phải con người (động vật, thực vật, không gian tự nhiên).
THÁNH PHAOLÔ LÀ NGƯỜI BÀI NỮ GIỚI ? « HOÀN TOÀN SAI », THEO THẦN HỌC GIA DANIEL MARGUERAT
Daniel Marguerat (*), nhà chú giải Thánh Kinh, chuyên viên về Tân Ước, thuộc Giáo hội Tin Lành Cải Cách, cho rằng các Kitô hữu sẽ được lợi ích khi đọc thánh Phaolô. Vì cái nhìn của ngài về căn tính Kitô giáo, vốn trao cho mỗi người được rửa tội cùng một địa vị và cùng một giá trị, có tính hiện đại một cách đáng kinh ngạc. Đặc biệt, “cái nhìn của thánh Phaolô về căn tính Kitô giáo là tương lai của chúng ta, chứ không phải là quá khứ của chúng ta”.
« TƯ TƯỞNG CỦA CHA HENRI DE LUBAC LÀ MỘT ĐÓNG GÓP LỚN CHO GIÁO HỘI NGÀY NAY »
Các Giám mục Pháp đã tuyên bố mở án phong chân phước cho ĐHY Henri de Lubac (1896-1991). Theo Michel Fédou, thần học gia dòng Tên, ĐHY đã ghi dấu sâu xa tư tưởng của Giáo hội đương đại.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : LOUIS BOUYER
Sau Lubac, Daniélou và Balthasar, Jean Duchesne đề cập đến Louis Bouyer. Mục sư của Giáo hội Tin Lành Luther trở lại đạo Công giáo, ngài đã khám phá tầm quan trọng của phụng vụ và truyền thống, đặc biệt nhờ các tu sĩ dòng Biển Đức. Gần gũi với Đức Phaolô VI, ngài đã đóng một vai trò quan trọng nhưng phê bình trong việc thực hiện các cải cách phụng vụ sau Công đồng Vatican II.
THẦN HỌC VỀ SỰ THỊNH VƯỢNG
Nền thần học về sự thịnh vượng, có nguồn gốc từ Tin Lành, muốn thấy trong Thánh Kinh một sự xác nhận : Thiên Chúa ban đầy của cải, đặc biệt là của cải vật chất, cho những ai có niềm tin vào Ngài.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : JOSEPH RATZINGER
Joseph Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI tương lai, sẽ vẫn là một bậc thầy của việc cải cách Giáo hội và canh tân thần học trong việc trở về nguồn Thánh Kinh và các Giáo Phụ. Là một nhà trí thức hết sức tôn trọng bất kỳ cuộc tìm kiếm sự thật nào, ngài nổi bật bởi nền văn hóa rộng lớn của mình và sự chặt chẽ của tư tưởng, điều này cũng biến ngài trở thành một nhà tư tưởng sáng chói đối với chủ thuyết tương đối của thuyết Tân Thời.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : HANS URS von BALTHASAR
Sau các Đức Hồng y de Lubac và Daniélou, Jean Duchesne dẫn chúng ta vào công trình của Balthasar, trong số các thần học gia lớn của thế kỷ XX. Dịch giả của Péguy, Claudel, Bernanos, ngài là tác giả của một công trình đầy ấn tượng, bao gồm một tổng hợp bậc thầy về siêu nghiệm. Đặc biệt ngài khôi phục lại vị trí cho vẻ đẹp trong thần học, mà việc chú ý đến cái đúng (tín lý) và cái tốt (luân lý) đã làm quên đi.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : JEAN DANIÉLOU
Sau Henri de Lubac, Jean Duchesne giúp chúng ta khám phá Đức Hồng y và viện sĩ Jean Daniélou, dòng Tên, trong số các thần học gia lớn của thế kỷ XX. Tính độc đáo trong công trình khoa học của ngài là cho thấy rằng Giáo hội sơ khai, được nuôi dưỡng bởi triết học Hy Lạp, trước tiên đã kín múc trong các truyền thống Do Thái.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : HENRI DE LUBAC
Aleteia giúp khám phá hồ sơ của các thần học gia lớn, những người đã cấu trúc tư tưởng của Giáo hội để đương đầu với những thách thức của thời hiện tại. Jean Duchesne mở đầu loạt bài này với linh mục dòng Tên Henri de Lubac (« Thảm kịch của chủ nghĩa nhân văn vô thần »), người mà thánh Gioan-Phaolô II đã phong làm Hồng y.
KHOA HỌC CÓ THỂ CHỨNG MINH SỰ TỒN TẠI CỦA THIÊN CHÚA KHÔNG ?
Trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong một vài tuần, cuốn sách, được xuất bản vào cuối năm 2021, đã muốn mang lại những bằng chứng về sự tồn tại của Thiên Chúa. Một hội nghị chuyên đề về « Thiên Chúa trước rủi ro của khoa học » quy tụ các nhà khoa học và thần học tại Collège des Bernardins, vào ngày 17/10/2022.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐỪNG GIẢM THIỂU TƯ TƯỞNG SÁNG NGỜI CỦA THÁNH TÔMA
Chuẩn bị cho kỷ niệm 700 năm phong thánh cho thánh Tôma Aquinô, ở Avignon vào năm 1323, Hội nghị quốc tế về học thuyết Tôma lần thứ 11 đang diễn ra ở Rôma, quy tụ nhiều viện sĩ của Tòa Thánh. Hôm 22/9/2022, Đức Phanxicô đã gặp gỡ họ tại Vatican, cảnh giác họ chống lại việc công cụ hóa tư tưởng của bậc thầy và chống lại mọi hình thức giảm thiểu trí thức nào vốn giam hãm tư tưởng cao cả của ngài.
RÔMA : HỘI NGHỊ VỀ THẦN HỌC CỦA THÁNH TÔMA AQUINÔ
Hôm 19/9/2022, tại Rôma, hơn 300 thần học gia trên thế giới đã khai mạc một hội nghị quốc tế về thánh Tôma. Trọng tâm của hội nghị, tại giảng đường của trường Angelicum, ở Rôma : suy tư về các nguồn lực của truyền thống gắn liền với giáo huấn của thánh Tôma Aquinô trong « bối cảnh hiện nay ».