THÁNH EDITH STEIN SẼ TRỞ THÀNH TIẾN SĨ HỘI THÁNH?
Được tiếp kiến riêng tại Vatican vào ngày 18/4/2024, bề trên của Dòng Cát Minh chân trần, cha Miguel Márquez Calle, đã chính thức xin Đức Phanxicô tuyên bố Edith Stein, còn được gọi là Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá, là Tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh nữ có thể được ghi tên vào danh sách các Tiến sĩ Hội Thánh. Edith Stein, còn được gọi là Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá, có thể sớm trở thành người phụ nữ thứ năm được tuyên bố là Tiến sĩ Hội Thánh. Trong cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 18 tháng 4 tại Vatican, Bề trên Tổng quyền của Dòng Cát Minh, Cha Miguel Márquez Calle, đã gửi một bản kiến nghị tới Bộ Phong thánh xin phong cho thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh.
Nhờ bản kiến nghị này, Bộ Tuyên Thánh có thể chính thức bắt đầu thủ tục cần thiết để trao danh hiệu này cho Edith Stein, một triết gia người Đức, gốc Do Thái, người đã trở thành nữ tu dòng Cát Minh và qua đời vào ngày 9 tháng 8 năm 1942 tại Auschwitz. Dòng Cát Minh đã thành lập một ủy ban quốc tế để thu thập tài liệu theo yêu cầu của Vatican vào năm 2022, năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm lễ rửa tội của Edith Stein và kỷ niệm 80 năm ngày thánh nữ chịu tử đạo. Một danh hiệu được đề xuất cho thánh nữ vào thời điểm đó là Doctor veritatis (Tiến sĩ Chân lý) vì sự tìm kiếm không ngừng nghỉ của ngài về chân lý, mà ngài đã nhận ra nơi con người Chúa Giêsu sau khi trở lại.
Edith Stein là ai? Sinh năm 1891 trong một gia đình Do Thái ở Breslau, Phổ (ngày nay là Ba Lan), người phụ nữ trẻ này tuyên bố mình là người vô thần ở tuổi 20 trước khi lấy bằng tiến sĩ triết học. Nhưng đường lối của Chúa chắc chắn rất nhiệm mầu. Edith thời trẻ tình cờ đọc được một cuốn sách sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình. Một đêm năm 1921, khi đang ở với một người bạn, chị đã đọc được cuốn Sách Sự Sống, cuốn tự truyện của một tu sĩ Cát Minh thế kỷ XVI: Thánh Têrêsa Avila. Sau này thánh nữ nhớ lại: “Khi đọc xong cuốn sách, tôi tự nhủ: ‘đây là Chân Lý’”. Vài tháng sau, vào ngày 1 tháng 1 năm 1922, chị được rửa tội ở tuổi 30.
Ngài lấy tên là Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá khi trở thành tập sinh tại Dòng Cát Minh mười hai năm sau. Nhiều năm cầu nguyện tiếp theo, nhưng cũng có nhiều năm suy tư, ngài viết ra nhiều tác phẩm thần bí và triết học của mình. Trong khi đang hoàn thành cuộc nghiên cứu về Thánh Gioan Thánh Giá, thánh nữ bị bắt vào tháng 8 năm 1942. Vào rạng sáng ngày 7 tháng 8, Edith và chị gái Rosa nằm trong đoàn xe gồm 987 người Do Thái rời đến Auschwitz, Ba Lan, nơi họ bị sát hại hai ngày sau đó trong phòng hơi ngạt.
Thần học về nữ giới
Là nữ tiến sĩ triết học đầu tiên ở Đức, Edith Stein đã đích thân tham gia bảo vệ khả năng cho phụ nữ vào đại học và giảng dạy ở đó, bất chấp nhiều sự miễn cưỡng gặp phải vào đầu thế kỷ XX. Sự trở lại của thánh nữ sẽ đưa ngài vào một con đường khác. Ngài phát hiện ra rằng chủ nghĩa nữ quyền đích thực không phải là mong muốn một người phụ nữ “được nam tính hóa” hay một người có xu hướng không cần người nam, nhưng là một người phụ nữ bổ sung cho người nam thông qua việc nhận thức một cách tự do và đầy đủ về bản tính nguyên thủy của mình. Do đó, ngài phát triển một nền thần học về nữ giới, một nền thần học đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II về thần học thân xác và ân sủng đặc biệt của nữ tính.
Được Đức Gioan-Phaolô II phong thánh vào năm 1998 và được tuyên bố là đồng bổn mạng của Châu Âu vào năm sau đó, liệu Edith Stein có thực sự trở thành một Tiến sĩ Hội Thánh không? Thuật ngữ Tiến sĩ của Hội Thánh áp dụng cho các nhà thần học, triết gia hoặc nhà văn đã làm phong phú đáng kể giáo thuyết của Giáo hội cả ở bình diện triết học và tâm linh. “Giáo hội chính thức trao danh hiệu này cho các nhà thần học mà Giáo hội công nhận một uy tín đặc biệt như những nhân chứng của giáo thuyết, vì sự chắc chắn trong tư tưởng của họ, vì sự thánh thiện trong đời sống của họ, vì tầm quan trọng của công việc của họ”. Hiện tại, Giáo hội Công giáo có 37 Tiến sĩ Hội Thánh, trong đó có 4 phụ nữ: thánh Catarina Siêna, thánh Têrêsa Avila, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và thánh Hildegard xứ Bingen.
Tý Linh
(theo Agnès Pinard Legry , Aleteia)
——————————————————————–
Xem thêm tiểu sử đầy đủ của Edith Stein ở đây.
Tags: các thánh-nhân vật, nữ giới
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO