THÁNH LỄ KHAI MẠC THẾ VẬN HỘI OLYMPIC DƯỚI DẤU HIỆU HÒA BÌNH

Written by xbvn on Tháng Bảy 19th, 2024. Posted in Luân lý, Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Thánh lễ đánh dấu việc khai mạc thỏa thuận đình chiến Olympic đã được tổ chức tại nhà thờ Madeleine ở Paris vào thứ Sáu ngày 19 tháng Bảy, một tuần trước khi Thế vận hội 2024 bắt đầu. Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, và Anne Hidalgo, thị trưởng Paris, đã có mặt.

Năm con chim bồ câu, biểu tượng hoàn vũ của hòa bình, được phóng từ quảng trường trước nhà thờ Madeleine, bay vòng tròn trên bầu trời xanh của Paris. Hình ảnh hòa bình này khép lại thánh lễ khai mạc thỏa thuận đình chiến Olympic, được tổ chức vào thứ Sáu ngày 19/7/2024, do Đức Cha Laurent Ulrich, Tổng Giám mục Paris, chủ tế, một tuần trước khi bắt đầu Thế vận hội Olympic 2024 (26 tháng 7 đến 12 tháng 8).

Hai bộ trưởng có mặt

Trong nhà thờ lớn Madeleine ở Paris, dưới các lá cờ Pháp, Olympic và Vatican, Thomas Bach, người Đức, chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), tổ chức do Pierre de Coubertin thành lập năm 1894, ngồi bên cạnh bà thị trưởng Paris, Anne Hidalgo, người đã đến để cử hành khoảnh khắc “tình huynh đệ”. Hai thành viên chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Rachida Dati và Bộ trưởng Bộ Thể thao Amélie Oudéa-Castéra cũng có mặt ở hàng ghế đầu. Một trăm năm trước, vào năm 1924, năm Pháp tổ chức sự kiện thể thao này, thánh lễ khai mạc đã được cử hành tại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne và đại diện của Vatican đối với Thế vận hội Olympic và Paralympic Paris 2024, nhắc lại rằng lịch sử của Thế vận hội không xa lạ với đức tin Kitô giáo, mà hoàn toàn ngược lại. Phương châm Olympic – “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” – lấy cảm hứng từ cha Henri Didon, Dòng Đa Minh, và phong trào Olympic dành một vị trí đặc biệt cho các vấn đề tâm linh bằng cách yêu cầu thành lập một trung tâm đa tín ngưỡng trong làng vận động viên tại mỗi kỳ Thế vận hội.

“Hòa bình đến từ Thiên Chúa”

Và đối với Đức Cha Gobilliard, truyền thống “đình chiến Olympic” này, một ước muốn khát khao hơn là thực tế, vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó trong hoàn cảnh thời sự bi thảm hiện nay. Ngài nhấn mạnh: “Thánh lễ này là một thông điệp: hòa bình đến từ Thiên Chúa. Trong mỗi cử hành, chúng ta cầu xin hòa bình. Nếu không có sự giúp đỡ của Ngài, chỉ dựa vào sức mình thì chúng ta không thể đạt được điều này.” Trên bậc thềm phía trước nhà thờ, Đức ông Patrick Chauvet, cha sở giáo xứ Madeleine, chào đón các giám mục, linh mục cũng như đông đảo các đại sứ từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến tham dự thánh lễ.

Làm sao chúng ta có thể tin vào một thỏa thuận đình chiến Olympic khi có quá nhiều xung đột trên toàn cầu, bắt đầu từ Ucraina và Gaza? Đức ông Chauvet nhâns mạnh: “Trong Thánh lễ này, chúng ta trải nghiệm một thời điểm hiệp thông, ngay cả khi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đó là một dấu hiệu về niềm hy vọng nhỏ bé, vốn đang sinh động tất cả chúng ta, dù có đức tin hay không.

Khi bắt đầu thánh lễ, trước sự chứng kiến ​​của nhiều tình nguyện viên mặc áo vàng của dự án huy động của Giáo hội cho Thế vận hội Olympic và Paralympic, được gọi là “Thế vận hội Thánh”, Đức Tổng Giám mục Paris đã đọc thông điệp của Đức Thánh Cha nhân dịp này. Đức Phanxicô đặc biệt hy vọng rằng Thế vận hội sẽ là “cơ hội cho sự hòa hợp huynh đệ” đối với “người dân nước Pháp”. Ngài cũng đưa ra lời kêu gọi mới cho thể thao, “một ngôn ngữ phổ quát vượt qua biên giới, ngôn ngữ, chủng tộc, quốc tịch và tôn giáo”. Những lời được hoan nghênh bởi Chủ tịch IOC, người đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần. Đức Thánh Cha cũng “khát khao hy vọng rằng mỗi người sẽ sẵn sàng tôn trọng thỏa thuận đình chiến này với hy vọng giải quyết các cuộc xung đột và hòa hợp trở lại.

Cuộc đình chiến Olympic cho đến ngày 15 tháng Chín

Ưu tư về tính hoàn vũ, lời cầu nguyện chung đã được đọc bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu để nhắc nhở rằng thỏa thuận đình chiến Olympic kéo dài đến ngày 15 tháng Chín, một tuần sau Thế vận hội Paralympic. Trái lại, chắc chắn để không quên điều đó hoặc duy trì hình thức trung lập, không có khu vực nào trên thế giới, nơi tiếng súng được nghe thấy, được trích dẫn cụ thể. Thánh lễ đã kết thúc trang trọng với bài ca của IOC vang lên dưới mái vòm của nhà thờ Madeleine, giống như một thưởng thức trước về Thế vận hội Olympic.

Tý Linh

(theo Arnaud Bevilacqua, nhật báo La Croix)

Tags: , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31