TRANH CÃI VỀ LỄ GIÁNG SINH : CHỦ TỊCH ỦY BAN CHÂU ÂU VIẾT THƯ CHO ĐỨC PHANXICÔ
Trong một lá thư được gởi sau những lời phê bình của Đức Phanxicô về một văn kiện của Ủy ban Châu Âu khuyến nghị không chúc « Giáng Sinh vui vẻ », bà Ursula đã đảm bảo với Đức Thánh Cha rằng Liên hiệp Châu Âu lấy cảm hứng từ « di sản văn hóa, tôn giáo và nhân văn của Châu Âu ».
Đó là một bức thư ngắn, mà sự tồn tại của nó cho đến lúc đó vẫn còn bí mật, nhằm mục đích dập tắt một đám cháy. Theo nguồn tin của nhật báo La Croix, một vài ngày sau khi trở về từ Hy Lạp, ngày 6/12/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một lá thư cá nhân từ Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen. Mục tiêu của lá thứ này : trấn an Đức Thánh Cha sau cuộc tranh cãi nảy sinh một vài tuần sau Bruxelles khi công bố một tài liệu nội bộ khuyến nghị không chúc « Giáng Sinh vui vẻ » nữa để tôn trọng mọi sự nhạy cảm tôn giáo.
Đối với bà Ursula, người không hài lòng với sự bùng nổ của cuộc tranh cãi này, gia sản này cho phép « cử hành lễ Giáng Sinh ». Bà cũng nhấn mạnh rằng các truyền thống tôn giáo và văn hóa ở Châu Âu là một phần không thẻ thiếu của « tính đa dạng » được Ủy ban Châu Âu tích cực thúc đẩy. Bà cũng nhấn mạnh về sự đồng nhất của mình với Đức Thánh Cha trong cái nhìn về Châu Âu, cách riêng khi ngài nói đến các tổ phụ sáng lập.
Sự lỗi thời
Thư này đã được nhận ở Vatican một vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố như sau, trên chuyến bay trở về từ Hy Lạp, hôm 6/12 :
« Bạn trích dẫn văn kiện của Liên hiệp Châu Âu về Noel : đó là một sự lỗi thời. Trong lịch sử, nhiều chế độ độc tài đã cố gắng làm như thế, hãy nghĩ đến Napôlêon, hãy nghĩ đến chế độ độc tài Đức quốc xã, chế độ độc tài cộng sản, đó là một phương thức của tính thế tục suy yếu…Đó là điều đã không vận hành trong suốt lịch sử. Điều đó làm tôi nghĩ đến một điều : Liên hiệp Châu Âu, mà tôi nghĩ là cần thiết, phải tiếp thu những lý tưởng của những tổ phụ sáng lập, vốn đã là những lý tưởng về sự hiệp nhất, sự cao thượng.
Và nó phải canh chừng để không mở đường cho sự thực dân hóa ý thức hệ, bởi vì điều đó có thể chia rẽ các đất nước và gây ra sự thất bại của Liên hiệp Châu Âu, vốn phải tôn trọng mỗi nước như nó được kết cấu, tính đa dạng của nó, và không muốn đồng nhất hóa. Tôi tin rằng nó sẽ không làm thế, nó không có ý định này, nhưng nó phải cẩn thận, bởi vì đôi khi, người ta đưa ra những kế hoạch như thế, người ta không biết phải làm gì, người ta chọn lựa những gì chợt đến…Không, mỗi nước có tính đặc thù riêng, mỗi nước được mở ra cho các nước khác : Liên hiệp Châu Âu, chủ quyền riêng, chủ quyền của các anh em tôn trọng mỗi nước và cẩn thận để không trở thành phương tiện thực dân hóa ý thức hệ. Đó là lý do tại sao văn kiện về Noel là một sự lỗi thời. »
« Nguy cơ hủy hoại »
Trước đó, ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng đã phản ứng trước tin tức này và cho rằng nó có « nguy cơ hủy hoại con người » và là nguồn của sự phân biệt kỳ thị hơn là giải quyết vấn đề :
« Tôi nghĩ rằng mối ưu tư xóa bỏ mọi sự phân biệt kỳ thị là chính đáng. Đó là con đường mà chúng ta càng ngày càng ý thức hơn, và dĩ nhiên phải được thể hiện trong thực tế. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, chắc chắn đó không phải là phương thế đạt tới mục tiêu này. Bởi vì cuối cùng, nó có nguy cơ hủy hoại, triệt hạ con người, theo hai hướng chính. Hướng đầu tiên là sự khác biệt vốn đặc trưng của thế giới chúng ta, không may là khuynh hướng là đồng nhất mọi thứ, không biết tôn trọng ngay cả những khác biệt chính đáng, vốn dĩ không trở thành đối lập hay nguồn gốc phân biệt kỳ thị, nhưng phải được hội nhập để xây dựng một nhân loại tròn đầy và toàn vẹn.
Hướng thứ hai là quên đi những gì là một thực tại. Và người nào đi ngược với thực tại sẽ đặt mình vào mối nguy hiểm to lớn. Và rồi có sự hủy bỏ nguồn cội của chúng ta, đặc biệt những gì liên quan đến các ngày lễ Kitô giáo, chiều kích Kitô giáo của Châu Âu nữa. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng Châu Âu nhờ có nhiều sự đóng góp để có được cuộc sống và căn tính của mình, nhưng chúng ta chắc chắn không thể quên rằng một trong nhưng đóng góp chính yếu, nếu không muốn nói là chính, đã là chính Kitô giáo. Do đó, hủy hoại sự khác biệt và hủy hoại cội nguồn có nghĩa là hủy hoại con người. »
Đứng trước những phản đối như thế, Helena Dalli, ủy viên của Ủy ban Châu Âu về bình đẳng, giải thích bà sẽ rút lại văn kiện này và « Chúng tôi đang xem xét những quan ngại này để trả lời trong một phiên bản cập nhật ».
Văn kiện của Liên hiệp Châu Âu , nhân danh sự tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác nhau, đã chủ trương không sử dụng những từ và danh xưng nào không bảo đảm « quyền của mỗi người được đối xử cách bình đẳng » như từ Noel, Maria, Gioan, Cô (Mlle), Bà (Mme)…
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix và Vatican News)
Tags: Âu Châu, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ