VATICAN, TIỀN THÂN CỦA THẾ VẬN HỘI OLYMPIQUE DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Written by xbvn on Tháng Tám 22nd, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Từ năm 1905 đến 1908, các cuộc thi đấu thể thao được tổ chức ở Vatican bao gồm những người khuyết tật, đánh dấu sự khởi đầu của thể thao dành cho người khuyết tật. Biến cố này được nhớ đến một vài ngày trước ngày khai mạc thế vận hội Paralympique ở Tokyo.

Bức ảnh được đăng trên Osservatore Romano, ngày 29/9/1908, về cuộc thi thể dục dụng cụ, trước sự hiện diện của Đức Piô X.

Biến cố đáng ngạc nhiên này, ngày nay có phần bị lãng quên, được kể lại trong nhật báo Osservatore Romano hôm thứ Bảy 21/8/2021 : các giải vô địch quốc tế được tổ chức ở Vatican từ 1905 đến 1908, trước sự hiện diện của Đức Giáo hoàng Piô X, đã bao gồm các vận động viên khuyết tật, nhiều thập niên trước khi ban tổ chức « Thế vận hội Olympique dành cho người khuyết tật », theo đường hướng của Thế vận hội Olympique, phổ biến và dân chủ hóa thực hành thể thao cho người khuyết tật.

Một số của nhật báo Osservatore Romano vào tháng Chín năm 1908, khi tường thuật cách chi tiết các kết quả cả các môn khác nhau, đã đặc biệt đề cập việc tham dự của một người bị cụt, các động viên khiếm thính, và thậm chí chính thanh niên khiếm thị  tham gia cuộc thi nhảy cao. Các cuộc thi đấu này, kết hợp các vận động viên khỏe mạnh và các thanh niên khuyết tật, bao gồm tổng cộng gần 2000 vận động viên, và nhận được sự giúp đỡ của Hiến binh Vatican và Vệ binh Thụy Sĩ trong khuôn khổ an ninh và nghi thức, cùng với phần đệm âm nhạc của các buổi lễ do các ban nhạc kèn đảm bảo. Thế vận hội nhỏ này đã mang lại bầu khí vui tươi cho Đức Giáo hoàng, lúc đó vẫn còn được coi là « tù nhân » ở Vatican, một lãnh thổ lúc đó nằm trong Nhà nước Ý mà mối quan hệ ngoại giao vẫn còn chưa được thiết lập.

Giống như Thế vận hội Paralympique hiện nay (hình thức hiện tại của nó, được ghép đôi với Thế vận hội Olympique, đã được tổ chức lần đầu tiên ở Rôma vào năm 1960), vấn đề của các cuộc thi đấu này trước tiên là tạo ra động lực hòa nhập đối với những người thường bị dồn vào đường thất nghiệp hay khốn khổ, với nhiều trường hợp bỏ rơi trẻ em khuyết tật bởi  cha mẹ của chúng. Sau đó, hai cuộc chiến tranh thế giới và số phận hàng loạt « thương binh nơi khuôn mặt » và các cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi các loại thương tật khác nhau của  chúng đã làm thay đổi sự e dè về người khuyết tật của công chúng. Thể thao đã là một trong các công cụ để xây dựng lại cơ thể và xã hội.

Hơn 100 năm sau những kỳ tích này, câu lạc bộ thể thao của Vatican (Athletica Vaticana) đã phát động ngay từ đầu một phần thi Paralympique, với sự ủng hộ của Đức Phanxicô. Ngoài khía cạnh thành thích thể thao, Vatican vẫn là nơi cổ võ việc hòa nhập và một không gian cộng đồng và nâng đỡ cho những người trẻ khuyết tật, vốn tìm thấy ở đó một cơ hội để làm cho các tài năng của mình được sinh hoa trái.

Được biết, cha Henri Didon (1840-1900), dòng Đaminh, là cha đẻ của phương châm thế vận hội « nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn ».

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31